GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả
Tác giả Ngô Quang Huy quê ở làng Bảo An, vùng Gò Nổi, tỉnh Quảng Nam, là Giáo sư-Tiến sĩ ngành Vật lý, suốt năm mươi năm qua làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong chuyên ngành Vật lý hạt nhân, và là cháu ngoại của Phan Khôi.
GS-TS Ngô Quang Huy vẫn tiếp tục làm công việc nghiên cứu bằng cái vốn chuyên môn sẵn có của người cả đời làm khoa học, nhưng lần này trên một địa hạt khác là nghiên cứu văn học. Theo tôi, tác phẩm là kết quả từ sự thôi thúc tự thân của tác giả với tư cách là độc giả trước các tác phẩm của một nhà báo lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam. Trách nhiệm và tình cảm của một người cháu ngoại cũng có, nhưng nó chỉ thôi thúc anh làm việc ngày đêm để hoàn thành tác phẩm kịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Khôi, chứ không bởi nội dung tác phẩm.
2. Mục lục
Chương 7: Phan Khôi bàn về Nho giáo
I. Đặt vấn đề
II. Thuyết chánh danh của Khổng Tử và luận lý học
III. Ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam
IV. Tác hại của thuyết tam cang và luật cấm cải giá
V. Tóm tắt cuộc tranh luận Nho giáo giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim
VI. Hoàn cảnh xuất hiện cuộc tranh luận về Nho giáo giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim
VII. Khổng Tử và vũ trụ quan
VIII. Các danh từ triết học
IX. Thuyết trung dung
X. Khổng Tử là hữu thần hay vô thần luận giả?
XI. Thuyết minh đức tân dân
XII. Nho giáo với các chính thể quân chủ và dân chủ
XIII. Nho giáo với khoa học
XIV. Khổng giáo với Tống nho
XV. Ý nguyện của Phan Khôi về khôi phục và phát triển Khổng giáo ở Việt Nam
XVI. Kết luận
Chương 8: Phan Khôi, nhà phản biện xã hội trung thực và dũng cảm
I. Phê phán chính quyền Bảo hộ và các quan chức người Pháp
II. Phê phán chính phủ Nam triều
III. Các viện dân biểu
IV. Nền kinh tế sa sút
V. Tư cách của quan chức An Nam
VI. Quan lại lộng hành ở nông thôn
VII. Về việc chọn ngôn ngữ chính trong trường học
VIII. Về tự do ngôn luận
IX. Phê bình lãnh đạo văn nghệ
X. Kết luận
Chương 9: Phan Khôi, một cây bút nghị luận sắc sảo
I. Văn minh Tây phương và văn minh Đông phương
II. Văn hóa và khoa học
III. Triết học và nhân sinh quan
IV. Bàn về việc học
V. Bàn về tư cách
VI. Các vấn đề về phụ nữ
VII. Vấn đề cải cách
VIII. Vấn đề lập hiến
IX. Các đặc điểm nổi bật trong văn nghị luận của Phan Khôi
Lời cuối sách
Các tài liệu tham khảo chính
3) Lời tựa
Tác phẩm Phan Khôi - Đọc và suy ngẫm của tác giả Ngô Quang Huy là một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu, tiếp thu và phát huy những giá trị văn hóa của quá khứ cho cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau, mà Phan Khôi - Chương Dân chỉ là một đại diện.
Con đường đó khởi đầu bằng một sự cố của lịch sử cách đây sáu mươi năm, 1958. Tên tuổi trí thức và văn nghệ sĩ ở miền Bắc sau thời kỳ 1956-1958 bị biến mất khỏi đời sống, phải chờ đến hơn ba mươi năm, sau cái mốc 1986 - dù không hề nhận được lời xin lỗi nào mà chỉ dựa vào một động thái gọi là phục hồi theo cách rất không chính thức - cũng đã lặng lẽ xuất hiện trở lại với hình hài nhợt nhạt. Trong thời kỳ lịch sử đó, Phan Khôi là người chịu tổn thất nặng nề về nhân cách, phẩm giá và danh dự, vì cao tuổi nên qua đời ngay sau đó, nhưng rồi ông cũng đã trở lại bằng một cách rất riêng từ chính những gì ông có lúc sinh thời. Vốn dòng dõi nhà quan, nhưng đến cuối đời Phan Khôi là kẻ trắng tay, nên cái ông có lúc sinh thời chỉ duy nhất là các tác phẩm ông đã sáng tạo ra trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Từ năm 1992 người ta phải trả ông về lại vị trí người mở đầu phong trào Thơ mới. Năm 1996 tái bản tác phẩm phê bình văn học đầu tiên của Việt Namlà Chương Dân thi thoại. Năm 1997 tái bản tác phẩm nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Việt ngữ nghiên cứu. Càng về sau các công việc mà người đời làm về Phan Khôi càng nhiều hơn, đó là các tác phẩm viết về ông và sự nghiệp của ông, như Nhớ cha tôi - Phan Khôi của Phan Thị Mỹ Khanh (2001, 2017), Phan Khôi - Tiếng Việt, Báo chí và Thơ mới của Vu Gia (2003), sưu tập Sông Hương - Tuần báo ra ngày thứ bảy của Phạm Hồng Toàn (2009), bộ phim tài liệu Con mắt còn có đuôi của đạo diễn Huỳnh Hùng (2012) được phát nhiều lần trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương, Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn của Phan An Sa (2013). Song hành với các công trình ấy là rất nhiều những bài báo của các tác giả trong nước, ngoài nước viết về Phan Khôi xuất hiện trên tất cả các loại hình báo chí, trên các trang web, các blog cá nhân. Các cuộc sinh hoạt học thuật về Phan Khôi được diễn ra, như cuộc Tọa đàm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông tại Hà Nội của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2007), cuộc Hội thảo Khoa học Phan Khôi - Những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa dân tộc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (2014). Một số con đường ở Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Tam Kỳ và Thị xã Điện Bàn quê hương Phan Khôi đã được mang tên ông. Và mới đây, ngày 24.3.2017 Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh bình chọn và tôn vinh Phan Khôi là DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI nhằm tưởng nhớ và tri ân một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu, góp phần gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc.
(Trích Lời tựa, Tác phẩm Phan Khôi đọc và suy ngẫm (tập 1), Ngô Quang Huy, Nhà xuất bản Tri thức 2017)
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...
Công ty phát hành | NXB Tri Thức |
---|---|
Ngày xuất bản | 06-2019 |
Kích thước | 16x24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 636 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 3811740102254 |
dk python louis braille người bà tài giỏi vùng saga havard nhà sách tiki thu giang nguyễn duy cần nam hoa kinh trang tử triết học osho triết học trung quốc nguyễn duy cần thần số học thuật tư tưởng vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương bí quyết học nhanh nhớ lâu osho đàn ông homecoming - hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn tâm lý học tích cực giáo dục moonwalk cùng einstein thuật yêu đương đi tìm điển tích thành ngữ luật tâm thức hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn nguồn gốc dịch bệnh được học - educated xưởng nghệ thuật - của danh họa leonardo da vinci từ trường học đến trường đời