Giới thiệu Sách - Sức mạnh của Đạo Phật Tặng Bookmark
Sức mạnh của Đạo Phật
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, Jean-Claude Carriere
Ngày xuất bản: 04-2019
Kích thước: 15.5 x 24 cm
Dịch Giả: Lê Việt Liên
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 266
Nhà xuất bản: Hà Nội
Chia sẻ của tác giả Jean_Claude Carriere khi viết về cuốn sách “Sức mạnh của đạo Phật”.
“Những cuộc đàm thoại được thuật lại trong cuốn sách này đã diễn ra tại McLeod Ganj, gần Dharamsala, ở phía bắc Ấn Độ, vào tháng Hai năm 1994, và nói chính xác hơn là tại tự viện Thekchen Choling, nơi Đức Đạt-lai Lạt-ma đang sống. Tôi tới đó vào ngày 10 tháng Hai và đã tham dự những ngày lễ hội mừng năm mới của Tây Tạng bắt đầu từ lúc năm giờ sáng ngày 11 tháng Hai. Tôi ở lại McLeod Ganj hai tuần.
Nhờ anh bạn Laurent Laffont mà tôi đã nảy sinh ý tưởng viết cuốn sách này cũng như tiến hành chuyến đi nói trên. Tôi đã gặp Đức Đạt-lai Lạt-ma hai lần, rất ngắn, trong những dịp Ngài qua Pháp mới đây. Đầu tiên, tôi liên hệ với những người phụ trách Văn phòng Tây Tạng tại Paris, và nhờ họ mà mọi việc đều diễn ra dễ dàng. Khi nhớ lại chuyến đi đó, tôi vẫn còn lưu lại kỷ niệm về những ngày vô cùng thoải mái, trừ việc phải chuẩn bị cho chuyến đi trong suốt vài tháng mà tôi cho là cần thiết. Đặc biệt, tôi cảm thấy không khí trong tự viện vừa nghiêm trang, vừa tươi vui, không hề vội vã, cũng không hề căng thẳng.
Trước chuyến đi, theo yêu cầu của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tôi đã viết vài lá thư để trình bày với Ngài những chủ đề tôi muốn đề cập. Tất cả những chủ đề này đều liên quan tới vai trò của đạo Phật trong thế giới ngày nay như mọi người vẫn nghĩ và sự hấp dẫn ngày càng mạnh mẽ của đạo này. Chúng tôi muốn nói tới đạo Phật trong mối quan hệ của nó với cuộc sống thường nhật của chúng ta, với chính trị, với những tôn giáo khác và những truyền thống khác, đặc biệt đồng thời nhấn mạnh tới ba vấn đề: bạo lực, môi trường và giáo dục. Tôi nhanh chóng nhận thấy, và vả lại giáo lý cũng nói lên điều đó, rằng không một cái gì có thể tách rời khỏi những cái còn lại, và rằng mỗi một lời nói của chúng ta đều nằm trong một mạng lưới quan hệ mở rộng ra tới vô hạn. Không thể tách riêng chủ thể này hay chủ thể khác ra khỏi tổng thể triết lý của đạo Phật. Thực ra, tôi cần phải nói về tất cả, trong khi tránh đi vào những chi tiết phức tạp của giáo lý, của huyền thoại và của lễ nghi.
Vì không có nhiều thời gian (vả lại một kiếp người liệu có đủ chăng?), biết rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma là một trong những nhân vật được nhiều người muốn tiếp kiến nhất nên ngay từ buổi đầu, tôi đã đề nghị sẽ không hỏi Ngài về những nội dung giáo lý hay thực hành đã được Ngài đề cập trong một vài tác phẩm, và nếu cần, sẽ sử dụng một số trích đoạn các
nội dung đó để đưa vào cuốn sách này.
Ngài chấp thuận ngay và điều đó làm chúng tôi lợi rất nhiều về mặt thời gian.
Chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa tại Paris để làm sáng tỏ một vài chi tiết.
Vấn đề cơ bản đặt ra ngay từ đầu là xác định mức độ tri thức của cuốn sách. Chúng tôi viết cho ai đây? Vì cả Đức Đạt-lai
Giá FLOKITA