Sách Thái Hà - Ngữ Pháp Pali - Thích Nhuận Đức

Tác giả: Nhiều Tác Giả | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Nhiều Tác Giả
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Tôn giáo & Triết học || Sách Thái Hà - Ngữ Pháp Pali - Thích Nhuận Đức
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Thái Hà - Ngữ Pháp Pali - Thích Nhuận Đức

Thông tin chi tiết:
Tên sách: Ngữ Pháp Pali - Thích Nhuận Đức
Tác giả Charles Duroselle & Thích Nhuận Đức
Nhà xuất bản NXB Thế giới
Năm XB 2021
Giá bìa 180.000đ
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang 468 trang
Khổ giấy 15,5 x 24 cm
Barcode - ISBN 8935280910188 - 9786047798827

NGỮ PHÁP PALI
Charles Duroselle

Văn học Phật giáo truyền thống sử dụng được bốn loại ngôn ngữ cổ như Pāli, Sanskrit, Trung, Tây Tạng. Ngoài bốn loại ngôn ngữ trên, ngôn ngữ Magadhῑ được biết như là một loại ngôn ngữ của Phật dạy (Dhammanirutti) trong truyền thống Phật giáo Theravada, nó được ngài Buddhaghosa ca ngợi như là ngôn ngữ gốc (mūlabhāsa), những lời dạy của chính Đức Thế Tôn (sakānirutti).
Theo các nhà ngữ pháp Pāli cho rằng, kiến thức về ngôn ngữ Pāli vô cùng cần thiết đối với việc hiểu những lời dạy của Đức Phật, nó chứa đựng con đường giải thoát mà được dạy bởi bậc Điều Ngự Trượng Phu (Jina) (Tham khảo Kinh giáng phúc trong Kaccāyanavyākaraṇa). Truyền thống Theravada nhấn mạnh đến triết lý Phật giáo để hiểu được nghĩa chính xác, tường tận của lời Phật dạy. Do đó, để hiểu sâu về triết lý đó thì cần phải nắm đến bốn loại paṭisaṃbhidās, đó là dhamma, attha, nirutti and patibhāna.
Ngữ pháp là phương tiện hữu hiệu nhất để hiểu về bất kỳ ngôn ngữ nào và Pāli không ngoại trừ nguyên tắc ấy. Trong truyền thống Phật giáo Theravada, chúng ta cần biết ít nhất năm loại ngữ pháp Pāli. Chúng bao gồm Bodhisattavyākaraṇa, Sabbaguṇākaravyākaraṇa, Kaccāyanavyākaraṇa, Saddanīti and Moggallānavyākaraṇa. Trong đó, hai loại đầu không còn sử dụng được nữa và chúng được tìm thấy trong các công trình trích dẫn, nghiên cứu ngữ pháp sau này. Từ khi văn phạm Pāli truyền thống được viết dưới dạng ngôn ngữ Pāli, chúng không dễ dàng sử dụng đối với sinh viên mới học Pāli.
Khi việc nghiên cứu được bắt đầu ở phương Tây, họ cảm thấy cần thiết phải có một cuốn văn phạm Pāli được viết bằng ngôn ngữ châu Âu. Để thỏa mãn nhu cầu Pāli của họ thì sự sắp xếp, mô tả văn phạm Pāli trở nên thiết yếu cho những người học Pāli với những cấp độ kiến thức khác nhau. Để đi đến quyết định thực tế này, nhiều cuốn sách ngữ pháp Pāli được viết trong hai thế kỷ qua. Hầu hết những cuốn sách ấy được viết bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn khó khăn để tìm thấy những sách hướng dẫn có nội dung hay cho người học trong các ngôn ngữ Á châu và Ấn Độ. Đây là một rào cản lớn trong sự phát triển về ngôn văn và văn phạm của các học giả Pāli tại khu vực Ấn Độ và phần còn lại của châu Á bởi vì tiếng Anh không phải là phương tiện truyền thông giao tiếp ở nhiều nơi trong khu vực này. Tuy sự phiên dịch có thể mang chúng ta đi đến gần với bản gốc nhưng dù sao đi nữa chúng không thể thay thế hoàn toàn được nó sau này. Vì vậy, để nghiên cứu được văn học Phật giáo bằng tiếng Pāli thì việc nghiên cứu ngữ pháp trở nên vô cùng thiết yếu.
Cuốn sách gồm 15 chương dành cho người học Pāli từ cơ bản đến nâng cao:
Chương 1: Các mẫu tự Pāli gồm có 8 nguyên âm và 33 phụ âm, đồng thời hướng dẫn cách phát âm.
Chương 2: Luật hòa âm (Sandhi).
Chương 3: Sự đồng hóa trong tiếng Pāli, giúp người học hiểu rõ về sự thay đổi của các từ Pāli.
Chương 4: Quá trình tăng cường âm, biến đổi âm.
Chương 5: Người học có thể nắm bắt các biến cách phức tạp của các danh từ Pāli (nam tánh, nữ tánh, trung tánh) theo những công thức quy luật của tiếng Pāli, có thể nói đây là chương quan trọng của người học tiếng Pāli. Nắm rõ được sự biến cách này, người học xem như nắm được 50% về sự học ngôn ngữ Pāli.
Chương 6: Sự hình thành danh từ nữ tánh dựa trên các danh từ và tính từ.
Chương 7: Tính từ Pāli trình bày theo hệ thống nam tánh, nữ tánh, trung tánh bằng hình thức bảng so sánh, giúp người học nắm rõ được sự khác biệt của các tính từ thay đổi theo tánh.
Chương 8: Số đếm và số thứ tự cũng theo 3 tánh (nam tánh, nữ tánh và trung tánh) với các bảng so sánh rất cần cho người học Pāli.
Chương 9: Đại từ, đại tính từ, nguồn gốc của đại từ, cũng so sánh với 3 tánh (nam tánh, nữ tánh, trung tánh), giúp người học có được một phương pháp hệ thống, khoa học, dễ tiếp cận môn học.
Chương 10: Động từ với 6 thì chi tiết giúp người học có thể so sánh với cách chia động từ trong ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp… Đây cũng là một chương quan trọng cho người học tiếng Pāli.
Chương 11: Các bất biến cách, chương này tương đối đơn giản đối với người học tiếng Pāli, chỉ cần học thuộc lòng là được.
Chương 12: Các từ ghép Pāli, giúp người học hiểu rõ về sự mất đi của các nguyên âm và phụ âm khi ghép chung 2 từ Pāli với nhau.
Chương 13: Sự chuyển hóa ngữ cũng là sự hình thành của danh từ và tính từ.
Chương 14: Cú pháp Pāli, liên quan đến trật tự câu, mạo từ, sự hòa hợp, cú pháp của danh từ, cú pháp của tính từ, cú pháp của đại từ, sự lặp lại cú pháp của động từ.

Giá WIF
Liên kết: Tinh chất dưỡng trắng White Seed Brightening Serum The Face Shop (50ml)