Giới thiệu Sách Lí Luận Văn Học ( combo gồm Tập 1 + Tập 2 + Tập 3)
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Nội dung tập 1, gồm có:
Chương 1: Văn học, hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ
Chương 2: Văn học với hiện thực đời sống
Chương 3: Ý thức xã hội trong văn học
Chương 4: Văn học, gương mặt của văn hoá dân tộc
Chương 5: Văn học, nghệ thuật ngôn từ
Chương 6: Chức năng văn học
Chương 7: Nhà văn, chủ thể sáng tác văn học
Chương 8: Tư duy nghệ thuật của nhà văn
Chương 9: Quá trình sáng tác
Chương 10: Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học
Chương 11: Quá trình tiếp nhận
Chương 12: Phê bình văn học, một loại tiếp nhận đặc biệt
=============
Nội dung tập 2, gồm có:
Chương 1: Phương thức tồn tại của Văn học- văn bản và tác phẩm
Chương 2: Ngôn từ trong văn bản văn học
Chương 3: Thế giới nghệ thuật, sự kiện, cốt truyện và trần thuật
Chương 4: Nhân vật văn học
Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học
Chương 6: Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn bản
Chương 7: Thể loại tác phẩm văn học
Chương 8: Thơ ca
Chương 9: Truyện và tiểu thuyết
Chương 10: Văn học kịch
Chương 11: Kí văn học
Chương 12: Tác phẩm chính luận
Chương 13: Một số thể loại văn học trung đại
===========
Nội dung tập 3 gồm có:
Chương 1:Tiến trình văn học
Ở chương này, tác giả đã khẳn định sự tồn tại cua tiến trình văn học không đơn giản chỉ thuộc phạm trù của văn học sử, mà còn là một nội dung quan trọng nằm trong lí luận văn học với các quy luật chung của tiến trình lịch sử cũng như quy luật riêng nội tại của nó như: quy luật tác động qua lại giữa các hiện tượng văn học , quy luật lặp lại của những hiện tượng văn học không cùng nguồn cội phát sinh…
Chương 2:Thời đại, trào lưu, phương pháp sáng tác, phong cách văn học
Bên cạnh việc phân tích cụ thể các khái niệm thời đại, trào lưu, phương pháp, phong cách văn học, ở chương này, cuốn sách cũng cho người đọc thấy được những nét cơ bản về thời kì văn học cổ trung đại và có thể phân biệt được sự khác nhau giữa trào lưu văn học với kiểu sáng tác, giữa phong cách và phương pháp riêng
Chương 3:Phương pháp sáng tác trong văn học cận đại phương Tây
Với chương này, người đọc sẽ biết cụ thể hơn về phương pháp sáng tác trong văn học phương Tây cận đại: chủ nghĩa hiện thực thời phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa tự nhiên . Ở mỗi phương pháp sáng tác, tác giả đều đưa ra những cơ sở xã hội và ý thức cụ thể với một hình tượng nhân vật trung tâm, và những nguyên tắc khắc họa tính cách cũng như thi pháp phù hợp với thời kỳ lịch sử mà phương pháp đó tồn tại
Chương 4:Một số vấn đề về phương pháp sáng tác trong văn học cổ phương Đông
Cũng như chương ba, ở chương này, cuốn sách đã đưa ra những kiến thức cụ thể về cơ sở lí luận, hình tượng nhân vật trung tâm cũng như việc khắc họa tính cách nhân vật và các thi pháp văn học của các khuynh hướng: khuynh hướng cổ điển, lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực
Chương 5:chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XX
Ở phần này, cuốn sách chỉ rõ chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XX không tất yếu phải phát triển thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, mà còn phải nhắc đến chủ nghĩa hiện thực mới ở Ý, chủ nghĩa hiện thực kì ảo, chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa hiệ thực tâm lý ở Mĩ La Tinh, và tất nhiên không thể thiếu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những ưu điểm và cả những hạn chế cần được thẳng thắn nêu lên
Chương 6:Chủ nghĩa hiện đại
Với chương này, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về những phương pháp sáng tác hiện đại như: chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa vị lai…đồng thời có những đánh giá bước đầu về chủ nghĩa hiện đại
Với những thay đổi mang tính khoa học so với cuốn giáo trình cũ, cuốn sách“tiến trình văn học”chính là một phương tiện hữu ích cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về lí luận văn học
----------------------------------------
THÔNG TIN CHI TIẾT
Tác giả Nhiều tác giả
Công ty phát hành NXB Đại Học Sư Phạm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 1180
Năm xuất bản 2020
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm
Giá TYBENG