Giới thiệu Sách Giáo Trình Kiểm Tra Đánh Giá Trong Giáo Dục
Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành các năng lực ở người học, hoạt động dạy định hướng vào tích cực hoá người học (học thế nào?).
Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Năng lực không chỉ là tri thức, kĩ năng, thái độ mà là sự kết hợp của cả ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện), muốn hành động và sẵn sàng hành động (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hộ).
Năng lực của học sinh gồm các năng lực nhận thức (ngôn ngữ, tính toán, suy luận logic, tri giác không năng lực nghĩ về cách suy nghĩ - siêu nhận thức) và các năng lực phi nhận thức (năng lực vượt khó, thích ứng, thay đổi/tạo niềm tin tích cực, ứng phó stress, lãnh đạo/phát triển bản thân).
Để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam theo hướng tiếp cận năng lực, mà kiểm tra đánh giá được xem là khâu đột phá, thông qua chương trình READ‘, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao triển khai biên soạn học phần Đánh giá trong giáo dục dành cho đối tượng sinh viên các trường, khoa Sư phạm.
Mục tiêu chung của học phần Đánh giá trong giáo dục này nhằm phát triển cho sinh viên ngành sư phạm các năng lực cần thiết nhất để thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ đánh giá chính yếu trong phạm vi lớp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế, tạo cơ hội cho sinh viên sư phạm phát triển năng lực đánh giá giáo dục.
Mục tiêu cụ thể là sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ đạt mức vận dụng cơ bản các năng lực sau về đánh giá hoạt động học tập trên lóp: mỗi năng lực là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đánh giá học sinh, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách kết hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ.
(1) Thực hiện đánh giá trên lớp để phát triển học tập: Kết hợp đánh giá với quá trình giảng dạy - học. Sinh viên sẽ có thể tích hợp mối quan hệ biện chứng giữa giảng dạy và đánh giá trong thiết kế các thành phần của kế hoạch đánh giá trên lớp, sử dụng các phương pháp đánh giá học sinh trên lớp theo định hướng phát huy năng lực tự học của người học, giúp người học cảm thấy mình có khả năng học và muốn học.
(2) Thiết kế một số công cụ đánh giá cơ bản để phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực này bao gồm việc phân biệt tầm quan trọng của các loại công cụ đánh giá khác nhau cho mục đích đánh giá trên lớp, sử dụng các loại công cụ, kĩ thuật đánh giá trên lớp học để phát triển học tập.
(3) Xử lí kết quả đánh giá: Sinh viên sẽ có thể áp dụng các mô hình đo lường thống kê khác nhau trong các lí thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại trong điều kiện Việt Nam để phân tích các loại kết quả học tập của học sinh, cụ thể như phân tích các chỉ số thống kê của kết quả đánh giá dạng định lượng.
(4) Phản hồi thông tin về kết quả đánh giá cho học sinh: Năng lực cốt lõi này của quy trình đánh giá bao gồm việc cung cấp phản hồi, nhận xét cho học sinh và các đối tượng khác
----------------------------------------------------------
Tác giả Nhiều tác giả
Số trang 280
Năm xuất bản 2021
Giá D.O.G.E.