Giới thiệu Sách - Bí quyết chinh phục điểm cao Hóa học 9
Công ty phát hành CCBook
Nhà xuất bản NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm phát hành 2019
Tác giả Nhiều tác giả
GIỚI THIỆU SÁCH
Phần 1: Nội dung bài học
Bám sát theo phân phối chương trình học trên lớp, phần 1 được chia làm 5 chương:
Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ
Chương 2. Kim loại
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Chương 5. Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Mỗi chương chia thành các bài học và trong mỗi bài được chia nhỏ thành các dạng bài tập khác nhau. Trong mỗi bài học chia thành 2 phần, lý thuyết trọng tâm và Các dạng bài tập. Cấu trúc chung của mỗi bài học chi tiết như sau:
– Mục tiêu bài học: Khái quát những yêu cầu kiến thức, kỹ năng các em cần đạt được sau khi học xong bài học.
– I. Lý thuyết trọng tâm: Được trình bày thành 2 cột: Cột bên trái trình bày những lý thuyết trọng tâm cần nhớ của dạng. Cột bên phải là ví dụ, hình ảnh minh họa; giải thích rõ hơn phần kiến thức ở cột bên trái; những kiến thức mở rộng, những kiến thức cũ liên quan cũng được thầy cô ghi chú chi tiết hoặc những câu hỏi gợi mở hứng thú cho học sinh… được trình bày tương ứng với phần lý thuyết bên trái.
Đặc biệt, trong mỗi bài học sẽ có sơ đồ hệ thống hóa xâu chuỗi nội dung kiến thức có liên quan để học sinh thấy rõ sự tiến triển, logic. Đây cũng chính là cơ sở để phân bài tập thành những kiểu câu hỏi khác nhau.
– II. Các dạng bài tập: Chia thành nhiều dạng toán khác nhau, trong mỗi dạng lại được chia nhỏ thành các bài toán. Trong mỗi bài toán đều có phương pháp giải, ví dụ mẫu và bài tập tự luyện:
* Phương pháp giải: Diễn giải trình tự các bước làm của dạng toán, được trình bày theo 2 cột: cột bên trái là các bước giải và cột bên phải trình bày các ví dụ minh họa tương ứng.
* Ví dụ mẫu: Trình bày những bài tập phổ biến nhất của bài toán. Phần này được trình bày thành 2 cột: Cột bên trái là đề bài và hướng dẫn giải chi tiết. Cột bên phải (nếu có) trình bày lời giải thích, bổ sung; các lỗi sai thường gặp; các mẹo giải nhanh, mẹo ghi nhớ công thức; nhắc lại công thức cũ hoặc mở rộng các trường hợp phát triển khác của bài tập…
Các ví dụ mẫu được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, mức độ khó được nâng từ từ để đảm bảo học sinh trung bình có thể theo kịp bài. Các bài tập được giới hạn ở mức độ vận dụng và được đánh dấu * với những bài khó. Đặc biệt, để giúp học sinh làm quen với cả 2 dạng trắc nghiệm và tự luận; một số ví dụ mẫu sẽ có cả 2 dạng câu hỏi này.
* Bài tập tự luyện: Các bài tập tự luyện chia thành 2 loại bài tập cơ bản (mức độ: nhận biết, thông hiểu) và bài tập nâng cao (bài tập ở mức độ vận dụng), sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó để học sinh có thể vận dụng và làm bài tập sau khi học xong những bài toán của dạng.
Phần 2: Đề kiểm tra
Trình bày hệ thống đề kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kì 1 với sộ lượng và hình thức theo phân phối chương trình trên lớp:
– Đề kiểm tra 15 phút: Số lượng 2 đề, 100% trắc nghiệm.
– Đề kiểm tra 45 phút và đề kiểm tra học kì 1: 1 đề với hình thức 100% trắc nghiệm và 1 đề có cả trắc nghiệm và tự luận.
Căn cứ vào phân phối chương trình học môn Hóa học lớp 9, “lời nhắc bài kiểm tra được cài cắm vào cuối bài học” (trước khi có tiết kiểm tra) để học sinh thử sức và ôn luyện; chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào bài kiểm tra chính thức trên lớp. Ví dụ: “Tham khảo đề kiểm tra 15 phút số 2 trang 272”.
Phần 3: Đáp án
Trình bày đáp án của hệ thống bài tập tự luyện và đề kiểm tra tương ứng giúp các em thuận lợi tring quá trình ôn luyện.
Giá AURABAL