Giới thiệu Bình Luận Khoa Học Bản ÁnVà Án Lệ - Tập 1
Án lệ là một trong những nguồn của pháp luật, được áp dụng rộng rãi trên thế giới bên cạnh luật thành văn, các quy ước và các điều ước quốc tế. Từ xa xưa, án lệ chủ yếu xuất hiện trong hệ thống pháp luật của các nước theo truyền thống thông luật (Common Law), ít được chú trọng tại các nước theo truyền thống luật thành văn (Civil Law) mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trước đây, quan điểm lập pháp nước ta không coi án lệ là nguồn chính thống, không chấp nhận trên nguyên tắc việc sử dụng án lệ trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân cũng như hoạt động áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, cùng với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới là phải có một hệ thống pháp luật và hệ thống tư pháp ngày càng hoàn thiện. Trước yêu cầu đó, ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nêu rõ một trong những mục tiêu cơ bản của cải cách tư pháp là: “Tòa án nhân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ”. Thể chế hóa quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 đối với hệ thống Tòa án nhân dân là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.” Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã khẳng định: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao “chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ”. Trên cơ sở đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 và sau đó là Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP 18-6-2019 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Đến Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều quyết định công bố các án lệ, góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm áp dụng thế nhất pháp luật, bảo đảm công bằng, công lý, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện pháp lý trong các bản án, quyết định được lựa chọn là nguồn của án lệ và nội dung các án lệ từ số 01 đến số 18, góp phần vận dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử về những vấn đề còn có những cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau, đồng thời tác giả cũng giới thiệu các án lệ từ số 19 đến số 37 và một số án lệ nước ngoài theo hình thức song ngữ Việt - Anh để người đọc có thêm nguồn tài liệu nghiên cứu, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn Bình luận khoa học bản án và án lệ - Tập 1 của Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) Tưởng Duy Lượng - nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có bề dày trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, với vốn kiến thức chuyên sâu về lý luận trong lĩnh vực áp dụng pháp luật nói chung và có nhiều năm xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án dân sự - kinh tế. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của đông đảo bạn đọc, trước hết là các cán bộ trong các cơ quan tư pháp, các luật sư, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên luậ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo, ứng dụng các án lệ đã được công bố; đồng thời, giúp người dân có thêm vốn kiến thức pháp luật về các tình huống tranh chấp được chọn là án lệ, có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá FLC