“Gần như cả cuộc đời tôi cần mẫn thực thi 3 chữ “Cho và Nhận”. Cho đạo đức, nhận yêu thương. Cho vật chất, nhận tinh thần. Cho thông tin, nhận niềm tin. Cho tầm nhìn, nhận trí tuệ. Cho tình thương, nh...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Cho Và Nhận – Bài Học Cuộc Đời

“Gần như cả cuộc đời tôi cần mẫn thực thi 3 chữ “Cho và Nhận”. Cho đạo đức, nhận yêu thương. Cho vật chất, nhận tinh thần. Cho thông tin, nhận niềm tin. Cho tầm nhìn, nhận trí tuệ. Cho tình thương, nhận tình người. Cho tâm linh, nhận an bình. Cho từ thiện, nhận yên lành. Cho lời khuyên, nhận tín nhiệm. Cho sách hay, nhận kiến thức. Cho niềm vui, nhận nụ cười. Cho việc làm, nhận hạnh phúc… Cho để nhận luôn làm nhân quả cho nhau, cả vật chất, niềm tin và văn hóa. Suy đến cùng, tất cả những gì vợ con và mọi người cho mình hôm nay, đều là những thứ mình phải cho vợ con và mọi người từ trước. Bởi tất cả những gì cho đi đều còn mãi với lòng người và thời gian. Cuốn sách “Cho và nhận - bài học cuộc đời” phản ánh một phần công việc thầm lặng và nhân văn đó”.

Ở Lời nói đầu, Tiến sĩ Lê Doãn Hợp tâm sự cùng bạn đọc về lý do ra đời của cuốn sách Cho và nhận – bài học cuộc đời.

Cuốn sách gồm 8 phần, mỗi phần kết nối với một bài học CHO và NHẬN khác nhau:

  • Phần 1 Bài học từ nhà trường
  • Phần 2 Bài học từ sách
  • Phần 3 Bài học từ trong quân ngũ
  • Phần 4 Bài học từ thế thệ đi trước
  • Phần 5 Bài học từ các doanh nhân
  • Phần 6 Bài học từ các nước trên thế giới
  • Phần 7 Bài học từ thực tiễn
  • Phần 8 Bài học từ gia đình

Những câu chuyện về tình thầy trò, tình đồng đội, tình đồng nghiệp, tình hữu nghị… được tác giả kể lại một cách giản dị mà lắng đọng, để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc.

Ông tâm sự: “Tôi hay tổng kết thành ít chữ để dễ nhớ, dễ làm, nên nhiều người gọi tôi là Bộ trưởng hay cho chữ, ông Tổng kết… Có người thích, cũng có người chê. Với tôi nếu thấy có ích thì làm, đúng thì làm bằng được, không lùi bước”.
Là người trưởng thành từ trong quân ngũ, rồi làm lãnh đạo cấp tỉnh, lãnh đạo cấp bộ, câu chuyện CHO và NHẬN của tác giả không chỉ là bài học của riêng ông, mà có lẽ, sẽ là bài học cho những ai đọc cuốn sách này.

Bài học từ nhà trường:

“Thầy cảm ơn trò - bài học về tư duy phản biện

Đầu năm 1994, tôi bảo vệ Luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Khoa Quản lý kinh tế của Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Sau khi bảo vệ thành công, tôi lần lượt đi cảm ơn 16 thầy cô trong Hội đồng chấm Luận án, hai thầy hướng dẫn, hai thầy phản biện). Trong đó tôi ấn tượng nhất là thầy Ngô Đình Giao, Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Viện trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân – thầy giáo phản biện của tôi. Khi tôi vừa bước vào phòng khách, thầy chủ động nói:

Anh Hợp ạ, tôi đã giúp anh được một ít lý thuyết để hôm nay anh đến cảm ơn tôi. Nhưng tôi muốn nói với anh rằng, tôi cũng phải cảm ơn anh. Nhờ được làm việc với anh, tôi có thêm nhiều thực tiễn giúp cho kiến thức quản lý và các bài giảng của tôi phong phú hơn, vì thế tôi phải cảm ơn anh.

Nói xong thầy mở tủ lấy ra một chiếc áo sơ mi đang nằm trong hộp mi – ka, lại có cả một chiếc cà vạt màu đỏ trao tặng cho tôi. Tôi bất ngờ đón nhận quà của thầy trong niềm xúc động, vì cả cuộc đời tôi học chưa bao giờ có thầy cô nào cảm ơn mình. Đây chính là tư duy phản biện, một kỷ niệm sâu sắc khó quên”.

Bài học từ sách:

“Tôi là người tuổi Dần, khi trẻ tôi rất nóng tính.Nhưng khi lớn lên, tôi đọc sách nhiều, nhờ sách và những tri thức của loài người gửi gắm trong đó mà tôi đã cải tạo được tính cách của mình.

Tôi để khung giờ đọc sách của mình là 9 giờ sau khi đi bộ về, đọc ít nhất từ 30 phút đến một tiếng. Đọc xong đi ngủ.
Trước hết tôi nhận thức rằng: Sách là sử, sử phải được chứng minh bằng sách. Sách là ghi chép lại những việc đã và đang xảy ra dù bình dị hôm nay cũng sẽ là vô giá với ngày mai. Sách là cả 3 người cùng sáng tạo là người viết, người in và người đọc. Người ta có thể đọc báo để có thông tin làm giàu tốt hơn. Đọc tạp chí để có kiến thức làm nghề tốt hơn.Nhưng chỉ có đọc sách mới có vốn sống để làm người tốt hơn”.

Bài học từ trong quân ngũ:

Tình người trong chiến tranh chống Mỹ đã trở thành di sản phi vật thể của dân tộc Việt Nam được cả thế giới ngưỡng mộ.
Những hình ảnh ở đất Bình Dương bị bom đạn Mỹ san bằng, khi người dân đào dưới hầm bí mật lên còn một ít lúa cất giấu được cũng mang lên nộp cho xã để nuôi cán bộ và du kích. Các gia đình được xã bình xét trợ cấp sau trận càn ác liệt của Mỹ Ngụy cũng xin không nhận để nhường cho những gia đình khác khó khăn hơn.

Với Sư đoàn 5 của chúng tôi, biết bao hình ảnh cao đẹp của người lính trên trận tuyến chống quân thù. Tôi nhớ ngày 20/1/1971, tại cao điểm 46, đường 7, mặt trận biên giới Việt Nam – Campuchia, trong một trận giao tranh ác liệt, xạ thủ B41 Lê Đình Thấu đã bắn cháy ba xe tăng của địch, mở đường cho bộ đội tiến công. Sau trận đánh, tôi đến tiếp cận để viết về chiến công của dũng sĩ thì đồng đội Lê Đình Thấu nói mấy câu mà nửa thế kỉ rồi tôi vẫn còn nhớ mãi: “Anh viết gì tùy anh, nhưng đừng để em mất đồng đội. Ai chia lửa cho em, ai tiếp đạn cho em, ai nấu cơm cho em ăn, ai đưa nước cho em uống…, tất cả là công lao của đồng đội. Em chỉ làm được một việc là đưa viên đạn đến đúng mục tiêu cần diệt”. Tình người, tình đồng đội trong chiến tranh thật là sáng giá. Giá như bây giờ chúng ta có tình người cao đẹp như trong chiến tranh thì chúng ta đã làm được nhiều điều tốt đẹp và sáng giá hơn cho dân tộc Việt Nam.

Bài học từ thế hệ đi trước:

Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của Chủ tịch Phạm Xuân Tùy

Năm 1994, đồng chí Phạm Xuân Tùy là Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Trong một phiên họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, đồng chí Tùy đi một vòng đưa cho mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ một tờ giấy, đó là đơn xin nghỉ hưu trước tuổi (đồng chí Phạm Xuân Tùy xin nghỉ hưu khi bước sang tuổi 57). Nội dung đơn ngắn gọn với ba ý chính rất bộc trực và thẳng thắn:

Một là cấp trên không thích tôi nên nếu tôi tiếp tục làm chủ tịch sẽ bất lợi cho tỉnh.

Hai là tôi đã đào tạo được hai đồng chí là Hồ Xuân Hùng và Lê Doãn Hợp, ai thay tôi cũng sẽ làm tốt hơn tôi.

Bà là tôi làm việc lâu mệt mỏi lắm rồi, xin Ban Thường vụ đi điều trị, điều dưỡng rồi làm sổ nghỉ hưu.

Sau khi đọc xong đơn của đồng chí Phạm Xuân Tùy, đồng chí Nguyễn Bá – Bí thư Tỉnh ủy tỏ ra không bằng lòng: “Đây là việc lớn, anh Tùy chưa hội ý trong Trường trực đã đưa đơn ra Ban Thường vụ là không nên”. Đồng chí Phạm Xuân Tùy trả lời: “Tôi làm một việc có lợi cho Đảng thì cần gì phải hội ý chỉ đạo và lãnh đạo”. Đến Đại hội, đồng chí Tùy xin nghỉ, được cả Đại hội trân trọng và đánh giá rất cao.

Đó là một dấu ấn khó quên về công tác cán bộ: Lên bị động, xuống chủ động khi tín nhiệm của mình còn cao là tốt nhất.

Bài học từ các doanh nhân

“Dấu ấn về một nhà tư sản Sài Gòn

Ngày 30/4/1975, Sư đoàn Năm Tiến vào giải phóng Long An và quân quản Sài Gòn. Một tháng sau, chúng tôi đã hành quân về đứng chân ở căn cứ bến Kéo (Tây Ninh) khi biên giới Việt Nam và Campuchia đang biến động. Để chuẩn bị cho đại hội thi đua sư đoàn vào cuối năm 1975, tôi được Ban Tuyên huấn Sư đoàn phân công trở lại Sài Gòn in tập sách “Dũng sĩ đường Bốn” nói về những chiến công của Sư đoàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nhiệm vụ cắt đứt đường Bốn, cô lập miền Tây, tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tôi được Ban Quản lý in ấn thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn và giới thiệu đến in sách tại Nhà in Khắc Hạnh số 318 đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây, tôi được tiếp cận và làm việc với nhà tư sản trẻ Lê Hoàng. Khác với tất cả những gì tôi đã hình dung về một nhà tư sản qua sách báo và thông tin truyền miệng là bóc lột, quan cách, ăn chơi…, Lê Hoàng trước mặt tôi là một con người hiểu biết, lịch lãm, nhân từ và phóng khoáng. Là một cán bộ tuyên huấn, tôi say sưa định hướng cho anh về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong tương lai của Việt Nam.

Anh nghe rất chăm chú, tiếp thu chứ không bình luận. Tôi cứ nghĩ là anh đã ngấm dần những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Sau hơn hai tuần in sách, khi sắp chia tay để trở về đơn vị, anh mời tôi lên Lái Thiêu (Bình Dương – Thủ Dầu Một) xem một trang trại cây ăn quả khoảng 10ha của anh. Tại đây, có bảy công nhân vun trồng chăm sóc.

Ngồi ở tầng hai, tòa nhà ba tầng, nằm giữa một rừng cây ăn quả, anh tâm sự với tôi nhiều điều thú vị, mà đã có lần tôi đem ra nói tại kì họp thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Lê Hoàng trầm tư nói: Bức tranh về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà anh Hai (Lê Hoàng gọi tôi là anh Hai vì biết tôi là con đầu của gia đình) đã nói với tôi là một bức tranh rất đẹp, nhưng trở thành hiện thực thì không dễ. Vì hơn nửa năm sau ngày giải phóng, nền kinh tế Sài Gòn cứ sa sút mãi, chưa có điểm dừng. Đặc biệt những người giỏi, người giàu đang ngấm ngầm rủ nhau vượt biên. Một dân tộc mà người giàu không yên ổn làm ăn, tìm cách trốn chạy ra nước ngoài thì đất nước khó thịnh, dễ suy. Chế độ của anh Hai có thể trẻ em đỡ hư hơn, người già được quan tâm hơn, nhưng làm giàu khó hơn. Vì thế, nguồn lực để đóng góp cho nhà nước và giúp người nghèo sẽ hạn hẹp hơn.

Một hôm, tôi đang ăn sáng với Lê Hoàng, thấy anh gọi một công nhân trong số hơn 70 công nhân trong nhà máy mà anh quản lý đến gặp và căn dặn: hôm nay là ngày giỗ cụ thân sinh của chú, tôi cho chú nghỉ một ngày để lo hương khói cho cụ, tôi có chuẩn bị một ít trái cây và chai rượu, nhờ chú đặt lên bàn thờ kính viếng cụ. Người công nhân cảm động nhận quà và cúi gập người xuống cảm ơn cả anh và tôi. Tôi cảm động trước tình cảm của một ông chủ đối với người làm công cho mình”.

Bài học từ các nước trên thế giới

“Tôi đặt ra vấn đề với ngài Bộ trưởng Nhật Bản: “Tôi rất ngưỡng mộ nền văn hóa Nhật Bản. Nếu khái quát, Ngài có thể cho tôi mấy từ để tôi dễ nhớ dễ làm?”. Ngài Bộ trưởng Nhật Bản hỏi lại tôi: “Thế ngài ngưỡng mộ nền văn hóa Nhật Bản là ngưỡng mộ những nội dung gì?”. Tôi rành rọt trả lời: “Tôi quý trọng năm giá trị cốt lõi của Nhật Bản: một là người Nhật Bản rất yêu quý trẻ thơ; hai là người Nhật Bản rất yêu thương phụ nữ; ba là người Nhật Bản rất kính trọng người già; bốn là người Nhật Bản rất quý trọng người giỏi; năm là người Nhật Bản rất nghiêm túc với người xấu”.

Nghe tôi nói xong, Ngài Bộ trưởng Nhật Bản nói: “Văn hóa mà tôi đúc kết thành mấy chữ là rất khó. Tôi tạm nói mấy từ, sau này gặp lại nhau chắc tôi phải bổ sung thêm. Nếu khái quát thành mấy từ ngắn gọn, thì văn hóa Nhật Bản là văn hóa không làm phiền người khác”. Tôi hiểu ra, đây chính là văn hóa Hồ Chí Minh”.

Bài học từ thực tiễn:

Xét và trao giải thưởng quốc gia

Năm 2006, với chức danh Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, tôi trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng quốc gia. Trong đợt xét và trao các giải thưởng nhà nước lần này có bốn nhà văn, nhà thơ lớn có liên quan đến vụ nhân văn giai phẩm năm 1956 là: Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm. Quá trình tập hợp hồ sơ xét duyệt có nhiều ý kiến trái chiều nhau: qua nhiều vòng sơ khảo và chung khảo, cuối cùng Hội đồng nhất trí trao giải thưởng Nhà nước cho bốn nhà thơ, nhà văn nói trên. Sau khi có thông tin này, bắt đầu xuất hiện một số đơn thư và ý kiến băn khoăn, trong đó có một số đồng chí cán bộ cấp cao đương chức và nghỉ hưu của Đảng và Nhà nước. Nhiều thành viên Hội đồng phân hóa, né tránh, ngại tiếp cận và giải đáp.
Với tư cách Chủ tịch Hội đồng, tôi nghĩ những người được đưa vào danh sách giải thưởng lần này rất dày công, đàng hoàng, minh bạch, đúng nguyên tắc, không lẽ bây giờ xem xét lại để đưa ra dễ dàng như vậy dược.

Người ta chỉ lấy cái đúng để sửa cái sai. Chứ không ai lấy cái sai để sửa cái đúng. Tôi quyết định tìm kiếm thông tin, gặp những người có đơn thư và những người có trách nhiệm trực tiếp để giải trình cho tâm đồng, ý hợp. Có người còn gọi điện cho tôi cảnh báo: nếu trao giải thưởng cho bốn nhà văn nhà thơ có liên quan đến vụ nhân văn giai phẩm là tôi tự đốt lý lịch của mình, mà người xem xét xử lý là ông Nguyễn Đình Hương – Trưởng Ban Bảo vệ chính trị của Trung ương, lại là đồng hương của tôi.

Tôi quyết định phải tự mình bảo vệ và làm sáng tỏ vụ việc này. Tôi đến gặp đồng chí Nguyễn Đình Hương báo cáo, mượn hồ sơ vụ án nhân văn giai phẩm nghiên cứu để bảo vệ trước những người băn khoăn, và trước Hội đồng Giải thưởng quốc gia. Điều bất ngờ lớn nhất của tôi là khi đến gặp đồng chí Nguyễn Đình Hương, không những tôi không bị phản đối như mọi người dự báo mà tôi còn được đồng chí động viên, cổ vũ, ủng hộ. Đồng chí nói: “Hợp cứ mạnh dạn làm, anh ủng hộ, phải tìm cách kéo văn nghệ sĩ về với Đảng, không những được dư luận trong nước đồng tình mà còn cả dư luận quốc tế nữa”.

Cuộc trao giải thưởng năm 2007 đã lưu lại trong tôi nhiều kỉ niệm và bài học quý, đó là cái gì đúng phải quyết tâm theo đuổi đến cùng sẽ thành công. Đó là một dấu ấn trong thực thi trách nhiệm đầy khó khăn vất vả, nhưng cũng giàu tình cảm và trách nhiệm đối với các văn nghệ sĩ tài hoa, có công, đáng kính”.

Bài học từ gia đình:

“Tại Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố Vinh (Nghệ An) diễn ra trong ba ngày (19, 20, 21/9/1989), tôi được bầu vào Ban chấp hành Ban Thường vụ và nhận trọng trách Phó Bí thư thường trực Thành ủy Vinh. Bố tôi là ông Lê Doãn Hào (sinh ngày 17/7/1917, mất ngày 24/7/2008, nguyên Phó Trưởng tuy Kiến trúc Nghệ An), đạp xe từ quê nhà vào Vinh, khi nhà đã vãn khách, cụ ngồi tâm sự với tôi:

Con ạ, bố thay mặt gia đình, dòng họ, quê hương vào chúc mừng sự tín nhiệm của con. Nhưng con nên nhớ, đây mới chỉ là sự tín nhiệm của Đảng, con phải phấn đấu trở thành tín nhiệm của dân. Được Đại hội và Ban chấp hành bầu con làm Phó Bí thư Vinh, khi con mới 38 tuổi, con hãy coi đây là cơ hội vàng của con, của nhà ta, của họ Lê ta và quê hương ta. Con hãy gồng mình lên để làm thật tốt cho tín nhiệm ngấm sâu, lan xa. Ở đời không phải ăn nhiều mới khỏe đâu mà làm việc tốt được mọi người kính trọng là liều thuốc sống quý nhất. Cha ông ta đã dạy: Làm quan thì hưởng lương và thưởng vua ban, khi hoàn thành trọng trách; cùng lắm nữa là hưởng lộc do cấp dưới tín nhiệm, tin cậy trao cho mình. Làm quan tối kị là dùng quyền lực để kiếm ăn và làm giàu bất chính, có thoát được lưới người cũng khó thoát được lưới trời.

Hơn ba thập kỉ đã đi qua nhưng lời dạy gần gũi và nghiêm túc của bố vẫn theo tôi trên mọi cương vị được giao, không chỉ là trách nhiệm làm quan mà còn là đạo lí làm người”.

Lời mẹ dạy: “Đừng để mất lòng dân, mất rồi khó lấy lại lắm”

“Mẹ tôi là người chăm xem tivi, nhất là chương trình thời sự. Một hôm mẹ nói với tôi: “Trung ương gì mà ăn cắp, ăn trộm để đi tù nhiều thế. Trung ương ngày xưa sáng từ đầu đến chân, sạch từ chân lên đầu”. Tôi đành lấy câu giải trình trong Đại Hội Đảng lần thứ VIII của Tổng Bí thư Đỗ Mười nói với mẹ:” Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, sâu thì cắt đi, dột thì phải dói (lợp lại)”. Mẹ tôi nghe xong tỏ ý chưa hài lòng, cụ nói thêm: “Mẹ nói thế để các con phải lo mà phấn đấu, đừng để mất lòng dân, vì mất rồi khó lấy lại lắm”. Lời mẹ dặn mộc mạc mà sâu lắng, có thể xem là lời của thế hệ Đảng viên chống Pháp gửi gắm lại cho thế hệ mai sau”.

Giới thiệu tác giả:

  • Tiến sĩ Lê Doãn Hợp
  • Nguyên quán: xã Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  • Ủy viên BCHTW Đảng khóa IX, X
  • Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII
  • Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (2006 -2007)
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (2007-2011)
  • Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An khóa XI (2002-2005)
  • Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (1999-2020)
  • Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam
  • Trưởng Ban Chỉ đạo công tình sách Ký ức người lính
  • Chủ tịch Quỹ Tâm tài tỉnh Nghệ An
  • Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá AAA

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà xuất bản Phụ Nữ
Ngày xuất bản2022-01-01 00:00:00
Kích thước14 x 20.5 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang200
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam
SKU1948717278640
Liên kết: [Đặc biệt] Set Sữa rửa mặt Trị mụn Dạng bọt Dr. Belmeur Amino Clear Bubble Foaming Cleanser (1+1)