Tủ Sách Đời Người: Không Gia Đình

Tác giả: Hector Malot | Xem thêm các sản phẩm Tác phẩm kinh điển của Hector Malot
Xuất hiện trên văn đàn từ thế kỉ 19, Không gia đình của văn hào Hector Malot là cuốn sách kinh điển về đề tài giáo dục thấm đượm hiện thực xã hội vô cùng lôi cuốn người đọc. Nội dung câu chuyện nói v...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tủ Sách Đời Người: Không Gia Đình

Xuất hiện trên văn đàn từ thế kỉ 19, Không gia đình của văn hào Hector Malot là cuốn sách kinh điển về đề tài giáo dục thấm đượm hiện thực xã hội vô cùng lôi cuốn người đọc.

Nội dung câu chuyện nói về cuộc đời éo le của một cậu bé mồ côi Rémi, cậu được đem về nuôi tại một gia đình ở vùng Sa-va-nông. Tại đây, Rémi rất may mắn khi được mẹ nuôi Barberin thương yêu và chăm sóc như là con ruột của bà vậy. Do bị tai nạn và những vụ kiện tụng không thành công, ông Barberin vốn dĩ ngay từ đầu đã không có tình thương dành cho Remi nên đã tìm cách đem bán cậu cho ông bầu Vitalis - là chủ của một gánh xiếc rong, kể từ đó cuộc đời không gia đình của Remi bước sang một trang mới. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rémi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, "Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động lấy mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitalis, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitalis giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích.

Bên cạnh Rémi có chú bé nghệ sĩ Mattia khôn ngoan, linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật nở sớm cộng với tấm lòng vàng, con chó Capi khôn như người và rất có nghĩa, con khỉ Joli-Cœur liến láu và đáng thươ Những con người và con vật ấy ở đây được dựng lên linh hoạt như sống, gây nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.

Cuối cùng em cũng tìm được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc sau này.

Cuốn sách này dành cho ai?

- Trước hết, Không gia đình là một cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi. Đây là một cuốn sách rất hay về cuộc phiêu lưu của một bạn nhỏ, nên nó rất dễ cuốn hút đối với các bạn đọc nhỏ tuổi. Cuốn sách dạy cho các bạn nhỏ biết tôn trọng tình bạn hơn và sống có tình nghĩa với nhau hơn.

- Không chỉ các em thiếu nhi, mà ngay cả những người lớn trưởng thành cũng nên đọc qua dù chỉ một lần, chắc chắn bạn sẽ không có cảm giác hối tiếc khi đã được đọc tác phẩm văn học nổi tiếng này. Bạn sẽ cảm thấy được niềm tin mãnh liệt và tình yêu nồng nhiệt của nhân vật chính với cuộc sống; đồng thời thấy được ý chí kiên cường, cố gắng vượt lên những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của cậu bé nhỏ tuổi Rémi này.

- Các bậc phụ huynh có thể cùng con mình đọc cuốn sách này. Từ đó, giáo dục con cái mình theo những chuẩn mực đạo đức mà chúng ta rút ra được từ câu chuyện.

Đánh giá/ Nhận xét của chuyên gia

Qua câu chuyện phiêu lưu hết sức hấp dẫn của chú bé Rémi, người ta thấy quyển sách ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ, ca ngợi lao động nghệ thuật, khuyến khích tình bạn chân chính. Nó phản ánh cảnh lao động và sinh hoạt bấp bênh, nguy hiểm, đầy đe dọa của người thợ mỏ và của nhân dân lao động thành phố trong xã hội tư sản. Đồng thời nó thể hiện tình thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giai cấp ở những người lao động. Quyển sách lại diễn tả nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, nhiều cảnh sinh hoạt hấp dẫn ở nông thôn và thành thị, giúp bạn đọc thêm phần hứng thú khi theo dõi câu chuyện, lại có thể mở rộng hiểu biết.

Không gia đình luôn cuốn hút, hấp dẫn người đọc vì đây chính là những cuộc phiêu lưu của lòng dũng cảm và tình cảm gia đình.

Cũng qua ngòi bút điêu luyện của Hector Malot, chúng ta hiểu thêm về nước Pháp, về cuộc sống khó nhọc của người lao động và phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là lòng nhân ái, biết cưu mang giúp đỡ những người hoạn nạn. Đó là lòng yêu cuộc sống, sự quả cảm, ý chí vươn lên không ngừng. Đó là sự lao động bền bỉ, không ngại khó để đạt mục đích. Và hơn tất cả là biết giữ gìn nhân cách sống trung thực, trọng ân nghĩa, luôn ngẩng cao đầu trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không gia đình đã vượt qua biên giới nước Pháp và tồn tại lâu dài với thời gian cũng chính vì lẽ đó

Giáo sư Huỳnh Lý

Trích đoạn hay

1. Những ai đã sống ở nông thôn cùng với bà con nông dân đều hiểu nỗi đau khổ hãi hùng chứa trong mấy tiếng: bán con bò sữa. Đối với nhà sinh vật học, con bò là một con vật thuộc loài nhai lại. Dưới con mắt của khách du ngoạn, nó là con vật làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp khi trên thảm cỏ nó ngẩng cái mõm đen nhánh đẫm hơi sương của nó lên. Với trẻ em thành thị, đó là nguồn cung cấp cà phê sữa và phó mát đánh kem. Nhưng đối với người nông dân, nó còn quý báu hơn nhiều. Dù cho nghèo xác nghèo xơ, dù gia đình con cái có đông đến đâu, có một con bò sữa trong chuồng cũng không sợ đói. Chỉ một cái thừng hay một sợi dây quấn trên sừng thôi cũng đủ để cho một em bé chăn dắt nó ăn dọc các con đường phủ đầy cỏ, ở những nơi không thuộc về ai. Và thế là chiều đến, cả nhà có bơ nấu xúp, có sữa để ăn với khoai tây. Bố mẹ, con cái, lớn nhỏ đều sống nhờ vào con bò sữa.

2. – Thế thì đi ngủ đi, và cố ngủ ngay nhé, không thì tao nổi giận lên đấy!

[…]

Như ở phần lớn nhà nông dân, nhà bếp của chúng tôi cũng dùng làm buồng ngủ. Cái bàn, cái thùng gỗ, cái tủ đựng bát đĩa, nói chung những đồ đạc được dùng cho việc dọn ăn đều kê cạnh lò sưởi. Ở phía bên kia là giường ngủ. Giường của tôi ở xung quanh có chăng diềm vải đỏ.

Tôi vội vàng cởi áo lên nằm. Nhưng không sao ngủ được.

Người ta không ngủ theo mệnh lệnh. Người ta chỉ ngủ khi buồn ngủ và khi trong lòng yên tĩnh. Vậy mà tôi lại không buồn ngủ và trong lòng tôi cũng không yên tĩnh. Trái lại tôi rất băn khoăn, hơn nữa còn đau khổ.

Cái người ấy mà là cha mình ư? Là cha thì tại sao ông ta lại đối xử với mình tàn nhẫn thế?

3. – Cháu buồn lòng lắm đấy nhỉ? – Ông cụ nói tiếp – Ông biết lắm và không giận cháu đâu! Nếu cháu muốn khóc thì tùy ý, cháu cứ việc khóc đi. Nhưng mà cháu nên biết rằng ông mang cháu đi không phải để làm khổ cháu đâu! Cứ ở đấy thì rồi cháu sẽ ra như thế nào nhỉ? Chắc chắn là cháu phải vào trại trẻ rơi. Những người đã nuôi cháu không phải là bố mẹ đẻ của cháu. Má cháu, như cháu gọi, thật là tốt đối với cháu và cháu thương yêu má cháu, cháu đau lòng vì phải xa má cháu, đó là điều tốt. Tuy vậy, cháu cũng cần phải suy nghĩ lại, má cháu không thể giữ cháu trái ý với chồng được. Còn người chồng bà thì ông ta không đến nỗi khắc nghiệt như cháu tưởng đâu! Ông ta không có gì để mà sống. Què quặt, không lao động được nữa, không lẽ người ta chịu chết đói để nuôi cháu. Cháu ơi, giờ đây cháu nên hiểu rằng trên đời này không phải là cứ muốn gì thì làm được nấy đâu!

4. – “Gắng lên! Gắng lên!”

Thật là một con chó thông minh. Nó hiểu hết và luôn luôn biết cách làm cho người ta hiểu nó. Đã nhiều lần tôi nghe người ta bảo rằng nó chỉ thiếu có cái không biết nói thôi. Riêng tôi không nghĩ như vậy. Chỉ cái đuôi của con vật ấy cũng đã thông minh và hùng biện hơn mắt và miệng lưỡi của khối người. Dù sao đi nữa thì giữa nó và tôi cũng chả cần đến lời nói. Chúng tôi đã hiểu nhau ngay từ ngày đầu.

5. Tôi nghe người ta nói tìm hiểu xem giống khỉ có cười không là một vấn đề khoa học lý thú. Tôi cho rằng những người đặt ra câu hỏi ấy là những nhà khoa học phòng giấy, không chịu khó quan sát trực tiếp con vật. Riêng tôi là người đã sống gần gũi với con Giôlicơ trong bao nhiêu lâu, tôi nói quả quyết là nó cười thực sự, không những cười mà còn biết cười chế nhạo tôi nữa. Có lẽ cái cười của nó không giống hệt cái cười của chúng ta. Nhưng rõ ràng là mỗi khi có điều gì thích thì mép nó kéo sệch ra mang tai, mắt híp lại, hàm rung lia lịa và đôi mắt đen láy nảy ra những tia lấp lánh, như những cục than hồng nho nhỏ được thổi rực lên.

6. Buổi diễn tập xong, thầy bảo tôi:

– Này con! Con xem con có thể theo nghề diễn trò được không?
– Con không biết.
– Con có thấy chán không?
– Không. Con có phần thích.
– Như thế thì tốt lắm. Con có tư chất thông minh và có nết, quý hơn nữa là sự chú ý. Chú ý và dễ bảo thì làm gì cũng được. Con hãy trông những con chó của ta và so sánh nó với con Giôlicơ. Có lẽ con khỉ lanh lợi hơn, nhưng nó rất khó bảo. Nó dễ thuộc, nhưng dễ quên. Nó không bao giờ vui lòng làm những điều ta sai bảo nó, lại hay hục hặc, bướng bỉnh. Đó là bản tính của nó, nên ta không bực tức. Giống khỉ không như giống chó, nó không có ý thức về bổn phận và do đó kém xa giống chó. Con có hiểu không?
– Dạ!
– Vậy con ơi! Con phải chú ý, phải dễ bảo. Phải hết lòng, hết sức vào công việc con làm. Trong đời phải như thế.
– Thầy thực là hiện thân của sự nhẫn nại. Suốt buổi diễn tập, lúc nào cũng bình tĩnh không hề gắt gỏng với con hay với các con vật bao giờ.
Ông Vitalis mỉm cười:
– Từ trước đến giờ con chỉ ở cạnh những người dân quê quen tàn nhẫn với loài vật. Họ tưởng muốn sai khiến loài vật lúc nào cũng phải có cái gậy trong tay.
– Mẹ con rất tốt với con Russet.
– Thế là bà ấy biết lẽ phải. Bà ấy sáng suốt hơn những người khác, bà hiểu rằng ngọt ngào hơn hung hãn. Ta không bao giờ đánh những con vật ta nuôi. Chúng sẽ khiếp sợ, sự khiếp sợ làm nhụt trí khôn. Hơn nữa, ta cũng không bao giờ nổi giận lên với chúng, vì nếu ta phải khùng thì ta không phải là ta nữa, ta sẽ không giữ được cái tính kiên trì mà con đã nhận thấy. Chính những kẻ dạy người ta học lại học được nhiều điều. Ta đã cho những con chó của ta bao nhiêu bài học, thì ngược lại, ta đã nhận của chúng bấy nhiêu bài. Ta mở mang trí khôn cho chúng, chúng tu dưỡng tính tình cho ta.

7. Vì thế, khi đã bắt tay vào việc giáo hoá một con vật, người chỉ phải giữ gìn tư cách. Trong khi dạy Capi, giả sử ta phát khùng, phát cáu, Capi sẽ làm gì? Nó cũng sẽ theo gương ta phát khùng, phát cáu rồi thành ra hư hỏng. Con chó thường là tấm gương phản chiếu của người nuôi. Cho ta xem con chó của con, ta có thể bảo con là người thế nào. Quân ăn cướp có con chó ăn cướp, kẻ trộm có con chó ăn trộm. Người quê mùa có con chó thô tục. Người phong nhã có con chó đáng yêu.

8.

- Thầy đã học nghề gì ạ?
- Để một ngày nào đó ta sẽ cho con biết. Bây giờ con hãy biết rằng một người làm nghề “trình diễn chó” cũng có thể có địa vị trong xã hội. Và con cũng nên hiểu rằng nếu bây giờ con đang ở bậc thang dưới cùng trong xã hội, nếu con quyết chí, con có thể dần đạt một bậc cao hơn. Điều đó tuỳ thuộc hoàn cảnh một tý, còn tuỳ thuộc ở con rất nhiều. Con ơi! Con hãy nghe những bài học của ta, những lời khuyên của ta. Sau này khôn lớn, con sẽ nhớ đến – ta mong thế – nhớ đến người nghệ sĩ giang hồ già nua đã rứt con từ trong tay người mẹ nuôi, chắc con phải ngậm ngùi và biết ơn, vì ta yên trí rằng cái duyên gặp gỡ giữa ta và con sẽ đem lại hạnh phúc cho con.

9. Vậy ra tôi chỉ yêu thương và được yêu thương để rồi phải xa lìa một cách phũ phàng, những người tôi cứ muốn sống suốt đời bên cạnh. Không có cách gì để có thể đoàn tụ họ lại được sao?

10. Bao giờ người ta cũng phải chia tay đúng vào lúc cảm thấy ngược lại, tức là muốn gần nhau hơn nữa.

11. Gia đình không phải là việc cháu mang dòng máu của ai. Mà là việc cháu yêu thương, chia sẻ, cảm thông và quan tâm đến ai.

12.

- Tôi thì không bao giờ, vả lại tôi cũng không thể làm hơn cái mức tôi làm cho đến lúc ấy. Mà khi chìa tay ra xin tiền, tôi cũng không thể nói với người khách: “Nếu ông không cho tôi một xu thì tối nay tôi không có khoai ăn”. Những người bỏ tiền ra cho bọn trẻ con thì lại không bỏ ra vì những lý do như thế.
- Thế thì họ bỏ ra vì lý do gì? Họ cho tiền là để cho mình được vui lòng chứ?
- Ôi chà! Anh còn non trẻ ngây thơ quá! Người ta cho trước hết là để cho vui lòng người ta. Người ta cũng cho tiền một đứa trẻ vì trông nó xinh xắn dễ thương, và đó là lý do xác đáng nhất. Người ta cho vì nhớ tới đứa con người ta đã bỏ hay nghĩ tới đứa con người ta ước có. Người ta còn cho trẻ con tiền vì người ta mặc ấm, còn nó thì đứng run lập cập dưới cổng một nhà xe; đó là lòng trắc ẩn. Ồ! Tôi biết hết những câu chuyện bố thí ấy, tôi đã có đủ thì giờ để nhận xét.

Về tác giả

Hector Malot (1830-1907) là một văn hào người Pháp sinh ra ở La Bouille, Seine-Maritime. Ông học luật ở Rouen và Paris, tốt nghiệp đại học luật và đã từng làm việc cho một văn phòng luật sư, ông cũng từng viết bài phê bình sân khấu cho tờ Lloyd Francais và là nhà phê bình văn học cho tờ L'Opinion Nationale, nhưng cuối cùng văn học đã trở thành niềm đam mê lớn nhất của đời ông.

Ông nổi tiếng với những tác phẩm giàu tính giáo dục và nhân văn, tiêu biểu là “Không gia đình” và “Trong gia đình”. Hai tiểu thuyết này đã trở thành người bạn thân thiết của thiếu nhi và nhiều thế hệ độc giả khắp thế giới, nhiều lần được dựng thành phim, xứng đáng là những kiệt tác của nhân loại.

Với lối diễn đạt phong phú, óc quan sát tinh thế, am hiểu tâm lí trẻ thơ, Hector Malot đã truyền tới độc giả nhiều thông điệp về tình yêu thương, sự quan tâm giữa con người với con người, nghị lực đối mặt với nghịch cảnh.

Các tác phẩm tiêu biểu: Không gia đình, Trong gia đình

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá IZE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOMEGA PLUS+
Ngày xuất bản2022-09-09 00:00:00
Kích thước14x20.5cm
Dịch GiảHuỳnh Lý
Loại bìaBìa mềm
Số trang700
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Học
SKU2800671171569
Liên kết: Xịt khoáng cho da nhạy cảm Dr. Belmeur Daily Repair Rehydrating Mist (100ml)