Thuyết Nhân Vị (Bìa Cứng)

Thuyết Nhân Vị (Bìa Cứng)"“Con người là một tồn tại tự nhiên, nhưng là một tồn tại người tự nhiên” và cái độc đáo của con người là ở năng lực kép khi cắt đứt quan hệ với tự nhiên. Chỉ con người mới b...
Nhà cung cấp:Nhà sách NetaBooks
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Thuyết Nhân Vị (Bìa Cứng)

Thuyết Nhân Vị (Bìa Cứng)

"“Con người là một tồn tại tự nhiên, nhưng là một tồn tại người tự nhiên” và cái độc đáo của con người là ở năng lực kép khi cắt đứt quan hệ với tự nhiên. Chỉ con người mới biết tới thế giới bao bọc họ, và chỉ con người mới chuyển hóa thế giới đó, chỉ có con người, là sinh vật có năng lực tự vệ kém nhất và yếu nhất trong các loài động vật lớn, mới làm được như vậy. Hơn thế, con người có năng lực yêu thương... Tôi yêu thương, vậy nên tôi tồn tại; vậy nên tồn tại là, và đời sống có giá trị".

Emmanuel Mounier (1905-1950) là thủ lĩnh tinh thần của phong trào nhân vị Pháp vào những năm 1930-1940, đồng thời là người sáng lập và điều hành tạp chí Esprit - một cơ quan ngôn luận của phong trào. Thuyết nhân vị ra đời nhằm khai lộ mở lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng của nền văn minh tư sản phương Tây. Và, thuyết nhân vị, theo E. Mounier, là lối thoát ấy. Nó không phải là một hệ thống, cũng không đơn thuần chỉ là thái độ sống, mà là một học thuyết triết học. Bên cạnh phong trào nhân vị mà Emmanuel Mounier là đại diện còn có phong trào hiện sinh lấy Les Temps modernes làm nơi ngôn luận gồm các thủ lĩnh như Jean-Paul Sartre (1905-1980), Simone de Beauvoir (1908-1986), Maurice Merleau-Ponty (1908-1961), Raymond Aron (1905-1983), tất cả đã góp phần làm sống động "trường tri thức" nước Pháp nửa đầu thế kỷ 20.

MỤC LỤC

LỜI TỰA

THẾ GIỚI NHÂN VỊ GIẢN LUẬN

Thuyết nhân vị không là một hệ thống

Ý niệm chung về Thế giới Nhân vị

Lược sử về ý niệm nhân vị và hoàn cảnh nhân vị

PHẦN I. CẤU TRÚC CỦA THẾ GIỚI NHÂN VỊ

Chương 1. TỒN SINH NHẬP THỂ

  • Nhân vị hòa mình vào thế giới tự nhiên
  • Nhân vị vượt lên trên thế giới tự nhiên
  • Hậu quả của hoàn cảnh này
  • Tồn sinh nhập thể
  • Nhân vị hóa tự nhiên
  • Nhân vị hóa tự nhiên. Chủ nghĩa lạc quan bi thảm

Chương 2. GIAO TIẾP

  • Bản năng tự vệ của cá nhân
  • Thuyết nhân vị đối lập với chủ nghĩa cá nhân
  • Giao tiếp như là sự kiện khởi nguyên
  • Các trở ngại đối với giao tiếp
  • Cái cộng đồng hoặc Cái tập thể
  • Tính thống nhất của các nhân vị

Chương 3. BƯỚC CHUYỂN HÓA THÂN MẬT

  • Tự hồi tưởng
  • Bí mật (bản ngã sâu thẳm nhất)
  • Cái thân mật. Cái riêng tư
  • Cảm giác chóng mặt của Vực thẳm
  • Từ chiếm đoạt đến giải chiếm đoạt
  • Ơn gọi
  • Tính biện chứng của cái bên trong và cái bên ngoài

Chương 4. SỰ ĐỐI ĐẦU

  • Cái độc nhất. Cái ngoại biệt
  • Các giá trị của sự từ chối. Nhân vị như một sự phản kháng
  • Cuộc vật lộn của Jacob. Cách dùng lực (hay lực lượng)
  • Sự khẳng định. Nhân vị hành động và lựa chọn
  • Bất khả quy giản

Chương 5. TỰ DO CÓ ĐIỀU KIỆN

  • Tự do không phải một sự vật
  • Tự do không đơn thuần là tự phát
  • Tự do trong môi trường tổng thể của nhân vị
  • Tự do lựa chọn và tự do liên hiệp

Chương 6. PHẨM GIÁ TỐI CAO

  • Cách tiếp cận cụ thể với cái siêu việt
  • Mục đích của cái siêu việt
  • Nhân vị hóa các giá trị
  • Nỗi thất vọng về giá trị. Nỗi đau khổ. Cái ác. Sự phủ định

Chương 7. DẤN THÂN

  • Các nhân tố của sự thất vọng
  • Bốn chiều kích của hành động
  • Cực chính trị và cực tiên tri. Lý thuyết về sự tự cam kết

PHẦN II. THUYẾT NHÂN VỊ VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA THẾ KỶ 20

  • Chủ nghĩa hư vô châu Âu
  • Bác bỏ chủ nghĩa hư vô
  • Xã hội kinh tế
  • Gia đình và xã hội. Mối quan hệ giới tính
  • Xã hội quốc gia và quốc tế
  • Nhà nước. Dân chủ. Bản phác thảo một thuyết nhân vị về quyền lực
  • Giáo dục nhân vị
  • Văn hóa
  • Địa vị của Cơ đốc giáo

....

Tháng 10 năm 1932 tạp chí Esprit do triết gia người Pháp 27 tuổi Emmanuel Mounier (1905-1950) sáng lập đã xuất bản số đầu tiên tại Paris. Sự ra đời của Tạp chí đã quy tụ nhiều thành phần trí thức trẻ gồm các triết gia, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học và nghệ thuật thuộc nhiều ý hướng khác nhau, tất cả họ đều quan tâm đến thân phận con người hiện đại và quan tâm đến một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhiều mặt của nền văn minh đương thời, mà Emmanuel Mounier gọi là “cuộc khủng hoảng nhân vị”. Chính cuộc khủng hoảng này, và với sự ra đời của Esprit là khởi nguồn cho sự xuất hiện của một phong trào mới trong lĩnh vực triết học được gọi chủ nghĩa nhân vị hay thuyết nhân vị (Personnalisme) ở Pháp. Chủ nghĩa nhân vị cùng với hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Thomas mới, đã tạo nên cả một kỷ nguyên sống động trong đời sống tri thức nước Pháp nửa đầu thế kỷ 20. Vấn đề triết học trung tâm của chủ nghĩa nhân vị là vấn đề về con người trong mối quan hệ với chính mình, với tự nhiên, xã hội, và với sự siêu việt thần thánh. Emmanuel Mounier đóng một vai trò quan trọng, là người sáng lập, lý thuyết gia hàng đầu của chủ nghĩa nhân vị Pháp, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong triết học phương Tây thế kỷ 20.

Khái niệm “nhân vị” (persona) trong tiếng Latinh hàm ý chỉ chiếc mặt mạ đeo trên khuôn mặt một diễn viên nhằm định vị vai trò của anh ta. Chữ persona bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πρóσωπον [prósôpon], về mặt từ nguyên học nó được ghép từ hai thành tố πρός (prós: hướng đến) + ὤψ (ṓps: đôi mắt): πρόσωπον được hiểu là diện mạo, khuôn mặt, dáng vẻ, đặc tính, cái xuất hiện ra bên ngoài của một cá nhân. Như vậy, persona có nghĩa là nhân cách, phẩm cách của con người.

Ý tưởng về nhân vị [con người] không phải chỉ đến E. Mounier mới được đặt thành vấn đề như một học thuyết triết học bài bản, mà nó đã được gợi lên trong các quan niệm triết học của các triết gia từ xa xưa. Nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa nhân vị là toàn bộ tư tưởng truyền thống trong triết học phương Tây về con người, có thể kể đến cách tiếp cận con người trong triết học Anaxagoras, Protagoras, Socrates, Platon (Plato), Aristoteles (Aristotle) thời cổ đại; Gregory xứ Nyssa, Augustine, Boëthius, Thomas Aquinas thời trung cổ; Descartes, Leibniz, Berkeley, Kant, Schelling thời cận đại. Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, có một số nhà tư tưởng để lại dấu ấn trong chủ nghĩa nhân vị như Kierkegaard, Berdyaev. Chủ nghĩa nhân vị, nhất là chủ nghĩa nhân vị Pháp, sử dụng một số luận điểm của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh để tôn vinh hình ảnh con người và phê phán trật tự xã hội đương đại . Tuy vậy, ý tưởng về con người-nhân vị từ thời cổ đại đến cận đại vẫn còn thiếu khuyết, giản đơn; con người trong quan niệm của các triết gia ở những thời kỳ này vẫn là con người trừu tượng, phổ quát, phi nhân cách, vẫn chưa bộc lộ đầy đủ những phẩm tính của mình. Nhưng ít nhất, mệnh đề “Con người là thước đo của vạn vật” (man is the measure of all things) trong tư tưởng của Protagoras và mệnh đề “Hãy nhận thức chính mình” (Know-thyself) ở Socrates đã tạo một bước ngoặc trong lịch sử triết học, đưa triết học từ trên trời xuống dưới đất, từ triết học về tự nhiên sang triết học về con người, và đó cũng là khởi điểm cho mối quan tâm nhân vị kể từ thời Hy Lạp cổ đại.

Thuật ngữ “chủ nghĩa nhân vị” được nhà triết học đạo đức người Pháp Charles Renouvier (1815-1903) đặt ra vào năm 1903 trong cuốn sách cùng tên Le personnalisme, trong đó thuyết nhân vị lần đầu tiên được đề xướng như một hệ thống triết học mới. Thuyết nhân vị nảy sinh như một phong trào nhằm phản ứng chống lại các dòng chảy xã hội và trí thức bị coi là hủy nhân tính, chẳng hạn như thuyết tất định, thuyết tiến hóa, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Về mặt lịch sử, chủ nghĩa nhân vị Pháp ra đời để chống lại các nhà tư tưởng Công giáo cánh tả trước những mâu thuẫn và vấn đề mà sự phát triển xã hội đặt ra cho con người-cá nhân vào đầu thế kỷ 20. Mối bận tâm lớn của chủ nghĩa nhân vị Pháp là vấn đề “khủng hoảng con người”, vấn đề mà những người ủng hộ phong trào này cho là hậu quả của cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh tư sản. Vào những năm đầu thế kỷ 20, người châu Âu bị vây khốn trên nhiều mặt trận: trên mặt trận kinh tế là sự tàn phá đời sống con người do cuộc đại khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới (1929-1933) gây ra; trên mặt trận chính trị, hiểm họa phát-xít và chủ nghĩa toàn trị bóp ngặt nhân tính; trên mặt trận tư tưởng-tôn giáo, người châu Âu lại còn bị vây khốn bởi chủ nghĩa cá nhân với lối sống tư sản vật chất và việc phi Cơ đốc hóa của đông đảo quần chúng nhân dân. Cuộc vây khốn của thời cuộc trên nhiều mặt trận khiến Mounier than thở: “Tuyệt vọng (désespoir) là trạng thái mới của châu Âu, cũng giống như trạng thái cũ của giới quý tộc và giai cấp tiểu tư sản. Đó là trạng thái u sầu, cam chịu và gần như thờ ơ với những thói quen đã có. Ngoại trừ một số hòn đảo lẻ loi, người ta không còn tin vào hạnh phúc và hiếm khi lo lắng về tương lai. Chúng ta có thể nói gì về sự tiến bộ? Vì lẽ đó, chủ nghĩa nhân vị Pháp ra đời như là một khai lộ nhằm mở một lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ. Và, chủ nghĩa nhân vị, theo E. Mounier, là lối thoát ấy

[....]

Cuốn sách Thuyết nhân vị của triết gia người Pháp Emmaunel Mounier do dịch giả Đào Quốc Minh chuyển ngữ, Nhà xuất bản Lao Động liên kết với Công ty Sách Khai Minh ấn hành hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả một luồng tư tưởng nổi bật về triết học con người buổi đầu thế kỷ 20. Ngày nay, với sự lên ngôi của chủ nghĩa công nghệ (F-a-ce-b.o.ok, Z.a.lo, Twitter…), chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa sùng bái vật chất và chủ nghĩa thờ ơ với cảnh đời khốn khổ, thờ ơ với sự biến động xã hội, thì Thuyết nhân vị mà E. Mounier đã phác thảo có giá trị hơn bao giờ hết, nó sẽ soi sáng những tâm hồn khô cằn chán ngắt, “tắm mát” những đầu óc thuần túy logic, xem ngôn ngữ như một trò chơi tư duy hơn là để nói lên những lời từ ái, bởi nhân vị đâu chỉ có ngôn ngữ công cụ như một trò chơi của tư duy mà còn là sự thoái lui của nhân vị vào trong thinh lặng để chiêm nghiệm nhân sinh. Và hy vọng cuối cùng, ý tưởng nhân vị của Mounier sẽ thổi một luồng gió “nhân tính” mát lành vào xã hội công nghệ vô cảm, toan kéo người xa-ảo lại gần, đẩy người ở gần… ra xa. Chỉ vài dòng giới thiệu của chúng tôi ở trên không đủ để chuyển tải trọn vẹn nội dung mà E. Mounier đề cập trong Thuyết nhân vị, chi bằng hãy đọc cuốn sách. Trong phạm vi bản dịch, chúng tôi tôn trọng thế giới quan cũng như cách tiếp cận về con người của E. Mounier dựa trên bối cảnh lịch sử châu Âu của thế kỷ trước, nhưng có đôi chỗ chúng tôi không nhất thiết đồng tình với tư tưởng của tác giả. Chúng tôi mong độc giả đọc bản dịch này như một tài liệu tham khảo với tinh thần hoài nghi và thức tỉnh.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá PEPI

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhSÁCH KHAI MINH
Ngày xuất bản2024-10-15 14:38:33
Loại bìaBìa cứng
Số trang304
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Lao Động
SKU7582117987797
Liên kết: Set 10 miếng Mặt nạ việt quất Real Nature Mask Blueberry TheFaceShop