Giới thiệu Sách - Xuyên thấu (Bách Việt)
Công ty phát hành: Bách Việt
Tên Sách: Xuyên thấu
Tác giả: Ryu Murakami
Dịch giả: Lê Thị Hồng Nhung
Số trang: 268
Loại bìa: Bìa Mềm
Nhà xuất bản: Dân trí
Ngày phát hành: 08-2017
Giới thiệu:
Xuyên Thấu
“Xuyên thấu” là tác phẩm viết về ảnh hưởng tâm lý do bị bạo hành ở trẻ nhỏ. Hai nhân vật chính của câu chuyện, Kawashima và Chiaki đều là những nạn nhân như thế. Họ gặp nhau, mang trong mình suy nghĩ hành hạ người khác và khiến đối phương đau khổ. Đây là một cuộc hội ngộ giữa một người đàn ông có mưu đồ giết người và một người phụ nữ mang ý định tự sát, một cuốn tiểu thuyết tâm lý có thể khiến người đọc căng thẳng, hồi hộp, được ra đời với mong muốn truyền đạt đến mọi người tiếng kêu cứu vô vọng của những đứa trẻ bị xã hội bỏ quên.
Cuốn sách ấn tượng không chỉ bởi cảm giác ám ảnh đeo bám độc giả từ trang đầu tiên cho đến tận trang cuối cùng được mang đến nhờ ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế của nhà văn. Hơn tất cả, tác phẩm là lời cảnh tỉnh con người hiện đại hãy có một cái nhìn cảm thông sâu sắc đối với những đứa trẻ bị ngược đãi ngay trong chính gia đình mình. Ryu Murakami đã làm được điều mà ông muốn: “cố gắng tưởng tượng và diễn đạt cho mọi người hiểu được những tiếng kêu than, những lời thì thầm của những con người bé nhỏ khốn khổ…”
Thông tin tác giả:
Ryu Murakami sinh năm 1952 tại Nagasaki, Nhật Bản. Ông là một nhà văn có sức ảnh hưởng lớn với các tác phẩm gây được tiếng vang lớn và được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Năm 1976, ông đoạt Giải Tác giả mới - Gunzo và Giải Akutagawa - giải văn học cao quý nhất Nhật Bản. Năm 1997, Tạp chí Times đã bình chọn ông là “một trong mười một người sẽ cách mạng hóa Nhật Bản”.
Một số trích dẫn:
1, “Bị bố mẹ ghẻ lạnh và không yêu thương như những anh chị em khác cũng không có gì là lạ. Tất cả bọn chúng đều nghĩ như vậy, nhưng chẳng đứa nào chịu hiểu rằng thực ra đó không phải là nguyên nhân bố mẹ đánh chúng mà trái lại, đây chính là kết quả của việc chúng bị bố
mẹ đánh. Bọn trẻ hoàn toàn bất lực, yếu ớt và vô tội..”
2, “ Khi mà tình yêu thương và tính hung bạo hòa lẫn với nhau thì chính bản thân chúng ta,
hay những người mà chúng ta yêu thương, hoặc những người yêu thương chúng ta đều sẽ có cảm giác yên tâm hơn khi bộc lộ được cái chứng loạn thần kinh đó ra ngoài. Những tình cảm hiền lành, ấm áp lại chính là nguyên nhân của những nỗi lo lắng, bất an không biết rằng liệu một lúc nào đó mình có đánh mất những tình cảm tốt đẹp này không? Và với những nỗi lo lắng thường trực như vậy trong lúc vô thức, chúng ta lại càng tỏ ra bực bội, khó chịu như thể muốn cho họ thấy rằng chúng ta đang căm ghét họ, những người mà thật ra ta luôn yêu thương.”
3, “ Anh cảm giác như mình đang đứng ở trong một căn phòng có điều hòa ấm áp, bỗng nhiên tất cả các ô cửa sổ vỡ tung ra, gió lạnh ùa vào rét buốt. Cái giọng nói đó lại vang lên rõ mồn một. ‘Đừng có xin lỗi! Dù có bị đánh đau đến mấy cũng không được xin lỗi! Nếu mà
xin lỗi thì thậm chí còn bị đòn đau hơn nữa đấy!’”
4, “ Chà, bây giờ mình cũng muốn suy ngẫm thử xem máu và sự đau đớn của bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với chính mình. Tất nhiên là đối với những nạn nhân của sự bạo hành thì việc nghĩ đến cái gọi là ý nghĩa của sự bạo hành rất quan trọng. Không chỉ quan trọng mà phải nói là rất cay nghiệt nữa.”
Rút Gọn
Giá DOGA