Giới thiệu Sách - Văn Học Sài Gòn 1954-1975 Những Chuyện Bên Lề
Sách - Văn Học Sài Gòn 1954-1975 Những Chuyện Bên Lề
Tác giả Lê Văn Nghĩa (biên soạn)
Nhà xuất bản NXB Tổng Hợp TP.HCM
Đơn vị phát hành NXB Tổng Hợp TP.HCM
Ngày xuất bản 09-2020
Số trang 472
Kích thước 15 x 23 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Lời tác giả Lê Văn Nghĩa: “Hiện nay, trên văn đàn muốn tìm hiểu về thời kỳ văn học Sài Gòn 1954-1975 chủ yếu có một vài quyển phác họa toàn cảnh văn học Sài Gòn, một vài quyển viết về chân dung của tác giả này, tác giả kia ở nước ngoài của Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh, Du Tử Lê, Hồ Nam - Vương Tân... Trong nước thì chỉ có những quyển sách nhận định một thời kỳ văn họC của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, Lữ Phương là chính. Ngoài ra cũng có những quyển sách, những bài báo nhận định văn chương của các tác giả Huỳnh Như Phương, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Hoài Anh, Đỗ Lai Thúy... ít nhiều cũng đóng góp để cho hiện ra mờ mờ một dòng văn học Sài Gòn ngày xưa.
Quyền sách này không hy vọng có danh dự tham gia vào dòng sách nghiên cứu văn học một cách chính thống đó. Đây chỉ là sự lượm lặt tình cờ sau nhiều năm ""tầm chương, trích cú"" đủ thứ chuyện gần như theo kiểu “nghe hơi nổi chở"", có tính chất gần với giai thoại. Chỉ là những câu chuyện chung quanh cuộc sống, những sự kiện văn học... được ghi lại trong hồi ký của các nhà văn, của những tờ báo ngày trước. Đọc lên thấy vui vui, ngồ ngộ và cũng giúp người đọc khám phá một chút gì đó, mặc dù không chính thống, chỉ như là một loại ""ngoại văn sử"", ai tin thì tin, không tin thì cũng chẳng mất mát gì”.
Như tên sách đã chỉ rõ, đó là những chuyện bên lề liên quan cả tính cách, lối sống, tình cảnh sống, thói quen sinh hoạt riêng tư lẫn những hoạt động sáng tác nghiên cứu công khai rất phong phú đa dạng của hầu hết văn nhân thi sĩ, nhà biên khảo tiêu biểu ở miền Nam, mà đất Sài Gòn là nơi thu hút đông đảo anh hào tứ xứ, trong giai đoạn phân ly của đất nước 1954 - 1975.
Ngoài một số chuyện là lạ có thể gây tò mò người đọc, như “Một vụ đạo văn đáo tụng đình”, “Những cặp vợ chồng nhà văn”, “Nơi tàng trữ thơ tình”, “Tự tử trên chồng sách“, “Ba nhà văn quen của dưỡng trí viện Biên Hòa”, “Duyên Anh gửi thân xóm điếm”, “Bình Nguyên Lộc nhậu cùng Thanh Nam”, “Cây sáo bên thi hài Nhất Linh”..., cuốn sách còn có một vài câu chuyện có thể hữu ích cho những người trẻ lớp sau muốn theo nghiệp viết văn, như “Ai quyết định tác phẩm của nhà văn?”, “Duyên Anh và kỹ thuật viết truyện thiếu nhi”, “Hoàng Hải Thủy nói về feuilleton”, “Kinh nghiệm viết văn của Bình Nguyên Lộc”, “Nhà văn phải chịu trách nhiệm với bạn đọc”..."
Giá stSOL