Giới thiệu các tác giả
BRIGITTE LABBÉ là nhà văn.
MICHEL PUECH là giảng viên triết học tại Đại học Sorbonne, Pháp.
PIERRE-FRANÇOIS DUPONT-BEURIER là phó giáo sư triết học.
JACQUES AZAM minh họa toàn bộ bộ sách Thưởng thức triết học, đồng thời thực hiện và vẽ các tập Mỗi ngày một câu hỏi cho đài truyền hình France Télévisions và Milan Presse (Pháp).
Giới thiệu tác phẩm
Bộ sách Thưởng Thức Triết Học ra đời với mục tiêu hỗ trợ trẻ em tư duy về những vấn đề mà chúng tự đặt ra. Với các chủ đề mang đậm tính đương đại như tôn giáo, cách đối nhân xử thế, chiến tranh – hòa bình, mỗi cuốn sách được trình bày rõ ràng, thẳng thắn và hài hước để đánh thức những ý tưởng, khơi dậy khả năng lập luận và tranh biện ở trẻ.
Danh sách tác phẩm trong bộ
Thưởng Thức Triết Học - Nhớ Và Quên
Thưởng Thức Triết Học - Máy Móc Và Con Người
Thưởng Thức Triết Học - Tôn Trọng Và Coi Thường
Thưởng Thức Triết Học - Tin Và Biết
Thưởng Thức Triết Học - Sự Sống Và Cái Chết
Thưởng Thức Triết Học - Dành Thời Gian Và Mất Thời Gian
Thưởng Thức Triết Học - Theo Đạo Và Không Theo Đạo
Thưởng Thức Triết Học - Lao Động Và Tiền Bạc
Thưởng Thức Triết Học - Thể Xác Và Tâm Trí
Thưởng Thức Triết Học - Đồng Ý Và Bất Đồng
Thưởng Thức Triết Học - Chiến Tranh Và Hòa Bình
Thưởng Thức Triết Học - Quyền Và Nghĩa Vụ
Tóm tắt nội dung các tác phẩm
Thưởng Thức Triết Học - Nhớ Và Quên: Mỗi sáng mở mắt ra, ta nào có bắt đầu lại từ con số 0. Chúng ta mang trong mình những kí ức: kí ức về nỗi buồn, kí ức về niềm vui và niềm tự hào, sự xấu hổ, nỗi đau và cơn giận, sự thoả mãn, sở thích, hương và vị, kí ức về những phiền muộn, tiếng cười và nước mắt… Mỗi con người được xây dựng bằng kí ức, mỗi con người là một bộ nhớ. Nhưng có đôi lúc, bộ nhớ này cũng gặp phải trục trặc. Vậy, ta nên làm thế nào để giúp trí nhớ hoạt động tốt hơn và ta nên vun đắp bộ nhớ của mình bằng những kí ức nào? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học - Nhớ Và Quên nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Máy Móc Và Con Người: Nếu một người ngoài hành tinh hỏi “Bạn sống trên Trái Đất với ai?”, ta sẽ trả lời: “Với bạn bè, cha mẹ, chị em gái, mèo, con cá vàng và cây xương rồng của mình!” Nhưng hình như ta quên nói là mình còn đang sống với hàng trăm cỗ máy nữa!
Bao quanh chúng ta là một thế giới với vô vàn các loại máy móc: máy giặt, máy tính, máy chơi điện tử, điện thoại thông minh... Máy móc không có phản ứng cảm xúc, không có niềm vui, không có mong muốn, không gì cả. Nếu giả dụ một mai kia, con người dần trở nên giống như những cỗ máy, vậy ta nên làm thế nào? Hãy cùng cuốn sách Thưởng Thức Triết Học – Máy Móc Và Con Người thảo luận về tương lai kì lạ đó nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Tôn Trọng Và Coi Thường: Tôn trọng người khác là cách ta thể hiện rằng mình trân trọng người khác và giá trị họ mang lại. Đó không phải thứ giá trị xuất phát từ tiền bạc, quyền lực, kiến thức, trí thông minh, sắc đẹp, sức mạnh... mà đến từ chính con người, là giá trị mà tất cả con người đều có, chỉ vì họ là con người. Ngược lại với tôn trọng là coi thường, tức không công nhận ai đó như một con người.
Tuy nhiên, người ta thường nhầm lẫn giữa tôn trọng với lịch sự, sự quan tâm, vâng lời, sự sợ hãi hay những điều đôi khi thật phiền toái khác. Nếu ta không tôn trọng cách dùng từ “tôn trọng”, thì theo thời gian dài, ta sẽ không biết tôn trọng thực sự là gì. Vậy tôn trọng bao hàm những vấn đề gì? Bày tỏ sự tôn trọng với mọi người xung quanh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học – Tôn Trọng Và Coi Thường nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Tin Và Biết: Ta biết rằng ngày mai Mặt Trời mọc hay ta tin vào điều đó? Khi nói rằng một hình tam giác có ba cạnh và hai cộng hai bằng bốn, thì ta biết hay ta tin như vậy? Ta biết rằng người bạn thân nhất yêu quý ta hay ta tin như thế? Khi ai đó nói rằng một vị thần đã tạo ra thế giới thì anh ta biết hay tin vào điều đó? Khi ta đưa ra một kế hoạch thì ta biết nó sẽ thành công hay ta tin nó sẽ thành công? Liệu những điều ta tin có đồng nhất với những gì ta biết không? Hãy cùng thảo luận thông qua những câu chuyện thú vị trong Thưởng Thức Triết Học – Tin Và Biết nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Sự Sống Và Cái Chết: Ngôi sao có sống không? Núi đá có sống không? Ngọn cỏ có sống không? Có hàng tỉ sinh mệnh trên hành tinh của chúng ta, nhiều đến mức không thể đếm hết. Vậy hòn sỏi thì sao? Liệu nó sống hay chết? Hòn sỏi không chết bởi nó không thay đổi. Hòn sỏi không chết bởi vì nó không sống. Tất cả những gì thay đổi, tất cả những gì lớn lên, tất cả những gì phát triển đều sẽ chết: tất cả những gì sống đều sẽ chết.
Nghe kì quặc thật nhỉ? Chúng ta chết bởi vì chúng ta sống. Nếu vậy sự sống là gì? Con người có thể điều khiển sự sống không? Vì sao chúng ta chết? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học – Sự Sống Và Cái Chết nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Dành Thời Gian Và Mất Thời Gian: Ta thường xuyên nghe thấy những câu: “Mau đi tắm đi!”, “Mặc áo khoác vào mau!”, “Mau lại đây!”, “Mau làm bài tập đi!”, “Đi ngủ mau!”. Nhưng đôi khi, ta được yêu cầu làm một việc nào đó chậm thôi, để thu được kết quả tốt hơn: “Viết chậm thôi, nếu không em sẽ phải tẩy xóa nhiều lần!”, “Nếu em làm bài chậm hơn, em sẽ mắc ít lỗi hơn!”.
Rốt cuộc ta nên làm việc chậm rãi hay mau lẹ? Ta nên lớn thật nhanh, hay là thong thả làm em bé thêm chút xíu nữa nếu muốn? Ta nên mau chóng làm bài tập, hay là bình tĩnh ngồi chơi thêm một lát đã? Vậy thì thời gian là gì? Những việc gì nên được dành nhiều thời gian và những việc gì khiến chúng ta phí hoài thời gian? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học – Dành Thời Gian Và Mất Thời Gian nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Theo Đạo Và Không Theo Đạo: Sẽ ra sao nếu con cái của những người thợ làm bánh đều trở thành thợ làm bánh, hay con cái của nhạc sĩ sẽ trở thành nhạc sĩ? Sẽ ra sao nếu phụ huynh thích ngoại ngữ gửi con vào ngôi trường chỉ dạy ngoại ngữ hay thích toán nên theo học ngôi trường chỉ dạy toán?
Không ai mong muốn những đứa trẻ bị đóng khung trong lựa chọn của người lớn. Con trẻ cần mở mang trí óc và khám phá những gì mình yêu thích. Nhưng với niềm tin tôn giáo thì sao? Trẻ được lựa chọn hay không? Làm cách nào để mọi đứa trẻ không bị đóng khung mãi trong những niềm tin của người lớn và khám phá cuộc sống với những tôn giáo khác nhau cũng như cuộc sống không tôn giáo nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp khi trưởng thành? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học – Theo Đạo Hay Không Theo Đạo nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Lao Động Và Tiền Bạc: Nếu trên các hành tinh khác có người và họ đến Trái Đất, hẳn họ sẽ bảo nhau rằng tiền thật thần kì. Con người có tiền giấy và tiền xu, và khi đưa chúng ra, họ sẽ nhận được thứ họ muốn! Người ngoài hành tinh có thể sẽ nghĩ tiền giống như nàng tiên ở xứ sở kì diệu nào đó, đem lại tất cả mọi thứ. Nhưng tiền từ đâu mà có? Ta phải làm gì để có tiền? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học - Lao Động Và Tiền Bạc nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Thể Xác Và Tâm Trí: Con người ở khắp nơi trên thế giới và từ xưa đến nay đều biến đổi cơ thể mình, họ viết lên cơ thể, họ trang trí và chau chuốt nó, họ không để cơ thể đúng với tự nhiên vốn thế. Thể xác của một con người luôn mang dấu vết của tâm trí. Vậy tâm trí là gì? Tâm trí là một thứ không sờ thấy được, không ngửi thấy được, không nhìn thấy được. Nhưng khi tâm không hiện diện, ta đều sẽ biết ngay!
Giữa thể xác và tâm trí có mối liên hệ như thế nào? Liệu có bao giờ xuất hiện độ lệch pha giữa suy nghĩ trong tâm trí và hành động của thế xác hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học - Thể Xác Và Tâm Trí nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Đồng Ý Và Bất Đồng: Mỗi khi bất đồng quan điểm với ai đó, chúng ta thường cố gắng đào sâu thêm suy nghĩ của mình nhằm tìm kiếm luận điểm, lí lẽ để bảo vệ những gì mình nghĩ, tựa như một nhà khảo cổ đào bới lòng đất để tìm kho báu bị chôn giấu. Đây là lí do khiến sự bất đồng trở nên có ích: nó thúc đẩy chúng ta đi tìm lí lẽ, để ta thực sự biết mình nghĩ gì, thực sự biết mình muốn gì.
Tuy nhiên, liệu sự bất đồng có dẫn đến hậu quả tiêu cực không? Khi nào thì ta nên tìm kiếm sự đồng thuận và khi nào thì nên giữ thái độ bất đồng? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học - Đồng Ý Và Bất Đồng nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Chiến Tranh Và Hòa Bình: Phần lớn mọi người trên Trái Đất đều yêu quý hòa bình và ghét chiến tranh. Lại có những người mong muốn chiến tranh xảy ra và chắc chắn là những người như vậy trong thời đại nào cũng sẽ xuất hiện. Tại sao chiến tranh mãi chẳng thể chấm dứt? Liệu những người yêu hòa bình có thể xây đắp hòa bình thông qua những cách thức nào? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học - Chiến Tranh Và Hòa Bình nhé!
Thưởng Thức Triết Học - Quyền Và Nghĩa Vụ: Quyền được đến nhà bạn ngủ, được xem một bộ phim dài nhiều tập, nghĩa vụ phải đến trường, phải tắt đèn đi ngủ lúc 21 giờ… Khi còn bé, chúng ta đón nhận các quyền và nghĩa vụ từ những người khác: cha mẹ, ông bà, thầy cô…Nhưng bản thân người lớn, họ cũng có những quyền và nghĩa vụ riêng… Vậy quyền và nghĩa vụ của mọi người khác biệt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong Thưởng Thức Triết Học - Quyền Và Nghĩa Vụ nhé!
Những điểm nổi bật của bộ sách "Thưởng Thức Triết Học":
Những lợi ích khi đọc bộ sách "Thưởng Thức Triết Học":
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Kim Đồng |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-04-08 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 19 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Kim Đồng |
SKU | 6653482352339 |
roald dahl david walliams timmy failure harry potter english charlie và nhà máy socola fahasa nhà sách fahasa harry potter hary potter jules verne moby dick cây táo yêu thương sách khoa học về yoga lịch sử việt nam bằng tranh nhã nam người trồng rừng cơ thể tự chữa lành những truyện hay viết cho thiếu nhi kính vạn hoa tập 1 ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên trọn bộ trong gia đình đất rừng phương nam chú bé nhút nhát ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên kính vạn hoa góc sân và khoảng trời nghìn lẻ một đêm thần thoại hy lạp pippi tất dài