Sách - Tập mỉm cười trước gương và 10 ngày trên biển - Tác giả Thủy Hướng Dương

Sách & Tạp Chí > Sách > Văn Học Kinh Điển || Sách - Tập mỉm cười trước gương và 10 ngày trên biển - Tác giả Thủy Hướng Dương
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Tập mỉm cười trước gương và 10 ngày trên biển - Tác giả Thủy Hướng Dương



1. 10 ngày trên biển

Tên sách Tập mỉm cười trước gương và 10 ngày trên biển
Tên Tác giả Thủy Hướng Dương
Tên Nhà Phát Hành Minh Thắng
Nhà xuất bản nxb Hội nhà văn
Kích thước 13cmx20.5cm
Khối lượng 600 g
Loạì bìa Bìa mềm

'10 ngày trên biển'' là cuốn sách thứ năm của tác giả Thủy Hướng Dương (tên thật là Vũ Thanh Thủy) do nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Cuốn tiểu thuyết mang tính chất tự thuật, kể về hành trình lớn trong cuộc đời của nhân vật nữ nhà báo Bạch Dương cùng các đồng nghiệp trên chuyến tàu mang số hiệu 900 tới quần đảo Trường Sa. Theo tác giả, cuốn tiểu thuyết dựa trên một câu chuyện có thật mà tác giả đã canh cánh bấy lâu nay, khi lời hứa viết về biển đảo vẫn luôn theo sát như một mối nợ mà nếu không thực hiện được thì có lẽ, cuộc đời Thủy khó có thể… an yên. Chính vì thế khi có người bạn tri kỷ thúc giục, Thủy đã tự ''cấm túc'' tại một nơi vắng vẻ, không liên lạc với ai, và chị đã liên tục làm việc trong 3 tháng để viết ra cuốn tiểu thuyết ''10 ngày trên biển.''

Tác giả khá tế nhị và khiêm tốn khi viết đây là ''sản phẩm'' nghiêm túc chứ chị không dùng ''tác phẩm nghiêm túc.'' Bởi độc giả có toàn quyền đánh giá về cuốn sách này.

Chọn cái tên khá chân phương ''10 ngày trên biển,'' đây là con số 10 ngày lênh đênh trên biển từ cảng Cát Lái đi qua các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và trở về. 10 ngày với một hành trình mà ''ai cũng mong ước'' được tới một lần trong đời, một chuyến đi không dễ dàng và không phải ai cũng có cơ duyên để làm điều đó.Mười ngày ấy trải qua những trải nghiệm, câu chuyện, tình huống xuất hiện quanh nhân vật Tôi - nhà báo Bạch Dương nổi tiếng và khá quyến rũ trên chuyến tàu 900, chuyến tàu đưa đoàn người tới quần đảo Trường Sa trước khi nó được xếp vào bảo tàng bởi đã quá tuổi về hưu. Chính vì đi trên chuyến tàu đặc biệt, vậy nên, chuyến đi này cũng thực sự là một chuyến đi đặc biệt với nhiều trải nghiệm ấn tượng.

Tác giả Thủy Hướng Dương đã dùng biện pháp trần thuật để qua các nhân vật trên cùng một chuyến tàu 900 thấy được những mối quan hệ của xã hội thể hiện trong 10 ngày, khi họ không được kết nối với thế giới thường ngày, không Internet, không wifi, không sóng điện thoại, không còn lo âu tất bật, không còn những cảm xúc ngày thường, mà chỉ đối mặt với biển khơi với sự say sóng là cảnh báo số 1. Không giáo điều và nghiêm ngặt, ngay từ đầu, tác giả đã xây dựng những nhân vật rất đời thường, mang tính cách khá điển hình. Một Bình, người chồng trong quân ngũ luôn phải che giấu bản thân, nhún mình, và biết thế nào là có lợi, chấp nhận sự ''hèn kém'' của mình để giữ thanh danh và không dám biểu lộ tình yêu với người vợ mới của mình. Có thể đó là sự tiết chế của những con người đã từng trải, sống lâu trong những vỏ bọc nên họ cho dù rất giận dữ bất bình nhưng vẫn cố kìm chế vì sự nghiệp của mình.

2. Tập mỉm cười trước gương

Tên sách Tập mỉm cười trước gương
Tên Tác giả Thủy Hướng Dương
Tên Nhà Phát Hành Minh Thắng
Nhà xuất bản NXB Hội Nhà Văn
Kích thước 13cmx20.5cm
Khối lượng 600g
Loại bìa Bìa mềm

1. NHAN ĐỀ

Bạn đã bao giờ, mỗi buổi sáng, sau khi rửa mặt, trang điểm, đóng cửa phòng, ngồi im. Tự hỏi, hôm nay sẽ thế nào đây? Mình sẽ phải sống ra sao? Bao giờ những mệt mỏi này sẽ chấm dứt? Rồi bình thản nhất, nhìn sâu vào mắt mình trong gương, tận đáy nỗi cô đơn? Cái nhìn lột bỏ mọi nghi lễ xã giao, giả dối, phấn son che đậy. Nhìn vào bản thể. Điềm đạm, an nhiên, hít thở sâu, mỉm cười nhủ lòng, đời đau và đẹp! Tôi ơi! Cười nào! Và mang tâm thế đó ra với đời. Nếu qua những trải nghiệm đó, tôi tin, bạn sẽ yêu hơn những dòng văn Thủy viết. Chân thực rớm máu đấy, văn và đời hòa quyện. Đàn bà dính dáng đến văn chương chữ nghĩa, không cô đơn, không có cảm giác cô đơn, thì thật đáng thương. Những con chữ cô nàng viết ra, chỉ là trò xếp chữ nhạt nhẽo. May thay, tôi đọc được sự cô đơn rắc trên từng trang sách, nương tựa vào nhân vật Tôi trong tác phẩm. Xin đừng hạ thấp từ cô đơn với nghĩa thiếu vắng đàn ông! Người phụ nữ có bản ngã, luôn gìn giữ sự cô đơn như một tài sản, nơi không có bất kỳ ai chạm được tới. Đó là sự cô đơn kiêu hãnh! Tôi đồng hành với cuốn sách bắt đầu bằng nỗi cô đơn như thế! Nào! Tập mỉm cười trước gương!

2. LỜI ĐỀ TỰA
Tuồng như, sợ người đàn bà xưng Tôi trong tác phẩm gây ra hiểu lầm, tác gỉa đã thẳng thắn và "cẩn thận" dành hẳn trang đầu để nhắc khéo độc giả, Đây, suy nghĩ, cảm xúc, cuộc đời nhìn qua mắt người đàn bà đây. Nhưng hãy tách nó ra, để nó được sống trong không gian riêng, không gian văn học, đừng đồng nhất nó vào cô nàng Chũm mà bạn biết bấy nay! Gớm thế cơ chứ! Vâng, tôi hiểu, và không bao giờ đồng nhất nhân vật với tác giả. Nhân vật mang sứ mệnh nặng nề chuyên chở ý tưởng của người viết đến cho bạn đọc, nên trừ hồi ký và tự truyện, còn ở những thể loại khác, sự đồng nhất đó, vô hình chung làm thu hẹp nội dung tư tưởng mà tác giả công phu gửi gắm




Giá ACX
Liên kết: Mặt Nạ Real Nature Mask Sheet TheFaceShop