Giới thiệu Sách - Tâm Trí Không Giới Hạn
Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả J. Krishnamurti
Ngày xuất bản 12-2019
Số trang 319 trang
Kích thước 13x20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nhà Xuất Bản Hà Nội
GIỚI THIỆU SÁCH
Không ai thay đổi cuộc sống của bạn, không có một môi trường nào, uy quyền nào, không một cuốn sách nào hết. Chúng ta phải cùng nhau quán sát chính mình như chúng ta vốn là và khám phá ra chiều sâu lớn lao chìm dưới ý nghĩa của sự tồn tại, ý nghĩa của đời sống chúng ta, ý nghĩa của những hoạt động của chúng ta. Hãy cùng nhau quán sát toàn bộ tồn tại của đời sống chúng ta. Đi tới công sở ngày này sang ngày khác trong 40, 50 năm tới rồi thì chết đi ở điểm cuối cùng của hành trình ấy – một kết thúc tồi tệ và tàn nhẫn biết bao. Chúng ta nên có khả năng quán sát toàn bộ sự tồn tại này trong đời sống của mình, trong đời sống của mỗi người, để quan sát, chứ không phải để định hướng, không phải để tự vấn về mục tiêu, cái mà chúng ta nên làm, nhưng trước hết phải làm quen, là hiểu chính mình, hiểu thực sự mình là ai, tại sao chúng ta lại làm một điều gì đó, tại sao chúng ta lại thuộc về cái này hay cái khác.
Quyển Tâm Trí Không Giới Hạn là tập hợp những bài giảng của ngài Krishnamurti giúp ta nhận thức rõ ràng những biến đổi của tâm trí, từ đâu mà chúng sinh khởi, do đâu mà chúng kết thúc, tại sao chúng hỗn loạn hay làm sao để tâm an trong đời sống thường ngày, Jiddu Krishnamurti là một trong những triết gia, nhà tâm linh vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Ông đã truyền cảm hứng cho Eckhart Tolle, Joseph Campbell, Alan Watts và vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng ngàn người ngày nay. Song ông không hề thuộc về một tôn giáo, tổ chức hay quốc gia nào. Ông cũng không theo bất cứ trường phái chính trị hay tôn giáo nào. Trái lại, ông luôn cho rằng đây chính là những yếu tố gây chia rẽ con người và mang đến cung đột. Chính cách nhìn này đã khiến những lời dạy của ông đặc biệt thiết thực trong thời đại ngày nay.
TRÍCH DẪN TỪ SÁCH:
Suy nghĩ của chúng ta là kết quả của tri thức, và tri thức luôn luôn bị giới hạn. Tri thức luôn luôn đi đôi với sự thiếu hiểu biết. Không có tri thức hoàn hảo về một điều gì đó. Suy nghĩ của chúng ta, cái được sinh ra từ kiến thức của chúng ta, luôn luôn bị giới hạn trong tất cả mọi hoàn cảnh, bất kể bạn là một nhà khoa học hay một nhà tâm lý học hay một kĩ sư Bởi vậy, suy tư, tư duy là hạn chế, bị thu hẹp, và cái gì bị thu hẹp ắt sẽ phải tạo ra sự chia cắt, phân mảnh trong hành động của chúng. Suy tư bản thân nó là nguyên nhân của tất cả mọi chia cắt, mọi sự phân mảnh. Nếu người ta không hiểu được bản chất của suy tư, người ta không thể đi được xa, và để đi xa, bạn phải bắt đầu từ rất gần, đó là chính bạn, cách bạn nghĩ, cái bạn nghĩ và tự khám phá ra rằng suy tư luôn bị giới hạn.
Suy tư có thể phát minh ra thánh thần, một cái gì đó vô lượng, vô danh, vô hình, tối cao, nhưng vẫn là sản phẩm của suy tư. Bởi vậy, suy tư là một trong những nhân tố chính của xung đột, của nỗi đau khổ, phiền muộn của chúng ta. Nếu con người không hiểu được điều này một cách cơ bản, sâu sắc, không phải bằng trí tuệ, không phải bằng lời nói hay lập luận hay logic, nếu bạn không hiểu bản chất của tư duy, bạn sẽ không thể tự khám phá ra một công cụ mới, một công cụ hoàn toàn khác. Bởi vì công cụ duy nhất mà chúng ta có là suy tư, và suy tư đã tạo ra những điều không thể tin được, những thứ phức tạp nhất. Suy tư cố gắng giải quyết những vấn đề này và bởi vậy lại tạo thêm nhiều vấn đề khác nữa. Bạn hẳn đã chú ý đến điều này từ phương diện chính trị, tôn giáo, Chúng ta phải cùng tìm ra một công cụ mới, và đó là những gì mà chúng ta sẽ làm khi bàn bạc về cái chết, tôn giáo và thiền định. Và để hiểu, để khám phá và tiến tới một cái gì đó không phải do con người tạo ra, một cái gì đó vượt thời gian, vượt qua mọi sự đo lường.
Điều quan trọng hơn nhiều là phải hiểu về những gì xảy ra trước khi chết hơn là những gì xảy đến sau khi chết. Chúng ta luôn luôn tìm hiểu về cái gì sẽ xảy đến sau khi chết, nhưng chúng ta quên không tìm hiểu về cái gì đang xảy ra trước khi chết, không phải là vào ngày hôm qua, vào phút trước mà là cách mà chúng ta đã sống trong 40, 50 năm, hoặc hơn thế nữa. Thời gian là cái chết, thời gian đó là thời gian hướng nội, thời gian tâm lý, thời gian đã tạo ra những tư tưởng của suy tư: “Tôi hi vọng tôi trở thành một cái gì đó. Tôi hi vọng sẽ trở nên giàu có, tôi hi vọng tôi sẽ trở thành một thánh tăng, hoặc một người nào đó”. Thời gian bên trong, thời gian tâm lý của niềm hi vọng, của sự thành công đó, của cái sẽ thay đổi để trở thành một cái gì đó khác đó – tất cả những cái này đều liên quan đến thời gian cả trên phương diện vật lý lẫn trên phương diện tâm lý. Chúng ta đang bàn về thời gian tâm lý, một loại thời gian bên trong, như nó vốn là như thế – thời gian đó chính là cái chết. Việc suy nghĩ về thời gian này sẽ dẫn tới sự chia cắt, phân mảnh, xem trọng thời gian tương lai hơn là hiện tại
#sách #dinhhuong #hoatdong #tutuong #thaydoi #suynghi #sangtao #thanhcong
Giá LYK