Giới thiệu Sách: Sài Gòn ruổi rong nỗi nhớ TB2020
SÀI GÒN, RUỔI RONG NỖI NHỚ TB2020
Tác giả: Đào Thị Thanh Tuyền
Thể loại: tạp bút
Đơn vị cấp phép: NXB Lao Động
Đơn vị xuất bản và phát hành: Chibooks
Mã vạch: 978-604-320-818-4
Giá bìa: 99.000 đồng
Khổ sách: 14,5 x 20,5
Tổng số trang: 204
Dự kiến xuất bản tại TP.HCM: 10/2/2020
Dự kiến xuất bản cả nước: 20/2/2020
Sách tặng kèm 1 bộ postcard phong cảnh Sài Gòn của
họa sĩ Pháp Jean-marc Potlet
Tóm tắt nội dung:
Một người, dù có đi bao xa, đi bao lâu cũng luôn có một nơi để trở về. Nơi được tác giả xem như là quê hương thứ hai của mình, đó chính là Sài Gòn. Vậy thì ở Sài Gòn có gì hay mà để tác giả đặt nhiều tình cảm đến thế?
Sài Gòn có những quán cà phê cóc ven sông để ngắm cảnh sông nước, để chụp hình, đôi khi cũng là để nhâm nhi một thứ thức uống quen thuộc nhưng rất đặc trưng của Sài Gòn.
Sài Gòn có những con người hiền hòa, những nơi chốn thanh bình mà chỉ khi đi bộ, đạp xe đạp hoặc ngồi lên một tuyến xe buýt nào đó là có thể gặp, có thể nghe, có thể tận hưởng hết được.
Sài Gòn này cũng gợi lại một nỗi nhớ da diết về một thời tuổi thơ đơn thuần đẹp nhất của tác giả.
Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ không chỉ là về một Sài Gòn hoa lệ mà còn về những vùng đất, đất nước mà tác giả cũng từ Sài Gòn này “xách ba lô lên và đi” khám phá, gặp gỡ để rồi cuối cùng trở về với quê hương thứ hai này – Sài Gòn.
Tác giả: ĐÀO THỊ THANH TUYỀN. Sinh ngày: 1/8/1959. Quê quán: Diên Khánh – Khánh Hòa. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa. Hiện sinh sống tại TP.HCM.
Tác phẩm đã xuất bản:
1. Đêm cuối năm (Tập truyện ngắn, 2002).
2. Khánh Hòa – chuyện đất, chuyện người (Tập bút ký, 2003).
3. Những con dốc đến trường (Truyện dài, 2006).
4. Chuyến xe chở cả mùa xuân (Tập truyện ngắn, 2007).
5. Mảnh vỡ cuộc sống (Tập truyện ngắn, 2008).
6. Nơi không có đêm (Tập truyện ngắn, 2010).
7. Ngày hôm nay là một món quà (Truyện dài, 2012).
8. Sài Gòn, chè mè đen và giai điệu Boléro (Tạp bút, 2012).
9. Nha Trang điểm hẹn (2013).
10. Đã có những chiều rất bình yên (Tập truyện ngắn, 2013).
11. Trà đá, cơm trưa văn phòng và nhạc Pháp (Tập truyện ngắn, 2016)
12. Thế hệ gối ôm (Tạp bút, 2017)
13. Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ (Tạp bút, 2019, Chibooks)
“Chưa xa Sài Gòn mà tôi cảm giác như mình nhớ về nơi này rất nhiều bởi dòng chảy bất tận của âm nhạc Leonard Cohen đã chia sẻ với tôi những nỗi buồn, sự lo lắng trong một giai đoạn ngắn của cuộc đời!”
– Chưa xa đã nhớ
“Hạnh phúc là được đi và trở về như một cách nạp năng lượng cho mình bước tiếp!”
– Đi để trở về
TÁC GIẢ NÓI VỀ CUỐN SÁCH:
Tác giả Đào Thị Thanh Tuyền cho biết sau khi nghỉ hưu ở Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa năm 2014, chị chuyển về Sài Gòn sống cùng các con từ năm 2015. Và đề ra mục tiêu là tìm hiểu về Sài Gòn, viết những câu chuyện trên đường rong ruổi. Đó cũng là một cách tạo sự lạc quan để sống. Trên con đường Sài Gòn lang thang ấy là nỗi nhớ Nha Trang, những chiêm nghiệm về những điều chị đã gặp, đã trải...
“Trong Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ không có ý nghĩ bi quan, không có nỗi buồn chán chường, không có ray rứt hay tuyệt vọng. Bây giờ tôi quyết định chọn Sài Gòn làm nơi định cư cho gia đình, mảnh đất nhiều yêu thương và rộng lòng với tôi cũng như với nhiều người. Và Nha Trang, xin giữ lại làm một chốn đi về. Tôi yêu cả hai nơi này. Yêu nhiều lắm, không nói hết được. Mà, một phần nhỏ của cái sự yêu này nằm trong Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ” – tác giả chia sẻ.
HỌA SĨ PHÁP JEAN-MARC POTLET NÓI VỀ CUỐN SÁCH:
“Tôi thực sự rất cảm động vì tranh vẽ về Sài Gòn của tôi được đưa vào minh họa cho một cuốn sách về Sài Gòn. Đó là điều rất vinh dự và rất có ý nghĩa đặc biệt với tôi. Rất mong các bạn đón nhận nội dung cuốn sách và yêu thích tranh của tôi trong đó.
Tôi thấy Sài Gòn là sự tổng hợp của nhiều vùng miền ở Việt Nam. Tôi vẽ nhiều về Sài Gòn vì phần lớn bạn bè tôi sống ở đây. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau ở Việt Nam. Chúng tôi có thể tìm được rất nhiều loại đồ ăn của các miền tại Sài Gòn.” – họa sĩ chia sẻ.
Họa sĩ Pháp Jean-marc Potlet đến Việt Nam lần đầu vào năm 2015 khi tham gia Liên hoan tranh màu nước quốc tế IWS, làm việc, triển lãm tranh màu nước cùng nhiều họa sĩ quốc tế và họa sĩ Việt. Sau đó, ông liên tục trở lại Việt Nam nhiều lần, dành nhiều thời gian du ngoạn khắp các vùng miền như Hà Nội, Hạ Long, TP.HCM, Bến Tre, Vũng Tàu… để chuyên tâm sáng tác tranh về Việt Nam với chất liệu màu nước. Trong các chuyến sang thăm Việt Nam, họa sĩ Jean-marc Potlet từng được mời tham gia các workshop vẽ tranh với các họa sĩ Việt, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn dạy vẽ với học sinh...
Giá BCA