Giới thiệu Sách - Quyền Lực Biểu Tượng - Đừng Đuổi Theo Cái Mới, Hãy Biến Cái Hiện Có Trở Nên Xuất Sắc - 8935086855416
#GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
---------------------------------------------
Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS
Tác giả Soon Yu, Dave Birss
Người Dịch Lâm Nguyệt Ánh
NXB NXB Dân Trí
Năm XB 2022
Trọng lượng (gr) 330
Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 x 1.2 cm
Số trang 272
Hình thức Bìa Mềm
Quyền Lực Biểu Tượng - Đừng Đuổi Theo Cái Mới, Hãy Biến Cái Hiện Có Trở Nên Xuất Sắc
Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta, đặc biệt là những ai làm trong ngành Marketing, hiểu sâu sắc về quyền lực biểu tượng - sự khác biệt mang tính quyết định lên vòng đời của một thương hiệu.
Nó đề cập đến chiến lược mà các công ty thành công đã sử dụng để tạo ra sự khác biệt bền vững cũng như xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng. Chiến lược đó được gọi là Lợi thế biểu tượng. Đây là chìa khóa mở ra con đường dẫn thương hiệu của bạn đến ngôi vị biểu tượng bằng chính những sản phẩm và dịch vụ hiện có.
Chúng ta ít nhiều đều đã chứng kiến một vài doanh nghiệp vì quá say mê với sản phẩm mới, thời thượng mà bỏ quên việc khai thác triệt để giá trị tiềm năng trong sản phẩm hiện có để biến chúng trở nên xuất sắc. Hậu quả là thất bại nối tiếp thất bại, và cuối cùng là dẫn tới sự sụp đổ của một thương hiệu.
Những người tiêu dùng thời hiện đại đang có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Khi mua một chiếc điện thoại thông minh, họ có thể chọn thương hiệu trong nước hoặc nước ngoài, thiết kế bo tròn mềm mại hoặc vuông vức cứng cáp, và vô số tiêu chí khác sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân. Đối với các mặt hàng khác, người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn như vậy. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy giữa hàng vạn những lựa chọn, người tiêu dùng vẫn có khuynh hướng trung thành với một hoặc hai thương hiệu.
Thương hiệu đó có thể không phải là đỉnh cao nhất, sản phẩm của nhãn hàng đó cũng có thể không phải là tốt nhất hay có giá thành phải chăng nhất, nhưng họ vẫn chọn với những lý do như “đã quen sử dụng loại này rồi” hay “dùng lâu rồi nên cũng có cảm tình”. Vậy, điều gì đã làm nên sự gắn bó và khiến người tiêu dùng mãi trung thành với một vài thương hiệu như vậy?
Diễn giả kiêm tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tạo Soon Yu, và cựu giám đốc sáng tạo của nhiều công ty danh giá nhất Anh Quốc Dave Birss đã lý giải điều này qua cuốn sách “Quyền lực biểu tượng”. Cuốn sách mang đến một góc nhìn mới mẻ, giúp các công ty tận dụng những gì mình đang có để tạo ra sự khác biệt, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, và thu về lợi nhuận bất chấp những biến động của thị trường.
Đặc biệt, bạn đọc sẽ có cơ hội tiếp cận với chiến lược mang tên Lợi thế biểu tượng đã được rất nhiều doanh nghiệp thành công trên thế giới áp dụng. Wen Hsieh - đồng điều hành Công ty Kleiner Perkins Caufield Beyers - đánh giá đây là chiến lược vô cùng quan trọng không những đối với các công ty khởi nghiệp mà còn với tất cả các thương hiệu lớn trên toàn cầu.
Không sa đà vào lý thuyết dông dài hoặc những phân tích vĩ mô, “Quyền lực biểu tượng” đi thẳng vào vấn đề bằng cách đưa người đọc đến với hai ví dụ điển hình: một bên là American Apparel - hãng áo thun đình đám tại Mỹ những năm 90 nhưng nay đã sụp đổ, và bên còn lại là Mini Cooper - thương hiệu sản xuất xe ô tô có tính biểu tượng trường tồn, đến nay vẫn là niềm ao ước của hàng triệu người trên khắp thế giới. Từ đây, Yu và Birss sẽ tiết lộ cho độc giả cách các ông lớn trên thương trường đã áp dụng để tạo nên thương hiệu biểu tượng, và quan trọng hơn cả là những hướng dẫn cụ thể để bạn có thể làm được điều tương tự.
Với lối hành văn rành mạch và súc tích của những cây bút chuyên phác thảo kế hoạch kinh doanh, cùng khả năng dẫn dắt lôi cuốn của những cái đầu làm việc trong ngành sáng tạo, Soon Yu và Dave Birss tiếp tục phân tích những chiến lược mà các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Disney, Hendrick’s, Kit Kat, Apple... đã sử dụng để tạo ra (hoặc thất bại trong việc tạo ra) khả năng gây chú ý, khả năng duy trì và khả năng gia tăng. Đây là những yếu tố để tạo nên tính biểu tượng của sản phẩm và cũng là những giá trị cốt lõi của chiến lược Lợi thế biểu tượng.
Giá JFIN