Sách - Quế Đường Thi Tập - Tập 2 (Bìa cứng)

Giới thiệu sách "Năm 1740, Lê Phú Thứ được phục chức, Lê Quý Đôn theo cha về Kinh đô, được học ở những ngôi trường nổi tiếng, ba năm sau ông thi Hương và đã đỗ Giải nguyên, nhưng rồi phải ba khoa sa...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Quế Đường Thi Tập - Tập 2 (Bìa cứng)

Giới thiệu sách

 

"Năm 1740, Lê Phú Thứ được phục chức, Lê Quý Đôn theo cha về Kinh đô, được học ở những ngôi trường nổi tiếng, ba năm sau ông thi Hương và đã đỗ Giải nguyên, nhưng rồi phải ba khoa sau, năm Nhâm Thân (1752), ông mới đỗ Bảng nhãn, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu (khoa này không có Trạng nguyên). Thi đỗ xong, ông chính thức gia nhập chính trường. Năm 1753, Lê Quý Đôn được trao chức Thị thư Hàn lâm viện, mùa đông năm đó làm Đề điệu trường thi Sơn Tây, Lê Phú Thứ cũng được bổ chức Án sát sứ Kinh Bắc. Chúa Trịnh Doanh rất yêu quý Lê Quý Đôn, thường chỉ để ông giữ chức vụ trong một thời gian ngắn rồi lại thuyên chuyển ông sang một chức vụ hoặc công việc quan trọng hơn. Tính từ năm 1753 đến năm 1758, năm được chọn làm Phó sứ thứ nhất trong đoàn Cống sứ sang nhà Thanh, Lê Quý Đôn có đến bảy lần chuyển đổi công việc. Riêng năm 1757, Lê Quý Đôn được điểu động tham gia bốn việc lớn. Từ phủ chúa ông được sai đi thị sát tình hình quan lại địa phương miền Tây Nam, vài tháng sau thì chuyển sang ngạch quan võ làm Thiêm sai Tri Binh phiên của Phủ chúa, trực tiếp tham gia đánh dẹp Hoàng Công Chất. Từ thực tế công việc, khi về triều ông đã trình bày lên mười chín điều về chức quyền cần được quy định cho Binh phiên. Xong việc này ông được điều về triều và thăng chức Hàn lâm Thị giảng. Năm 1758, ông được cử làm Phó sứ thứ nhất của đoàn Cống sứ sang nhà Thanh. Trong khi chờ ngày lên đường, Lê Quý Đôn còn được thăng làm Thị Thiêm sai Binh phiên. Lê Quý Đôn được cử đi sứ lần này coi như một đặc cách, vì từ trước người được cử đi sứ bao giờ cũng phải quá tuổi “bất hoặc” (bốn mươi tuổi), lịch lãm trong quan trường, giàu kinh nghiệm giao tiếp và chức tước long trọng nhưng Lê Quý Đôn mới 32 tuổi, làm quan chưa được bao lâu, trước khi đi sứ mới được ban tước Dĩnh Thành bá Điều đó chứng tỏ Trịnh Doanh và triều đình rất tin tưởng, trọng dụng Lê Quý Đôn. Thời gian đi sứ kéo dài đến gần ba năm, khi vể ông được thăng chức Hàn lâm viện Thừa chỉ Nhập thị Thiêm sai. Đối với Lê Quý Đôn, cuộc đi sứ đã thành công rạng rỡ, qua việc “tìm hiểu chính trị nhân vật đất Bắc” ông đã học hỏi được nhiều điều và thu nhận được những kiến thức mới mẻ, cả những tri thức khoa học mới lạ của phương Tây, mua được nhiều sách vở, thành công trong ngoại Có lẽ ông cũng có nhiều hoài bão, dự định khi về triều nhưng Trịnh Doanh dường như không quan tâm sát sao lắm đối với những ý kiến đề đạt của các quan dưới quyền trong phủ chúa cũng như trong triều đình. Với Lê Quý Đôn cũng vậy, thăng chức cho Lê Quý Đôn rồi, coi như khép lại chuyện đi sứ, chúa không trao cho một công việc gì khả dĩ để ông có đủ quyền tự quyết và thi thố tài năng, trí tuệ của mình. Vừa chân ướt chần ráo từ Trung Hoa về, “Vó ngựa Hoàng hoa chửa tháo yên”, ông đã được chúa giao đi làm Đề điệu một trường thi Hương, một chức mà trước đó mười năm, khi mới là một chàng tân khoa ông đã từng làm. Không phải vì những chức vụ được giao đó không quan trọng, Lê Quý Đôn cũng không dám coi việc lựa chọn nhân tài cho đất nước là việc đáng đem ra so sánh trọng khinh, nhưng hoài bão của Lê Quý Đôn là muốn tính toán những mưu kế chiến lược để củng cố phát triển đất nước. Lê Quý Đôn trình bày kế trị nước lâu dài, ông nêu ra bốn mối hoạ lớn của đất nước là: cường thần, gian dân, địch quốc, man di, mà trong đó gian dân là mối hoạ lớn nhất. Theo ông, lúc đó, trong xã hội Việt Nam thì nạn “gian dân” là đáng lo hơn cả. Như thế, có thể hiểu xã hội lúc đó đã không còn là thời kì thái bình ổn định, nhiều giá trị nhân văn, tốt đẹ đã bị xâm hại, cần được bảo vệ. Lê Quý Đôn không quan niệm dân chỉ là “con đỏ” để được bao bọc và dạy dỗ, hiểu theo như ngôn từ ngày nay, thì dân cũng là một thành phần xã hội, có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Vì thế ông cho rằng, triều đình cần có một pháp chế quy củ chặt chẽ để dân được no đủ và có khuôn phép, ông trình bày mười điều chính sự đương thời, xin ba năm mở một khoa thi Hội, cách một năm lại mở ân khoa, cốt nâng cao hiểu biết cho dân và không bỏ sót người tà (Thời ấy, cùng với Lê Quý Đôn cũng có nhiều tập điều trần của các quan chức tâm huyết khác, ngày nay nếu có dịp sưu tầm rộng rãi để xem xét chắc chắn sẽ có được nhiều điều bổ khuyết cho chính sử). Trịnh Doanh nghe và thu nhận nhưng có thể chúa chưa có mối quan tâm đúng mức đến chương trình dài lâu, nên lại cử tác giả của những để xuất lớn ấy đi làm Đốc đổng Kinh Bắc, rồi sau đó không lâu lại đưa đi làm Đốc đổng Hải Dương, “phủi nóng” những điểm chúa cho là đang cần. Lê Quý Đôn chán nản, có lẽ ông nhận ra hoài bão của mình cũng nằm trong quy luật chung mà những con người dù “cao lớn” cũng bất lực, như ông đã nhận ra khi đi qua đền thờ Gia Cát Lượng ở Quảng Tầy trên đường đi sứ về: Đỉnh núi huyện Hưng đền Khổng Minh

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BASE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Sách Hồng Ân
Loại bìaBìa mềm
Số trang120
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm
SKU4445306692348
Liên kết: Son Kem Lì Lip Blurrism Long-Lasting Matte fmgt The Face Shop