Giới thiệu Sách - Nam Hán Sơn Thành
Nam Hán Sơn Thành
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Kim Hoon
Dịch giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Số trang: 364 trang
Khổ: 14.5 x 20.5cm
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2021
[ThaiHaBooks] Những năm 1630, nhà Thanh ở vùng Mãn Châu trỗi dậy cực kì mạnh mẽ, bắt đầu uy hiếp cả Trung Nguyên. Dưới sự trị vì của Nỗ Nhĩ Cáp Xích – Hoàng Thái Cực (còn gọi là Hãn), nhà Thanh luôn nhem nhóm ý định xâm lược Triều Tiên, ép buộc quốc gia này phải cắt đứt liên minh với nhà Minh đang trên đà suy vong. Đỉnh điểm là cuối năm 1636, lấy cớ vua Nhân Tổ đã phản bội minh ước, Hãn đích thân xuất chinh, đem 12 vạn quân tinh nhuệ vượt sông Songpa rồi bao vây toàn bộ phía tây bắc bán đảo Triều Tiên.
Trước tình hình nguy cấp, vua và các cận thần đành rời bỏ hoàng cung, dắt díu nhau lánh nạn tại Nam Hán Sơn Thành, một pháo đài nhỏ nằm án ngự trên núi Nam Hán.
Sau 47 ngày đêm nỗ lực chống trả quân thù trong điều kiện ngặt nghèo, vua quyết định quy hàng Hãn, chấp nhận làm chư hầu cho nhà Thanh cùng hàng loạt thỏa thuận bất bình đẳng. Đây được xem là nỗi ô nhục của triều đại Joseon, khi vua Nhân Tổ buộc phải cởi bỏ long bào, khoác thường phục, đi bộ từ Nam Hán Sơn Thành tới tận doanh trại quân Thanh để lạy 3 lạy, gập đầu 9 lần trước hoàng đế Thanh Triều.
Không chỉ diễn ra ở chiến tuyến, câu chuyện còn kịch tích ngay trong chính nội cung, nơi nhà vua và các bộ hạ đang tất bật tìm cách giữ gìn bờ cõi. Sở hữu hỏa lực vượt trội hơn hẳn kẻ thù cùng địa thế phòng thủ vững chắc, tiếc thay, binh lính Triều Tiên lại gặp phải bất lợi vì quân số ít ỏi lẫn quân lương ngày càng cạn kiệt. Từng vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhặt, đơn cử như kiếm cỏ cứu ngựa đói hoặc phân phát áo ấm cho quân sĩ đều được các quan lớn trong triều đình đưa ra bàn luận cực kì căng thẳng. Giữa tình thế tiến thoái lưỡng nan, vua Nhân Tổ đã gánh chịu áp lực to lớn từ hai phái chủ hòa và chủ chiến.
Nếu như đại thần Choi Myeong-gil nhất mực can gián nhà vua nhanh chóng gửi thư cầu hòa tới Hoàng Thái Cực, thì Kim Sang-heon người đứng đầu phái chủ chiến, lại khuyên ông kháng cự đến cùng, tuyệt đối không được phép đầu hàng dù có phải mất nước. Tuy đứng trên lập trường đối nghịch, nhưng cả hai đều mong muốn thực hiện những điều tốt nhất cho dân tộc mình. Đáng buồn là, thiên mệnh chỉ đứng về một phía mà thôi: “Gặp thời thế, thế thời phải thế”.
Nam Hán Sơn Thành đã dũng cảm lật lại những trang sử gây tranh cãi của dân tộc Triều Tiên. Quyết định quy hàng của vua tôi Joseon năm đó tuy khiến đất nước Triều Tiên rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nhưng nó giúp người dân nơi đây vẫn bảo toàn được nền tự do độc lập, thay vì phải chấp nhận kiếp đời nô lệ kéo dài suốt mấy trăm năm dưới ách Thanh Triều.
Cuốn sách tái hiện 47 ngày lánh nạn đầy tủi nhục của vua tôi Triều Tiên trong cuộc binh biến Bính Tý Hồ loạn năm 1636.
Được dựng thành phim cỗ trang Hàn Quốc, được đánh giá rất tốt, nhiều diễn viên nổi tiếng tham gia.
Bán được 1.000.000 bản ở Hàn Quốc
Trích đoạn sách
Ý kiến phải bỏ Seoul mới có thể quay về Seoul nghe có vẻ hợp lý. Vào ngày thân thể nhà vua phải chịu sỉ nhục, lời đề xuất dù hạ thần có ngăn cản vua tới chết và dù vua có chết trong khi ôm chặt tấm bài vị của tông miếu thì trên cánh đồng, bách tính sẽ sống sót để hồi phục xã tắc vẫn sẽ hô vang.
Ý kiến của các đại thần tuôn ra thành lời văn tựa như con rắn bóng nhẫy trơn tru và tựa như dãy núi vào ngày âm u. Nếu kích động ngựa bằng lời nói thì chúng sẽ uốn mình từ đầu đến đuôi thật nhanh và xếp thành hàng mới, nghếch đầu rồi thè lưỡi qua khe hở của chiếc rọ đầu. Những chiếc lưỡi phát hiện ra đêm tối nơi tiện điện bởi ánh lửa bập bùng. Những lời tranh cãi chồng chất nơi miếu đường vừa cắn xé đầu đuôi nhau vừa giăng mắc vào nhau như rắn nước, tạo thành dãy núi vô hình ùn ùn cuồn cuộn che khuất tầm nhìn. Bên kia những lời biện bạch đã là mùa đông, tầm mắt của nhà vua không thể chạm tới dải đồng bằng mùa đông năm đó.
Bốn ngày sau khi binh sĩ nhà Thanh rời khỏi Anju thì sớ tấu báo Anju đã bị thất thủ mới về đến nơi. Hẳn quân địch đã vượt qua sông Thanh Xuyên (Cheong-cheon) rồi. Gió cuộn bão tuyết tới, bụi tuyết chất chồng gây ra bởi vó ngựa quân địch trong lúc chúng đến gần.
… Các khanh có trông thấy dải đồng bằng mùa đông ở phía đằng kia không? Ta không thấy gì nữa rồi.
Ngay ở nơi nhận được báo cáo về tấu sớ đến từ phương Bắc, nhà vua đã giấu kín câu hỏi đó trong lòng mà âm thầm chịu đựng. Ngài vẫn luôn kiệm lời và không để lộ cảm xúc ra ngoài. Thậm chí ngay cả các chí mật thượng cung cũng không thể nhớ nổi âm sắc giọng nói của nhà vua và chẳng thể đoán biết được tâm trạng của ngài. Nhà vua không chấm mực chép thi phú và cũng chẳng gần gũi với sử quan, bản thảo tờ phê đáp ban xuống lưỡng ty , ngài cũng sai thừa chỉ chép lại nên không để lại mặc tích.
Giá NUTGV2