Giới thiệu Sách - Minh Triết Phương Tây - Bertrand Russell - Bình Book - Bìa Cứng Giới Hạn
Trên tay tôi là viên ngọc quý - chẳng bới tên tuổi lẫy lừng của Bertrand Russell (chắc rằng chưa có giải thưởng vinh danh triết học nên người ta đành trao ông Nobel văn chương).
Phần nào bản dịch của Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng tôi từng đọc trên mạng nhưng nay đọc lời tâm tình đầu sách của người tôi vẫn thấy trân quý tấm lòng dịch giả. Thời buổi này, ai chịu dịch thứ đó??
Wisdom of the West là bảo tàng trí tuệ Tây phương từ cổ đại tới giữa thế kỷ XX. Mời bạn ghé thăm để ngắm nhìn chân dung tư tưởng từ các ngài Plato, Aristotle...tới Rousseau, Berkeley ... cho tới các vị hiện diện quanh ta mỗi ngày như Karl Marx.
***
MINH TRIẾT PHƯƠNG TÂY
Tác giả: Bertrand Russell
Dịch giả: Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng
Nhà phát hành: Domino Books
Số Trang: 512
Ngày XB: 9-2020
Kích Thước: 20.5 x 13 cm
Hình thức: Bìa Mềm
***
Wisdom of the West, xin chuyển ngữ là Minh Triết phưong Tây, trước tác ông viết năm 1959 lược lại tổng thể nền văn hóa Tây phương từ thời cổ đại 5,6 trăm năm trước Công Nguyên cho đến thế kỷ 20. Công trình này trải dài trên hai ngàn năm trăm năm, đặt trọng tâm trên tư tưởng và triết học. Nhũng điều này không trên trời rơi xuống, là những sản phẩm của con người sống và tư duy trong thời đại của mình. Công trình giải mã, xếp đặt, và phê phán của ông đòi hỏi một sự hiểu biết rộng và sâu về lịch sử và xã hội Âu châu trên hai bờ Đông và Tây của Địa Trung hải. Ông không chỉ liệt kê niên biểu, trình bày lại những đề xuất, những sáng tạo về tư duy triết lý. Với cá tính, và ông trình bày chúng dưới góc nhìn riêng biệt của ông, khi hóm hỉnh theo thế cách uy-mua (hài hước) đặc thù của người Anh, khi phê phán không khoan nhượng với những gì đi ngược lại con đường duy lý khoa học. Nhưng rồi cuối cùng, ông vẫn giữ được hơi văn thấm đẫm chất con người khai mở, rộng lượng, và không có cái ảo tưởng độc quyền chân lý.
Trích Lời người chuyển ngữ
---
‘’ Một cuốn sách lớn’’, theo lời Callimachus -nhà thơ thành Alexandria – ‘’ là một tội lớn’’. Nói chung, tôi chia sẻ cách nhìn này. Tôi mang cuốn sách này đến với bạn đọc bởi vì nếu như là tội, nó chỉ là một tội nhỏ. Tuy nhiên, xin có đôi lời giải thích, vì trước đây tôi cũng từng viết một cuốn sách khác trên cùng thể loại. ‘’ Minh Triết phương Tây’’ là một công việc mới, nhưng mặc dù vậy, nó sẽ không hiện diện nếu như tôi không viết cuốn ‘’ Lịch Sử Triết học Tây phương’’ trước đó.
‘’ Minh Triết phương Tây’’ là một cố gắng trình bày tổng quan về Triết học Tây phương từ Thales đến Wittgenstein, nhắc nhở những biến cố lịch sử liên hệ đến tư duy triết lý. Để làm như vậy, tôi phải trình bày những khuôn mặt, tài liệu, địa lý… gần nhất với những thời điểm chúng xuất hiện. Khi có thể làm được, tôi chuyển tư duy thường là qua chữ nghĩa thành những đồ hình có khả năng vận tải những thông tin một cách đầy đủ. Không có chi nhiều để nói thêm ở đây trừ chuyện cố gắng này chẳng phải lúc nào cũng thành tựu. Nhưng thế cách trình bày Triết học này đáng thử nghiệm, nhất là vì trình bày qua đồ hình khá trung dung chứ không nặng phần ngôn ngữ có tính miệng lưỡi.
Hai điều xin nói thêm về lịch sử Triết học. Thứ nhất, rất ít có những tổng kết vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu. Tuy thế, cho mỗi một vấn đề, sách vở viết vể chúng khác xúc tích. Với những công trình loại này, thường là quay ngược lại những văn bản gốc, việc tôi làm không thể so sánh được. Thứ hai, khuynh hướng ngày một chuyên môn hóa khiến những nhà trí thức nay quên mất món nợ tư duy với những người dẫn đạo. Công việc của ‘’ Minh Triết…’’ là nhắc nhở điều này.Trong một nghĩa nào đó, Triết học Tây phương là Triết học Hy Lạp, và quả là lạ khi ta ấp ủ tư duy Triết lý mà lại tự mình cắt rời khỏi những triết gia tên tuổi lẫy lừng trong quá khứ. Người ta có thể lầm tưởng rằng chỗ gặp của những triết gia là sự biết một cái gì đó trên mọi sự. Triết gia thật ra chỉ nhận là có hiểu biết trong giới hạn của mình. Tuy nhiên, cho rằng họ không cần biết bất cứ gì trên mọi sự hẳn phải sai. Những người tưởng rằng Triết học thực sự khởi xuất từ 1921, hay gần đó, không biết rằng rất nhiều vấn đề Triết lý đương đại không xuất hiện thình lình từ chỗ không có gì cả.
Một tổng kết về lịch sử Triết phương Tây có thể trình bày theo hai cách. Hoặc ta chỉ hoàn toàn tường thuật, ai nói gì, và bị những ảnh hường nào. Hoặc ta trộn thế cách tường thuật đó với một cách nhìn phê phán, từ đó hiểu thêm tiến trình của thảo luận Triết học từng có, và sẻ tiếp nối ra sao. Tôi chọn cách thứ hai. Nhưng thế cách này không nên hiều như chúng ta gạt bỏ những triết gia vì quan điểm của họ bị xét lại. Kant từng nói ông không sợ bị bác bỏ mà chỉ sợ bị hiểu nhầm. Và chúng ta củng sẽ cố gắng hiểu triết gia đề xuất gì trước khi bác bỏ điều này điều kia.Tuy nhiên, làm được thế không dễ chút nào. Cuối cùng, đây là vấn đề phán đoán mà mỗi người phải thủ đắc cho chính mình.
Những vấn đề triết học đề cập trong cuốn ‘’ Minh Triết…’’ này khác với trước tác ‘’ Lịch sử Triết học Tây phương’’ được viết trước đó.
Giá SAFE