Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Mật mã đặc khu - Phan Tùng Sơn
Tác giả: Phan Tùng Sơn
Khổ sách: 15 x 23.5 cm
Số trang: 292 trang
Năm xuất bản: 2017
Đồng chí Phan Kiệm (bí danh Đào Tấn Xuân, Năm Thành, Năm Vân, Năm Xuân) sinh ngày 15-7-1920 tại làng Nhan Biều, xã Triệu Thượng , huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nghèo, giàu lòng yêu nước. Đồng chí tham gia cách mạng từ rất sớm. 16 tuổi đã được kết nạp vào Đảng. 19 tuổi đã là Huyện ủy viên huyện Triệu Phong. Năm 1940, lúc vừa tròn 20 tuổi, đồng chí được cách mạng tin tưởng giao trọng trách Phó Bí thư Huyện ủy Triệu Phong. Cũng vào năm đó, đồng chí Phan Kiệm bị địch bắt giam ở nhà tù Lao Bảo rồi chuyển sang lưu đày ở nhà lao Buôn Mê Thuột cho đến năm 1945. Sau khi ra tù, từ tháng 3-1945 đến cuối năm 1948, đồng chí lần lượt đảm đương các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk; Chính trị viên Mặt trận Quy Nhơn - An Khê; Chính ủy Trung đoàn Nam Tiến; Chính ủy Trường Lục quân Nam Bộ. Từ 1949 đến năm 1954, đồng chí là Khu ủy viên, Quân khu ủy viên, Trưởng Phòng Dân quân Khu 7, Phó tư lệnh Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, quyền Tư lệnh kiêm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau Hiệp định Geneva 1954 đến năm 1957, đồng chí được phân công ở lại miền Nam, tiếp tục nhiệm vụ Khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách Bí thư liên quận 1-4; Ủy viên Thường vụ Khu ủy và sau đó là Phó Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Đây là thời kỳ địch khủng bố rất ác liệt, lại nhận trọng trách ngày càng lớn, hoạt động lúc ẩn, lúc hiện cạnh hang ổ kẻ thù. Đồng chí Phan Kiệm đã bộc lộ rõ khí chất thông minh, tài thao lược và bản lĩnh của nhà lãnh đạo, chỉ huy chiến lược. Đồng chí đã có nhiều sáng kiến, tham mưu sáng suốt, nhạy bén, cùng những quyết định táo bạo, xây dựng cơ sở cách mạng ngay trong lòng địch, tổ chức phát triển nghệ thuật tác chiến đặc công, biệt động, lập nhiều chiến công vang dội.
Cuối năm 1957, lần thứ hai đồng chí Phan Kiệm bị địch bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1961, đồng chí vượt ngục trở về với cách mạng. Từ năm 1961 đến năm 1975, đồng chí được phân công làm Phó trưởng Tiểu ban Tuyên truyền kiêm Tổ trưởng Nghiên cứu tổng hợp Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu tổng hợp kiêm Trưởng Tiểu ban Đô thị Ban Công vận Trung ương Cục miền Nam. Do hoạt động trong điều kiện khó khăn, ác liệt, lại bị địch tra tấn dã man trong những năm tháng tù đày nên đồng chí lâm bệnh nặng, phải ra Bắc điều trị dài ngày. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí về công tác tại Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và nghỉ hưu năm 1983. Đồng chí Phan Kiệm qua đời tháng 10-1998, thọ 78 tuổi.
Với những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước trao tặng và truy tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Hai, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, 2 Huân chương Quân công Hạng Ba, Huy hiệu Chiến sĩ vẻ vang, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trung kiên bất khuất,…
Mỗi dấu mốc lịch sử trong đời hoạt động cách mạng là những trang sử liệu đầy ắp nguồn sống, chiến công cùng những hi sinh của đồng chí Phan Kiệm và đồng đội.
Bằng nhiệt huyết và lòng tôn kính đối với người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, Thượng tá, Nhà báo Phan Tùng Sơn đã dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu lịch sử, gặp gỡ nhân chứng, thu thập tài liệu, tái hiện cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phan Kiệm qua cuốn sách Mật mã Đặc khu.
Thể hiện bằng thể loại truyện ký với bút pháp đồng hiện, cuốn sách mang đến cho bạn đọc những trang viết chân thực, sinh động, hấp dẫn, nhiều trường đoạn cao trào, gay cấn, khắc họa bản lĩnh, dũng khí, tài thao lược, trí thông minh, quyết đoán của nhân vật; giúp bạn đọc thấy rõ vị trí, vai trò, tầm vóc của nhân vật cùng những góc nhìn cận cảnh về cuộc đấu tranh gian khổ, gay gắt giữa ta với địch trong những năm tháng nước sôi lửa bỏng của cách mạng.
Giá AID