Giới thiệu Sách - Lý Thuyết Tượng Số Ứng Dụng Kinh Dịch Và Nguyên Lý Toán Nhị Phân (BC)
Tên Nhà Cung Cấp Gieobooks
Tác giả Hoàng Tuấn
Nhà xuất bản NXB Khoa học xã hội
Năm XB 2008
Trọng lượng (gr) 603
Kích Thước Bao Bì 24 x 16 cm
Số trang 378
Hình thức Bìa Cứng
Lý Thuyết Tượng Số - Ứng Dụng Kinh Dịch Và Nguyên Lý Toán Nhị Phân ( Bìa Cứng)
Một ứng dụng quan trọng của Dịch vốn được lưu hành rộng rãi trong dân gian, đó là môn tính số Hà Lạc, để đoán vận con người. Đây là một phương pháp xác xuất cổ được nghiên cứu rất công phu dựa trên lý thuyết "Tượng số" của Dịch học. Cổ nhân tin rằng, con người cũng như vạn vật đều phải tuân theo những quy luật biến dịch chung của Vũ Trụ, giống như các con số. Vì vậy có thể tìm hiểu vận mệnh đời người thông qua "Tượng Nhị Phân" của các con số. Còn các con số tuy sinh ra vô vàn nhưng về cơ bản chỉ có 10 số đếm mà thôi (gồm 5số sinh và 5 số thành) mà chúng ta đã khảo sát trong bảng Hà Đồ. Khi các con số biến chuyển để tạo ra cái "Dụng" của chúng, thì chúng tuân theo quy luật của "Lạc thư". Các con số, dù có sinh ra bao nhiêu, cũng không thoát khỏi bốn phương tám hướng của không gian, cũng như không thể ra ngoài Vòng Không Thời Gian của các chu trình Giáp – Tý – Quý Hợi.
Có người đặt câu hỏi: "Có hàng tỷ người trên trái đất, vận mệnh của mỗi người một khác, mà lại chỉ bao gồm trong 64 quẻ Dịch hay nhiều lắm là trong nửa triệu là số Tử Vi, như vậy thì sẽ có hàng triệu người cùng chung một là số và số phận họ sẽ giống hệt nhau? Điều đó khó có thể chấp nhận?" Để trả lời câu hỏi đó, ta cần nêu ra một câu hỏi khác mà ai cũng nhận thấy là đúng: "Tại sao cũng có hàng tỷ người mà người ta lại chỉ phân ra làm hai loại đàn ông và đàn bà nhưng lại tuyệt đối đúng?" Lẽ nào số phận của một nửa số đàn ông hay một nửa số đàn bà trên toàn cầu lại giống hệt nhau! Hai loại đó đúng về mặt giới tính nhưng, nhưng không phải ai cùng giới là giống y hệt nhau. Rõ ràng đã quan niệm là một môn "phân loại học" thì nó có tiêu chí cả việc phân loại.
Tiêu chí ở đây là dựa theo hệ "Toạ độ Không - Thời - Gian" của từng "giờ, ngày, tháng,năm sinh" và những tính chất đặc trưng của Vũ Trụ (Trời Đất) đối với từng vị trí đi, mà người xưa gọi là "sao" tạo thành. Vậy, những "sao" này do chủ quan con người bày đặt ra hay có thực? Như trên đã đề cập đến "sao" chỉ là danh từ chỉ tính chất của vị trí đó, mà những tính chất này là hệ quả của sự hoạt hoá Hệ Can Chi theo Dịch lý tạo thành, cụ thể là theo "Âm Dương – Ngũ Hành". Việc chia ra tới trên nửa triệu trường hợp là đã quá lớn, nhưng nó rất hợp lý vì cùng dựa trên sự định vị theo giờ sinh, nghĩa là những người sinh cùng một ngày, giờ, tháng, năm đều có chung một vị trí "Không – Thời – Gian ".
Giá DIA