LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - ĐẾN HIỆN TẠI ĐÃ XUẤT BẢN 7 PHẦN, 27 quyển gồm:
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần I - Di sản phương Đông” (3 tập):
1. Thiết lập nền văn minh và văn minh vùng Cận Đông
2. Văn minh Ấn Độ và các nước láng giềng
3. Văn minh Trung Hoa và Nhật Bản
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần II - Đời sống Hy Lạp (3 tập)
1. Đời sống Hy Lạp cổ đại
2. Thời hoàng kim
3. Sự suy tàn và sụp đổ của nền tự do Hy Lạp
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần III - Caesar và Christ (3 tập)
1. Cộng hòa – Cách mạng
2. Thời kỳ nguyên thủ
3. Đế quốc và Sơ kỳ Thiên chúa giáo
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IV: Thời Đại Đức Tin (5 tập)
1.Byzantium thời tuyệt đỉnh
2.Văn minh Hồi giáo và Do Thái
3.Thời kỳ Tăm tối
4.Đỉnh cao của Thiên Chúa giáo
5.Đời sống tinh thần trong thế giới Thiên Chúa giáo miền Tây
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IX: Thời Đại Voltaire (Bộ 4 tập)
1. Văn Minh Nước Pháp
2. Văn Minh Anh Quốc
3. Trung Âu và Tiến Bộ của Kiến Thức
4. Cuộc Công Kích Thiên Chúa Giáo
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần X - Rousseau và Cách Mạng (5 tập)
1. Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy
2. Nam Âu Công giáo
3. Bắc Âu Tin lành
4. Nước Anh thời Samuel Johnson
5. Hồi giáo, Đông Âu và nước Pháp phong kiến sụp đổ
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần XI - Văn Minh Thời Đại Napoléon (Bộ 4 tập)
1. Đại Cách mạng Pháp
2. Triều đại Napoléon
3. Văn minh Anh quốc
4. Âu lục và Thời đại Napoléon
-----------------------------------
GIỚI THIỆU CHI TIẾT:
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần I - Di Sản Phương Đông (Bộ 3 tập)
Phần I của Bộ sách: “Di sản phương Đông” được chia thành 3 tập:
1. Thiết lập nền văn minh và văn minh vùng Cận Đông
2. Văn minh Ấn Độ và các nước láng giềng
3. Văn minh Trung Hoa và Nhật Bản
Qua phần I - Di sản phương Đông, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ. Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dân... tất các đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn.
Mỗi chương, mỗi đoạn trong phần I – Di sản phương Đông có thể làm tổn thương vài người yêu nước hoặc chỉ giải khuây cho vài tâm hồn thiên về huyền học: người Do Thái theo Chính Thống giáo sẽ cần đến đức kiên nhẫn của tổ tiên để có thể tha thứ cho những trang viết về Yahveh; người Hindu có tinh thần siêu hình học sẽ than khóc tiếc thương cho những trang viết nguệch ngoạc về triết học Ấn Độ; còn các bậc hiền nhân Trung Quốc hoặc Nhật Bản sẽ mỉm cười khoan dung trước những đoạn trích dẫn ngắn ngủi lại không phù hợp từ kho tàng văn chương và triết học Viễn Đông.
Qua Phần I “Di sản phương Đông”, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ. Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dân... tất các đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn. Chúng ta sẽ bất ngờ khi biết được rằng tám yếu tố thiết yếu để cấu tạo nên nền văn minh đều phát xuất từ phương Đông. Và chúng ta càng phục tầm nhìn lịch sử của tác giả, khi ông dự đoán được sự trỗi dậy của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, và Thái Bình dương sẽ trở thành tiêu điểm cho cuộc “tranh bá đồ vương” của thế giới.
Hy vọng bản dịch này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương Đông, cội nguồn của minh triết, mà bao thế hệ qua, chúng ta vẫn thờ ơ, khi đối diện với nền văn minh duy lý phương Tây. Có thể lịch sử đã đi trọn vẹn một chu kỳ để đến giờ đây, một bậc thức giả phương Tây giúp chúng ta nhìn lại được những giá trị của mảnh đất quê hương.
Nếu bạn đang cầm trên tay tập sách này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.
-----------
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần II - Đời sống Hy Lạp (Bộ 3 tập)
Phần II của Bộ sách: “Đời Sống Hy Lạp” được chia thành ba Tập sách:
1. Đời sống Hy Lạp cổ đại
2. Thời hoàng kim
3. Sự suy tàn và sụp đổ của nền tự do Hy Lạp
Phần II: Đời Sống Hy Lạp | The Life of Greece – nằm trong chuỗi 11 phần của bộ sách đồ sộ Lịch sử văn minh thế giới sẽ cho ta thấy nguồn gốc, sự phát triển, trưởng thành và suy tàn của nền văn minh Hy Lạp từ tàn tích cổ nhất của đảo Crete và thành Troy cho đến cuộc chinh phục Hy Lạp của La Mã.
Will Durant không chỉ cho ta cái nhìn và cảm nhận nền văn hóa phức tạp, sự thăng trầm của nó theo chiều dọc lịch sử, mà khéo léo mở rộng theo chiều ngang, cho chúng ta góc nhìn về nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, thương mại, kiến trúc, nghệ thuật, khoa học, niềm tin tôn giáo và những thử nghiệm về thể chế. Chúng ta sẽ nhận thấy, ngoại trừ trong lĩnh vực cơ khí, hầu như chẳng có gì nằm trong văn hóa chúng ta mà không đến từ Hy Lạp: trường học, môn học, học thuyết, trường phái… Chúng ta cũng sẽ biết được những vấn đề mà Hy Lạp phải trải qua cũng là những vấn đề đang làm chúng ta bận tâm ngày hôm nay: hủy hoại môi trường, bất bình đẳng giới, mất cân bằng dân số, nạn tham nhũng trong chính trị và sự tha hóa trong lối sống; sự tranh chấp giữa tôn giáo và khoa học; chiến tranh giữa các giai cấp, giữa các quốc gia và châu lục; sự đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản, giữa Đông và Tây... Và, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tinh thần của người Hy Lạp qua chiến thắng Marathon không chỉ ở niềm vui chiến thắng nơi chiến trận, mà đã tạo nên sức mạnh, sự đồng lòng cho Hy Lạp dưới quyền của Pericles đã nở hoa thành nền văn hóa phong phú nhất trong lịch sử.
Văn minh Hy Lạp suy tàn, nhưng những kiến thức, bài học lịch sử để lại sẽ mãi là nguồn tri thức vô giá; những cái tên như Plato và Aristotle, Apelles và Praxiteles, Philip và Demosthenes, Diogenes và Alexander sẽ mãi tồn tại. Văn minh không chết, nó chỉ di tản, nó thay chỗ ở và trang phục, nhưng nó vẫn sống. Sự suy tàn của một nền văn minh, như của một cá nhân, sửa soạn chỗ cho một văn minh khác lớn lên; sự sống rũ bỏ bộ da cũ, và làm ngạc nhiên sự chết với một sự trẻ trung mới. Văn minh Hy Lạp vẫn cử động trong mỗi hơi thở tinh thần mà chúng ta đang hít thở; nhiều thứ trong văn minh đó còn lưu lại đến nỗi không ai trong chúng ta trong một đời người có thể hấp thu hết được.
-----------
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần III - Caesar và Christ (3 tập)
1. Cộng hòa – Cách mạng
2. Thời kỳ nguyên thủ
3. Đế quốc và Sơ kỳ Thiên chúa giáo
Thành công vang dội với Phần II - ĐỜI SỐNG HY LẠP, 5 năm sau, Will Durant tiếp tục giới thiệu Phần III - CAESAR VÀ CHRIST, một tác phẩm tuyệt vời về lịch sử La Mã và thời kỳ đầu của Cơ Đốc giáo từ 800 tCn đến 325 Cn.
Với Caesar và Christ, Will Durant mô tả hoàn cảnh và con người đã dẫn dắt Rome trở thành nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới, cũng như sự trỗi dậy của Cộng hòa La Mã để trở thành một đế chế La Mã hùng mạnh, cực thịnh và cuối cùng sụp đổ như thế nào.
Nội dung của Phần này, Will Durant không chỉ đơn giản kể về các mốc thời gian, địa điểm, vị vua, trận đánh, mà ông cho chúng ta một cuộc du hành về quá khứ với tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học, triết học, quan hệ đối ngoại và chiến lược quân sự. Tất cả đều vô cùng sống động và đa chiều. Điều quan trọng là, từng vấn đề cho đến tổng quan, chúng ta có thể quan sát những gì đã xảy ra trong quá khứ để nhìn vào hiện tại và có thể dự đoán được tương lai.
“Durant đã sắp xếp một khối lượng dữ kiện khổng lồ theo một cách thức rất tài ba: ông không bao giờ thiếu mạch lạc, không bao giờ bị rối loạn, ngay cả trong những chương nói về những tập quán của người La Mã vốn dễ dàng trở thành một đống lộn xộn khi nằm trong những bàn tay thiếu kinh nghiệm. Những chương này chứng tỏ là những chương tươi mới và hấp dẫn nhất với bạn đọc nói chung.”
- Grant, W. Leonard. (1946).
[Bài điểm sách Caesar and Christ, của W. Durant].
The Classical Journal, số 41(7), tr. 349–351.
“Tôi vừa đọc xong Caesar và Christ. Một cuốn sách tuyệt làm sao! Đó không chỉ là tác phẩm hay nhất mà ông từng soạn được; nó còn là công trình tổng hợp lịch sử hay nhất từng được thực hiện bởi một người Mỹ. Tôi không thể nghĩ ra nó cần có thêm sự cải thiện nào. Nó được viết rõ ràng và trau chuốt, và nó thể hiện cái lẽ thường tình cụ thể trong từng dòng. Tôi chưa bao giờ đọc bất kỳ cuốn sách nào mà thấy hài lòng hơn.”
- Henry Louis Mencken
Nhà báo, nhà tiểu luận phê bình Mỹ, 1880 – 1956
------------
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IV: Thời Đại Đức Tin (5 tập)
1.Byzantium thời tuyệt đỉnh
2.Văn minh Hồi giáo và Do Thái
3.Thời kỳ Tăm tối
4.Đỉnh cao của Thiên Chúa giáo
5.Đời sống tinh thần trong thế giới Thiên Chúa giáo miền Tây
Phần IV của The Story of Civilization của Durant, như ông mô tả bên ngoài tựa đề, là “Lịch sử văn minh Trung cổ - Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo - từ Constantinus đến Dante, từ năm 325 đến 1321.” Tác giả bao quát một lãnh vực rất rộng lớn với tính hàm súc tuyệt vời, và việc đó, tất yếu, liên quan đến phép đơn giản hóa và đánh giá nhanh nhạy. Nhưng như một pho sử dành cho độc giả phổ thông, đây chắc chắn là một công việc đỉnh cao - được viết một cách sinh động, uyên bác, đầy ý thức và tinh thần. Không phải là một người hoài nghi hay một người duy vật chủ nghĩa cứng rắn, Durant không có xu hướng tôn kính vốn gần đây gây ra một sự lý tưởng hóa nào đó về thời đại này. Ông viết về những ý tưởng tâm linh của thời đó với sự ngưỡng mộ và về nghệ thuật của nó với sự nhiệt tình, nhưng vẫn nhìn “thói mê tín, cảnh khốn khổ, những cuộc chiến tranh không đáng có, và những tội ác kinh khủng” theo đúng bối cảnh của chúng. (tạp chí The Atlantic, tháng Một 1951)
Phần này trình bày nhiều khía cạnh của bốn nền văn minh Byzantium, Hồi giáo, Do Thái giáo, và Tây Âu trong khoảng gần ngàn năm, từ 325 đến 1321. Khoảng 1/5 số trang của Phần này được dành cho văn minh Hồi giáo trong giai đoạn rực rỡ của nó ở Baghdad, Qahirah (Cairo), và Cordoba. Trước Durant, chưa có học giả Thiên Chúa giáo nào, trong một tác phẩm về thời trung cổ, lại công nhận rộng rãi đến như vậy đối với những thành tựu của Hồi giáo trong cai trị, văn học, y học, khoa học, và triết học. Và ba chương về cuộc sống của người Do Thái thời trung cổ cho thấy sự thông cảm đáng ngạc nhiên một nền văn hóa thường được xem là xa lạ. Giáo sư Allan Nevins, Trường Đại học Columbia, viết về Phần IV này như sau:
“Tôi đặc biệt hài lòng khi đọc The Age of Faith của Will Durant mà đối với tôi, nó dường như là một kỳ công tổng hợp và diễn giải rất đáng chú ý. Tôi coi đây là tài liệu tổng hợp hay nhất về nền văn minh thời trung cổ từng được in. Bộ sách tuyệt vời của Durant theo thời gian phải được công nhận - nếu như nó chưa được công nhận - là một trong những tác phẩm xuất sắc trong ngành viết sử của Mỹ.”
-------------
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IX: Thời Đại Voltaire (Bộ 4 tập)
Phần IX của Bộ sách: Thời đại Voltaire được chia thành 4 Tập sách:
1. Văn Minh Nước Pháp
2. Văn Minh Anh Quốc
3. Trung Âu và Tiến Bộ của Kiến Thức
4. Cuộc Công Kích Thiên Chúa Giáo
Phần IX của bộ sách Lịch sử văn minh thế giới – Thời đại Voltaire, cho ta cái nhìn sâu sắc về những diễn biến kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt là xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp và Anh trong nửa đầu thế kỷ XVIII.
Trong tác phẩm tuyệt vời này, người nghe sẽ bắt gặp những ý tưởng từ nước Anh đã truyền cảm hứng cho sự Khai sáng ở Pháp như thế nào; những đàm luận tại các khách thính ở Paris - nơi các bộ óc sắc bén và các nhà tư tưởng của toàn châu Âu gặp gỡ để trao đổi ý tưởng; các triết gia - trí thức và nghệ sĩ vốn trao đổi ý kiến của các vị vua và hoàng hậu; nhân vật Voltaire, sự có mặt như nhân chứng, người trong cuộc, hiện thân của Khai sáng; Phu nhân Pompadour, người đã quyến rũ Louis XV và thông qua ông ta đã ảnh hưởng đến chính sách của Pháp; Thời đại Augustan trong văn học Anh; gánh nặng của giới quý tộc, quyền lực của giới thương mại ngày càng tăng.
Khoa học lúc này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, những giá trị tôn giáo bị thách thức nghiêm trọng, thời khắc đấy Voltaire đã chứng kiến, và Durant đã đưa nhân vật này làm lăng kính trung tâm soi rọi mọi ngóc ngách của thời đại Voltaire – một giai đoạn xung đột mạnh mẽ cùng thời điểm của khoa học, tôn giáo, gánh nặng ký sinh của giới quý tộc, và quyền lực ngày càng tăng của tầng lớp thương mại.
Từ đoạn trích dưới đây, với Voltaire là nhân vật chính, sẽ cho chúng ta thấy xung đột giữa khoa học và tôn giáo đè nặng, mọi phía bị dồn nén, đàn áp đến chân tường, và ném vào nhau triết lý trong khoảng tranh tối – tranh sáng khi bước vào giai đoạn bùng nổ tri thức, hoài nghi tôn giáo:
“La Barre là cháu của một vị tướng đã sa sút. Anh thú nhận mình là kẻ dị giáo. Một nhân chứng báo cáo rằng La Barre, khi được hỏi tại sao anh ta đã không giở mũ trước đám rước Mình thánh Chúa, đã trả lời rằng anh ta “coi Bánh thánh như một miếng sáp,” và không thể hiểu tại sao người ta lại thờ phượng một vị thần bằng bột. … Người ta khám xét thư viện của anh; tìm thấy trong đó cuốn Dictionnaire philosophique của Voltaire, De l’Esprit của Helvétius, và các tập sách châm biếm tôn giáo khác. …, tòa án Abbeville tuyên án. La Barre, và d’Étallonde nếu bị bắt giữ, sẽ bị tra tấn để khai báo tên họ của đồng bọn; họ phải công khai sám hối trước nhà thờ chính của thành phố; lưỡi của họ bị cắt cụt, sau đó họ bị chặt đầu, và xác họ bị đốt thành tro. Cuốn Dictionnaire philosophique của Voltaire sẽ bị ném vào ngọn lửa thiêu xác đó. … bản án được thi hành, … Đao phủ chặt đầu anh bằng một nhát đao chính xác, trong tiếng hoan hô của đám đông…. Voltaire bị choáng trước mức độ nghiêm trọng của hình phạt… Bây giờ ông đề xuất với Alembert và Diderot rằng ông và họ cùng các philosophe khác rời bỏ nước Pháp u tối và đến sống tại Kleve [Đức] dưới sự bảo vệ của Friedrich Đại đế. Cả họ lẫn Friedrich đều không hào hứng với kế hoạch này. Friedrich đồng ý rằng hình phạt cho La Barre là cực đoan; về phần mình, ông ta thà kêu án buộc chàng trai ấy phải đọc toàn bộ pho Summa theologica [Tổng luận thần học] của Tommaso d’Aquino; việc này, ông ta nghĩ, sẽ là một số phận tồi tệ hơn cái chết. Friedrich sau đó đưa cho Voltaire một lời khuyên nhỏ:
“Cảnh tượng xảy ra ở Abbeville thật bi thảm, nhưng những người bị trừng phạt không có lỗi nào đó sao? Chúng ta có nên trực tiếp công kích những định kiến mà thời gian đã thánh hóa trong tâm trí của các quốc gia không? Và nếu chúng ta muốn tận hưởng tự do tư tưởng, chúng ta phải xúc phạm niềm tin lâu đời sao? Một người không muốn gây rối loạn thì hiếm khi bị ngược đãi. Hãy nhớ câu nói của Fontenelle: “Nếu tay tôi đầy sự thật, tôi nên nghĩ nhiều hơn một lần trước khi mở nó ra.”
Trích từ trang 217-220 (Vol IX – Tập 4 – Cuộc công kích Thiên Chúa giáo)
-------------
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần X - Rousseau và Cách Mạng (Bộ 5 tập)
Phần X của Bộ sách: “Rousseau và Cách mạng” được chia thành năm Tập sách:
1. Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy
2. Nam Âu Công giáo
3. Bắc Âu Tin lành
4. Nước Anh thời Samuel Johnson
5. Hồi giáo, Đông Âu và nước Pháp phong kiến sụp đổ
Phần này giới thiệu lịch sử và những thành tựu của văn minh châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789, đồng thời đóng vai trò như một bản lề của lịch sử châu Âu, khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Tập sách cũng giới thiệu nhân vật trung tâm của thời đại bản lề: Jean Jacques Rousseau, một nhân vật kỳ lạ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số các nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: “Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh lấy tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại.”
Nếu bạn đang cầm trên tay các tập sách của Phần X này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.
----------
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần XI - Văn Minh Thời Đại Napoléon (Bộ 4 tập)
Phần XI của bộ sách: Thời đại Napoléon được chia làm bốn tập:
1. Đại Cách mạng Pháp
2. Triều đại Napoléon
3. Văn minh Anh quốc
4. Âu lục và Thời đại Napoléon
Cách trình bày của các tác giả tiện lợi ở chỗ người đọc có thể đọc theo chiều dọc một mạch từ tập 1 đến tập 4 để tìm hiểu về châu Âu vào thời của Napoléon, hoặc tách riêng từng tập để đọc theo chiều ngang như cách mà chúng tôi giới thiệu ở trên, trong đó mỗi tập là một chủ đề được trình bày đầy đủ, có lớp lang. Tương tự, nhìn trong tổng thể 11 phần của bộ sử, người đọc cũng thấy mình có quyền lấy ra phần nào đáng quan tâm nhất, thích thú nhất, để đọc trước, như một tác phẩm hoàn chỉnh.
Nếu bạn đang cầm trên tay tập sách này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.
----------------
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - THE STORY OF CIVILIZATION của tác giả Will & Ariel Durant
Nếu bạn đang cầm trên tay tập sách này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử.
“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI” là “biên niên sử” đồ sộ về các nền văn minh trải dài trong suốt 2.500 năm lịch sử của nhân loại - một trong những bộ sách về lịch sử các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới!
Để nói về tầm vóc của bộ sách này, chúng tôi xin trích lời giới thiệu mà Nhà giáo Giản Tư Trung – Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED đã viết riêng dành cho Bộ sách “sống mãi với thời gian” này:
“Hầu như ai trong chúng ta cũng muốn trở thành con người văn minh, gia đình nào cũng muốn trở thành gia đình văn minh, tổ chức nào cũng muốn trở thành tổ chức văn minh, đất nước nào cũng muốn trở thành quốc gia văn minh.
Nhưng thế nào là “văn minh”, và làm sao chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất để làm giàu văn minh của chính mình, gia đình mình, tổ chức mình và dân tộc mình?"
Lời đáp nằm ở Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - THE STORY OF CIVILIZATION của tác giả Will & Ariel Durant mà IRED Books đã kỳ công mua bản quyền, tổ chức biên dịch, chú giải và lần đầu tiên xuất bản trọn bộ tại Việt Nam. Bộ sách này đặc biệt không chỉ được viết cho giới nghiên cứu, học thuật hay giới thức giả, mà còn được viết cho độc giả đại chúng nhằm giúp đông đảo mọi người có thể tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại.
Để hoàn tất bộ The Story of Civilization bao gồm 11 Phần này (mỗi Phần gồm 4-5 Tập sách), gồm:
1. Our Oriental Heritage (Di sản phương Đông) (1935)
2. The Life of Greece (Đời sống Hy Lạp) (1939)
3. Caesar and Christ (Caesar và Giê-su) (1944)
4. The Age of Faith (Thời đại của Niềm tin) (1950)
5. The Renaissance (Thời Phục Hưng) (1953)
6. The Reformation (Thời Cải Cách) (1957)
7. The Age of Reason Begins (Mở đầu thời đại của Lý Trí) (1961)
8. The Age of Louis XIV (Thời đại Louis XIV) (1963)
9. The Age of Voltaire (Thời đại Voltaire) (1965)
10. Rousseau and Revolution (Rousseau và Cách Mạng) (1967)
11. The Age of Napoleon (Thời đại Napoléon) (1975)
Tác giả Will Durant & Ariel Durant đã dồn mọi tâm sức và làm việc miệt mài suốt gần nửa thế kỷ (từ 1929 đến 1975) để tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp" (integral history) thông qua ngòi bút "kể chuyện" bậc thầy, nhằm thể hiện một cách sinh động nhất những gì đã góp phần vào việc hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của các nền văn minh.
Chúng ta không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối theo thứ tự từng Phần hay từng Tập hay từng Chương của Bộ sách này, mà người đọc có thể dễ dàng chọn đọc để tìm hiểu bất kỳ giai đoạn lịch sử hay bất kỳ nền văn minh nào trong Bộ sách mà mình quan tâm, như thể đây một cuốn “từ điển văn minh” đầy những trải nghiệm mang lại cho chúng ta những hiểu biết cô đọng về các nền văn minh trải dài trong lịch sử nhân loại.
Chính vì thế, công trình truyền đời này đã dễ dàng đi vào lòng người đọc trên khắp thế giới và mang trong mình tính kinh điển & bất hủ của nó, bởi lẽ hiếm có ai dành trọn cuộc đời mình như ông bà Durant để làm ra bộ sách lịch sử văn minh đồ sộ như vậy. Xuyên suốt chiều dài 2.500 lịch sử, bộ sách mô tả văn minh của từng thời đại khác nhau, thể hiện một quan niệm tiến bộ và hài hòa về cách đọc và cách hiểu lịch sử, với đầy đủ các khía cạnh không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh, diễn biến chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân hay những tội đồ, mà còn cả văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng.
Do đó, chúng ta có thể gọi bộ LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI này là một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Phần 10 của bộ sách này đã được trao giải Pulitzer năm 1968 về thể loại phi hư cấu; sau đó tác giả bộ sách đã được Tổng thống Gerald Ford trao huân chương cao quý nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1977.
Bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới và là bộ sách không thể thiếu ở vô số các thư viện lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Và nay, Bộ sách đã được IRED Books hoàn tất việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật và chú giải trọn bộ bằng Tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam để có thể cùng được trải nghiệm “biên niên sử” này của nhân loại. Có thể nói, việc dịch bộ sách này ra tiếng nước mình chính là mong muốn của nhiều quốc gia để góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức và cảm thức về các nền văn minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra bài học quý giá cho chính mình và cho cả dân tộc mình.”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Viện IRED |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội |
SKU | 6373761530550 |
mật mã da vinci putin israel alexander đại đế henry kissinger 21 bài học cho thế kỷ 21 sụp đổ thế cục quỷ cốc tử thomas jefferson những con đường tơ lụa sơ lược lịch sử loài người omega plus thành cát tư hãn sách lịch sử sapien jared diamond lược sử loài người bằng tranh nguồn gốc văn minh lược sử will durant yuval noah harari trật tự thế giới lịch sử quỷ cốc tử danh tướng hàn phi tử lược sử tương lai napoleon đại đế sapiens lược sử loài người sơn hải kinh