Giới thiệu Sách - Hãy gọi tên tôi
Giới thiệu:
Vào tháng 1 năm 2015, một vụ án hiếp dâm trong khuôn viên trường đại học Stanford đã gây rúng động nước Mỹ. Nạn nhân là một cô gái 22 tuổi bị cưỡng bức trong tình trạng ngất xỉu và say xỉn phía sau một thùng rác ngay bên ngoài trụ sở của Hội Kappa Alpha. Thủ phạm ngay lập tức bị giam giữ và được xác định là Brock Turner, khi đó 19 tuổi, sinh viên năm nhất của trường.
Vụ án sau đó đã được xét xử, Brock Turner bị tuyên án vào tháng 6 năm 2016 với bản án 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế với 3 tội danh: hiếp dâm một người bất tỉnh, dùng tay xâm hại tình dục một người bất tỉnh, và hành hung với ý định cưỡng dâm.
Ngay sau khi vụ án được tuyên bố, Emily Doe – tên giả của nạn nhân được Tòa án cấp để bảo vệ danh tính, đã cho đăng LỜI TUYÊN BỐ TÁC ĐỘNG CỦA NẠN NHÂN EMILY DOE trên BuzzFeed dưới cái tên KATIE J.M BAKER, nó lập tức được lan truyền chóng mặt, gây choáng váng cho hàng triệu người. Chỉ trong vòng chưa đầy 4 ngày nó đã được hơn 11 triệu lượt xem, được dịch ra các ngôn ngữ trên toàn cầu, và được đọc trên sàn Quốc hội Mỹ. Nó cũng làm thay đổi luật pháp liên bang California, cựu thống đốc bang California khi đó là Jerry Brown đã ký hai dự luật, trong đó có án tù bắt buộc cũng như mở rộng định nghĩa về tội hiếp dâm. Thẩm phán xét xử vụ án sau đó đã bị bãi nhiệm chức vụ.
Suốt từ khi vụ án hiếp dâm xảy ra đến nay, cô chỉ được biết với cái tên Emily Doe. Bây giờ, cô lấy lại danh tính thật của mình để kể lại toàn bộ sự việc bắt đầu từ đêm xảy ra vụ án, những tổn thương tâm lý, sự bất an không chỉ của cô mà ngay cả những người thân xung quanh mình. Mặc dù trong vụ án của cô có nhân chứng và vật chứng rõ ràng nhưng cuộc đấu tranh của cô luôn phải chịu sự cô lập, áp bức, tủi nhục và thậm chí nạn nhân sẽ phải đối mặt với cả những tình huống xấu nhất. Vụ án xét xử kéo dài và một bản án quá nhẹ nhàng cho hung thủ đã làm bộc lộ một nền văn hóa “thiên vị” để bảo vệ thủ phạm, chỉ ra một hệ thống tư pháp được xây dựng đã làm cho nạn nhân của các vụ tấn công tình dục dễ tổn thương, thậm chí là khiến họ phải đầu hàng và chấp nhận từ bỏ. Tuy nhiên, bằng sự kiên cường, can đảm và sự thật, cuối cùng nạn nhân của tấn công tình dục sẽ chiến thắng, vượt qua đau khổ, có cuộc sống tươi đẹp hơn.
HÃY GỌI TÊN TÔI sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về tấn công tình dục, thấu cảm với những nỗi đau của nạn nhân và gia đình họ, con đường chông gai của họ khi nói lên sự thật cũng như quá trình tự chữa lành những tổn thương tâm lý của họ. Cuốn hồi ký HÃY GỌI TÊN TÔI của Chanel Miller sẽ giúp những nạn nhân của tấn công tình dục như tìm thêm được tiếng nói, sự đồng cảm, chia sẻ để vượt qua nỗi đau, sự tổn thương, và đứng lên đấu tranh.
Cuốn hồi ký ngay khi ra mắt đã được giới phê bình đánh giá cao, nằm trong danh sách Những cuốn sách đáng chú ý và Sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Cuốn sách cũng giành giải thưởng của Hội Phê bình sách Quốc gia Hoa Kỳ, đồng thời cuốn sách được bình chọn là cuốn sách hay nhất năm 2019 trên tờ TIME, Washington Post, Chicago Tribune, NPR và People…
Năm 2019, Chanel Miller được tạp chí TIME bình chọn là 100 nhân vật triển vọng (TIME NEXT 100) và năm 2016 cô cũng nằm trong danh sách Phụ nữ của năm do tạp chí Glamour bình chọn với bút danh Emily Doe.
Thông tin sản phẩm
Tên sách: HÃY GỌI TÊN TÔI
Tác giả: Chanel Miller
Dịch giả: Khánh Nhiên
NXB: Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM
Số trang: 416
Khổ sách: 15.5x23,5 cm
Hình thức: Bìa mềm
Đơn vị phát hành: Hải Đăng
Ngày phát hành: 8/2020
Giá PEIPEI