Giới thiệu Sách - Combo 2 cuốn: Đặc Sản Bốn Phương Hội Tụ + Hà Nội Mến Thương
Combo 2 cuốn của Vũ Thị Tuyết Nhung: Đặc Sản Bốn Phương Hội Tụ + Hà Nội Mến Thương
1. Đặc Sản Bốn Phương Hội Tụ
NXB: NXB Hà Nội
Tác Giả: Vũ Thị Tuyết Nhung
Năm XB: 2021
Số Trang: 367
Loại Bìa: Bìa mềm
Cuốn sách “Đặc Sản Bốn Phương Hội Tụ” là cuốn sách thứ 2, cũng được xem là phần tiếp nối “Hà Thành Hương Xưa Vị Cũ” của tác giả Vũ Thị Tuyết Nhung. Nếu trong Hà Thành Hương Xưa Vị cũ, Vũ Thị Tuyết Nhung đưa ta dạo quanh Hà Nội để thưởng thức ẩm thực Thăng Long – Hà Nội, thì trong Đặc Sản Bốn Phương Hội Tụ, tác giả xê dịch cùng độc giả để khám phá và chia sẻ văn hóa ẩm thực mọi miền, từ đó là những câu chuyện về sự giao thoa ẩm thực tại Hà Nội: Chuyện các o bún bò Huế ở Hà Nội, cơm Tàu thời trước thời sau, Gỏi nhệch Nga Sơn ra phố thị, Lẩu mắm Cần Thơ ra đất Bắc, Măng ngọt Tuyên Quang….
Nhận xét về Tác Giả và Đặc Sản Bốn Phương Hội Tụ
Vũ Thị Tuyết Nhung không phải là nhà “phát kiến ẩm thực”, nhưng cách viết của tác giả đã làm lên hương những cái rất bình thường, gần gũi với mọi người và khi khúc xạ qua câu chữ bỗng trở nên đậm đà, thân thương, lấp lánh. Đi tìm và làm sống lại nhưng mùi hương của các “món” (thực nhiều hơn ẩm: có lẽ là cách viết chủ lực của Vũ Thị Tuyết Nhung” Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng Đọc Đặc sản bốn phương hội tụ của Vũ Thị Tuyết Nhung lần này, thực sự thấy dậy “một mùi hương” của cả dĩ vãng ùa về chan với hiện tại”– Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng
2. Hà Nội Mến Thương
NXB: NXB Hội Nhà văn
Tác Giả: Vũ Thị Tuyết Nhung
Năm XB: 2021
Loại Bìa: Bìa Mềm
Trọng Lượng: 600gr
Kích Thước: 16x24 cm
Số Trang: 387
Đầu năm 2021, Vũ Thị Tuyết Nhung đã cho ra mắt cuốn sách “Hà Thành - Hương xưa vị cũ”, ngay lập tức trở nên nổi tiếng, được bạn đọc trong nước và Việt kiều nồng nhiệt đón nhận. Ở quyển sách đó, người viết tập trung vào khai thác vẻ đẹp văn hóa ẩm thực Hà Thành, trong tư cách một người vừa khảo cứu, vừa thưởng thức, lại vừa thực hành các thức ăn thức uống riêng có, đặc sắc của Hà Nội...
Lần này, với “Hà Nội mến thương”, vẫn Hà Thành hương xưa vị cũ, nhưng ngòi bút này đã chuyển sang một mảng đời sống khác: những cảnh sắc và con người tinh hoa chốn Kinh kỳ.
Một năm ra hai đầu sách, với độ dày tổng cộng hơn cả ngàn trang, đây chính là tập hợp những bài viết của nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nội trong cả quãng đường dài hoạt động nghề nghiệp không ngừng nghỉ đằng đẵng suốt bốn mươi năm ròng.
Hơn bốn mươi bài viết, trong đó các bài viết về “cảnh sắc”, tức không gian Hà Nội chiếm phần lớn, trên 30 bài; còn lại là viết về một số chân dung tiêu biểu, những con người góp phần làm nên vẻ đẹp tinh thần Hà Nội. Các bài viết về cảnh sắc và con người Hà Nội có được nhờ công phu khảo cứu; nhờ sự năng động chịu đi, chịu gặp, chịu quan sát, chịu ghi chép của một nhà báo mà chị gắn bó một đời. Nhưng trên hết, đó là tình yêu đắm đuối của chị với Hà Nội, với phố, với người, với truyền thống văn hiến nghìn năm Kinh kỳ thẳm sâu và linh thiêng hồn Việt. Để mỗi người đọc chúng ta thêm hiểu biết, thêm tự hào, gìn giữ và sáng tạo...
"Lịch sử cứ đi theo bước chân Có vẻ như Vô tình của nó. Hà Nội chảy trôi. Nhưng Hà Nội cũng đọng lại. Hà Nội lan tỏa. Nhưng Hà Nội cũng kết tinh. Những ghi chép về Hà Nội của cây bút tài hoa, đằm thắm Vũ Thị Tuyết Nhung đã góp phần giữ lại những nét anh hoa Hà Nội", “Hà Nội mến thương". PGS-TS Ngô Văn Giá
Giá ALI