Giới thiệu Sách - Chánh niệm ứng dụng 50 trò chơi cho đời thảnh thơi
Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả: Nhiều tác giả
Ngày xuất bản 10-2018
Kích thước 13x20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 271
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động
Chánh niệm ứng dụng 50 trò chơi cho đời thảnh thơi
Thoạt nhìn, ai cũng tưởng rằng thiền là dễ lắm. Ngồi trên một tấm nệm và không làm gì cả thì có gì mà khó khăn kia chứ? Ấy thế nhưng khi mới học thiền, tôi không khỏi liên tưởng đến việc chơi với một con búp bê Nga: Khi mở nó ra, bạn sẽ thấy một con búp bê giống hệt nữa ở bên trong, chỉ có điều là nhỏ hơn mà thôi, rồi lại đến con nữa, và vài con nữa, cứ thế cho đến con búp bê bé nhất.
Dường như có vô vàn các tầng lý thuyết xếp chồng lên nhau mà tôi phải tìm hiểu trước khi có thể thực sự bắt tay vào thực hành thiền. Được bạn bè và đồng nghiệp giới thiệu cho một vài cuốn sách, tôi lại chật vật bơi giữa vô vàn các phương pháp và thuật ngữ khác nhau; dòng chảy các khái niệm và kỹ thuật dường như vô tận. Nhưng tôi vẫn kiên trì, và cuối cùng thiền trở thành một chốn ngơi nghỉ thay vì một cuộc vật lộn. Rốt cuộc tôi đã nắm được trong tay con búp bê nhỏ nhất. Tôi viết cuốn sách Chánh niệm ứng dụng 50 trò chơi cho đời thảnh thơi này với hy vọng rằng, nó sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng hiểu những ý tưởng trên hơn tôi trước đây, và khiến chúng ở mức đơn giản vừa đủ để họ có thể chia sẻ với con cái.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định cho điều mà các thiền giả đã biết từ nhiều thế kỷ nay: Chánh niệm và thiền định giúp phát triển một tập hợp các kỹ năng sống cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, cũng như giúp các bậc phụ huynh nhìn nhận những gì đang diễn ra bên trong và xung quanh họ một cách trí tuệ và từ bi hơn.
Chánh niệm ứng dụng 50 trò chơi cho đời thảnh thơi bàn đến 6 kỹ năng sống – Tập trung, Lắng yên, Nhìn, Điều chỉnh lại, Chăm sóc và Kết nối. Tôi minh họa 6 kỹ năng này theo một vòng tròn, trong đó Tập trung nằm ở vị trí trung tâm, bởi nó có khả năng hỗ trợ cho 5 kỹ năng còn lại. Sự phối hợp giữa các kỹ năng diễn ra như sau:
Khi trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên tập trung vào một trải nghiệm trong thời khắc hiện tại (có thể là cảm nhận hơi thở hay các âm thanh trong phòng), tâm trí chúng sẽ trở nên lắng yên, và một không gian mở ra trong đầu, cho phép chúng thấy được tường tận hơn những gì đang diễn ra. Khi đã nhận thức rõ hơn những gì đang diễn ra trong tâm trí và cơ thể mình, trẻ nhỏ sẽ học được cách sử dụng những ấn tượng cảm quan (ví dụ như “Con cảm thấy bồn chồn” hay “Con thấy nóng ruột”) như những dấu hiệu giúp chúng dừng lại và chiêm nghiệm trước khi phát ngôn hay hành động.
Thông qua quá trình này, chúng dần bớt thụ động hơn và có ý thức rõ hơn về những gì đang diễn ra bên trong cũng như xung quanh mình. Thay vì tập trung vào kết quả, chúng tập trung vào việc phản ứng với tình huống trước mắt bằng trí tuệ và lòng từ bi. Những phẩm chất chăm sóc và kết nối sẽ xuất hiện tự nhiên khi trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nhìn ra mạng lưới các mối quan hệ, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến từng khoảnh khắc. Khi đó, chúng sẽ có cơ hội điều chỉnh lại cách nhìn nhận một tình huống và có thể quyết định nói, hành động phù hợp với những phẩm chất đó.
Trong chánh niệm và thiền định có những phẩm chất cố hữu bí ẩn, nhưng nếu cứ cố phá giải mật mã bằng cách đưa các phẩm chất đó về thành những danh sách với những gạch đầu dòng thì sẽ hiểu sai vấn đề này hoàn toàn. Tuy nhiên, tôi lại quan tâm đến những mật mã sáng tạo khác, chẳng hạn như nhạc jazz, trong đó các nhạc sĩ nghiên cứu vòng tròn bậc 5 và tập luyện các thang âm để trau dồi những phẩm chất nghệ thuật tồn tại cố hữu trong những khúc ngẫu hứng vốn khó có thể miêu tả thành lời.
Cũng như các nhạc sĩ jazz, thiền giả nghiên cứu một tập hợp các chủ đề và tập luyện một tập hợp các kỹ năng sống để trau dồi cho những phẩm chất tồn tại cố hữu trong chánh niệm và thiền định vốn khó có thể nắm bắt để chỉ mặt đặt tên. Trong cả hai lĩnh vực sáng tạo trên, hành giả sẽ biết những phẩm chất bí ẩn đó khi họ nhìn thấy chúng, không phải vì họ có thể diễn đạt chúng thành lời, mà vì họ có thể cảm nhận được chúng. Người xưa có câu ví rằng trí tuệ và lòng từ bi giống như hai cánh của một con chim và để bay được, chúng ta phải cần đến cả hai. Những chủ đề trừu tượng và các kỹ năng sống thực tế học được qua chánh niệm và thiền định sẽ giúp phát triển trí tuệ và lòng từ bi. Khi phối hợp với nhau, chúng mang đến mức độ tự do về mặt tâm lý, giúp trẻ và gia đình vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, như chú chim cất cánh bay vút lên bầu trời. Có lẽ điều khiến tôi thích nhất ở những trò chơi chánh niệm là chúng mang đến cho các bậc phụ huynh và con trẻ một cơ hội đáng quý để cùng dạy và cùng học với nhau. Cũng dễ hiểu khi nhiều phụ huynh cho biết rằng các hoạt động dành cho trẻ nhỏ chỉ ra cho họ một lối đi đến thiền mà trước đây họ chưa từng tiếp cận được.
Giá NEIRO