Giới thiệu Sách - Cảnh báo khi dùng thuốc 2008
Cảnh báo khi dùng thuốc
Tác giả: DS. Phạm Thiệp - DS. Vũ Ngọc Thúy
Số trang: 550
Khổ: 19x27
Nhà xuất bản y học
Tình trạng: Còn hàng
Bia cứng
Giá: ₫250.000
Năm xuất bản 2008
( sách xuất lâu rồi nên chất liệu giấy 1 số trang có thể bị úa vàng, khách cân nhắc trước khi mua )
GIỚI THIỆU SÁCH
Dùng thuốc là một việc rất khó và phải rất thận trọng. Thuốc hầu hết là những hóa dược, khi dùng lại hoà vào môi trường sinh hóa, tất yếu xảy ra những phản ứng. Phản ứng ấy đều nhằm mục đích tốt mang lại lợi ích là chữa bệnh. Tuy nhiên cũng xảy ra khá nhiều phản ứng bất lợi mà ta gọi là những tác dụng không mong muốn hay là tác dụng phụ của thuốc.
Sách “NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC” ra đời với mục đích lưu ý trước cho người dùng về các chống chỉ định, lưu ý (thận trọng) khi dùng, các tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) có thể xảy ra và quá liều cùng cách xử lý.
Sách bao gồm khoảng trên dưới 1000 các hóa dược thông dụng và với một ít biệt dược thịnh hành trên thị trường.
Mỗi chuyên khảo đều có: Tên thuốc - Chỉ định - Chống chỉ định - Lưu ý - Tương tác thuốc - Tác dụng phụ và quá liều.
Sách đặc biệt đề cập khá sâu về:
- Tương tác thuốc: khả năng một thuốc có thể làm thay đổi hiệu lực, cường độ tác dụng của một số thuốc khác khi dùng đồng thời, về dược động học (hấp thụ, phân bố, chuyển hóa, thải trừ…) về dược lực học (cộng hợp, ức chế…). Những tương tác ấy được phân tích về cơ chế, khuyến cáo: cấm phối hợp, phối hợp có điều kiện, tránh phối hợp, thay đổi liệu pháp và cách xử lý.
- Tác dụng phụ: Hầu hết các thuốc đều có ít nhiều tác dụng phụ. Tác dụng phụ nặng có thể làm cho người bệnh bỏ thuốc, thay đổi thuốc. Tác dụng phụ có thể phục hồi nhưng cũng có tác dụng phụ không thể phục hồi hoặc nguy hiểm chết người. Cảnh báo những tác dụng phụ ấy để người dùng và thầy thuốc tìm cách khắc phục, rất đáng chú ý cho từng cá thể và với người phải dùng nhiều loại thuốc trong ngày.
Tên thuốc của sách được viết gần gĩư nguyên tên thông dụng quốc tế (International Non proprietary Name – INN) không phiên âm Việt ngữ. Tra cứu thuốc có thể theo số trang ở mục lục sách hoặc theo vần chữ cái A,B,C của tên thuốc theo số trang.
Vì sách chỉ có tên hóa dược thông dụng quốc tế, không có tên thương mại, khi tra cứu cần xem kỹ tên hóa dược (hoạt chất, chất gốc) trên nhãn, bao bì, vỉ thuốc, đơn hướng dẫn để tra cứu cho đúng thuốc cần tìm.
Giá CRYPT