Giới thiệu Sách Bội Tình (Tái Bản 2020)
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Tác giả: Tạ Uyên
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 92
Năm xuất bản: 2020
Bội tình là tập thơ đầu tay của tác giả trẻ Tạ Uyên. Đáng chú ý, cô là chủ nhân của Fanpage 'Bếp của Mỡ' với những món ăn ngon độc đáo chinh phục cộng đồng mạng. Ở Bội tình, mọi phụ nữ đều tìm thấy hình ảnh của bản thân mình, là những hoang hoải sau cuộc tình vỡ, là sự chênh vênh giữa cuộc sống, công việc, những mối quan hệ xã hội đè nặng nhưng rồi chẳng biết than thở cùng ai. Nếu như phần đầu của tập thơ kể về sự bắt đầu và kết thúc tình yêu đầy bàng hoàng và đau đớn của Tạ Uyên thì phần hai - Đời, lại là những áng thơ mang đầy nỗi suy tư về cuộc sống và tình đời. Từng vấp ngã trong tình cảm và cuộc sống, Tạ Uyên trong phần Đời là một người con gái kiêu hãnh và đã đủ trưởng thành để nhận ra điều gì là quan trọng đối với bản thân mình. Cô muốn trở lại là một phụ nữ sống thoải mái, ung dung và tự tại, không bị ràng buộc bởi các khuôn phép xã hội khi cho phép mình được đi đây đó để cảm nhận thêm cái ấm áp của tình người. “Mình sao khóc vì những người thích trách Thạch tín nào cũng lấy được mạng người Mình quá lười để cười rồi lại khóc Chọc thủng trời mới thấy được mình đau” Hay những câu thơ rất Đời mà tác giả bộc bạch lại rất thơ: “Mình không mong những điều lớn lao Vì trời cao hẳn nhiên không đến Cuộc sống này trìu mến yêu thương Như vậy thôi đâu có tâfm thường” Để rồi phần cuối - Chúng Ta là những áng thơ miêu tả về cuộc sống trong thời điểm hiện tại, hạnh phúc từ những điều nhỏ nhoi nhất, như cô cũng đã nói khi mở đầu phần này: “Suy cho cùng, tuổi trẻ của em chia ra hai giai đoạn rõ rệt nhất. Một là khổ vì anh, hai là cố gắng hoàn thiện khi là vợ anh". Ở Bội tình, không có những bài thơ với những tựa bài riêng lẻ, không có những cảm xúc được định thành tên, chỉ có những khoảng đủ rộng để người đọc hiểu đó là những tâm trạng cất lên trong những cảm xúc của Tạ Uyên. Trong buổi ra mắt sách, tác giả trẻ chia sẻ cô gom góp các vầng thơ ngẫu hứng của mình bắt đầu từ năm 2012, khi còn ngồi trên ghế đại học. Đó như là những trải lòng vào lúc tối muộn sau những tâm trạng không biết kể cùng ai, là tiếng lòng cất lên giữa những khoảng trống chơi vơi. Dần dần, những bài thơ cứ nhiều dần lên và ở đó những năm tháng thăng trầm được ghi lại và cô nhìn thấy mình đã mạnh mẽ thế nào khi tự đấu tranh với bản thân, tìm cho mình những khoảng an yên nhỏ bé. Đó không chỉ là sự can đảm và quyết đoán mà còn phản ứng mạnh mẽ của một phụ nữ đối mặt với tổn thương và dị nghị cũng như những lời nói cay độc từ xã hội.
Giá HUM