Giới thiệu Sách - BẠN VĂN BẠN MÌNH: Văn thi sĩ tiền chiến
BẠN VĂN BẠN MÌNH - VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN
Tác giả: Nguyễn Vỹ
Thể loại: Phê bình - Lý luận văn học
Khuôn Khổ: 14x22.5 cm
Số trang: 316
Định dạng: bìa mềm
Trọng lượng: 380 gram
Bộ sách: Bạn văn bạn mình
Xuất bản: NXB Kim Đồng
Ngày phát hành: 26/07/2021
GIỚI THIỆU SÁCH
Với phương châm “chỉ nói đến các bạn làng văn mà tôi đã được hân hạnh quen biết nhiều”, những gương mặt văn sĩ tiền chiến được nhà thơ Nguyễn Vỹ khắc họa chân dung, giúp độc giả hiểu thêm về “thế hệ Văn học Cận kim” như: Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Vi Huyền Đắc, Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Trương Tửu, Mộng Sơn, Nguyễn Tuân, Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Vũ Bằng, Thâm Tâm, Vũ Ngọc Phan, Trần Tuấn Khải, Phan Khôi, Thiếu Sơn, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…
“Tác phẩm này không phải là một văn học sử, cũng không phải một công trình khảo luận. Đây là chứng dẫn một thời đại, của một người đã bước trong lịch trình hăng say của thế hệ Văn học Cận kim, đã lăn lóc hằng ngày với các bạn đồng hành. Nó đã sống, đã thấy, đã cảm xúc giữa một thế giới mới đột nhiên xuất hiện từ một thế giới cũ. Nó đã chia sẻ những vinh nhục của số kiếp con nhà văn.” (Nguyễn Vỹ)
Qua Văn thi sĩ tiền chiến, sẽ thấy một nhà thơ Nguyễn Vỹ điều độ, quy củ, nghiêm ngắn trong công việc nhưng lại không thích nằm yên trong khuôn sáo cũ mòn mà luôn tìm tòi hình thức diễn tả mới lạ khi sáng tác. Người mới gặp sơ sẽ thấy Nguyễn Vỹ hơi lạnh lùng, kiêu ngạo, nhưng với bạn bè thân thiết, ông lại rất chân tình.
“Đặc điểm của tác phẩm nầy là một “chứng dẫn của thời đại Văn học Cận kim”, vì Nguyễn Vỹ là một nhà văn, nhà thơ đã nổi tiếng từ thời tiền chiến, “đã sống, đã thấy, đã cảm xúc” ngay ở
thời đại ấy. Đây là một thiên hồi ký rất hấp dẫn về các nhà văn, nhà thơ, do chính tác giả kể lại (chương I), về đời sống tinh thần và vật chất của họ, và không khí văn nghệ tiền chiến (chương II, III). Đây toàn là những tài liệu “sống”, thiết thực, giúp chúng ta hiểu sâu rộng thêm về văn nghệ tiền chiến và là một phần đóng góp bổ túc quý báu vào kho Văn học sử Việt Nam hiện đại.”
Nhà sách KHAI TRÍ
Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912 – 1971); bút danh: Tân Phong, Tàn Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (nay thuộc xã Phổ Phong), huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông theo học trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân. Sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.
Nguyễn Vỹ đi đầu trong lối thơ 12 chân (alexandrins) mới mẻ trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Hai bài thơ “Gởi Trương Tửu” và “Sương rơi” của ông từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời. Tập “Văn thi sĩ tiền chiến”, “Tuấn - chàng trai nước Việt” được cho là những tập sách biên khảo có giá trị.
Ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tai nạn xe hơi trên đoạn đường Long An - Sài Gòn.
Các tác phẩm chính:
• Tập thơ đầu – Premières poésies (thơ tiếng Việt và Pháp, 1934)
• Đứa con hoang (tiểu thuyết, Minh Phương xuất bản, 1936)
• Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (tập truyện ngắn tiếng Pháp, Đông Tây xuất bản, 1937)
• Thi sĩ Kỳ Phong (tiểu thuyết, Nam Kỳ xuất bản, 1938)
• Chiếc bỏng (tiểu thuyết, Cộng Lực xuất bản, 1941)
* Chiếc áo cưới màu hồng (tiểu thuyết, Dân Ta xuất bản, 1937)
• Người yêu của hoàng thượng (tiểu thuyết, Minh Phương xuất bản, 1938)
• Giây bí rợ (tiểu thuyết, Dân Ta xuất bản, 1997)
• Hai thiêng liêng (tiểu thuyết, Dân Ta xuất bản, 1937)
• Hoang vu (thơ, Phổ Thông xuất bản, 1962)
• Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết, Sống Mới xuất bản, 1965)
• Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo, Sống Mới xuất bản, 1970)
• Tuấn, chàng trai nước Việt (biên khảo, Triêu Dương xuất bản, 1970)
• Văn thi sĩ tiền chiến (ký ức văn học, Khai Trí xuất bản, 1970)
• Buồn muốn khóc lên (thơ, 1970)
• Mình ơi (văn hóa tổng quát, 1970)
• Thơ lên ruột (thơ trào phúng, 1971)
Giá MAGOA