Tư tưởng con người tạo nên thế giới − và chính nó cũng là một thế giới riêng. Con người luôn tò mò về vũ trụ, nhà khoa học vũ trụ Nguyễn Xuân Thuận gọi là “khát vọng tới cái vô hạn” Tư tưởng con người theo phóng tưởng tiên khởi, lúc nền khoa học về vũ trụ chưa vững vàng, ở buổi bình minh, loài người tạo ra vũ trụ thần thoại; để từ đó cho đến thế kỷ 20, Big Bang được xem là một thuyết thành lập vũ trụ ngày càng được các khoa học gia tin vào, hay nói cách khác, nó chưa bị một lý thuyết mới mẻ nào đánh đổ, nhất là còn nói lên rằng vũ trụ giãn nở hay mở rộng, có thể đến vô tận. Trịnh Xuân Thuận qua lời nói đầu của quyển “Giai Điệu Bí Ẩn” của ông, đã cho biết một số khái lược như thế.
Mang việc con người khao khát khám phá vũ trụ vô tận để thấy trí óc con người theo dòng lịch sử tiến hóa nhân loại cũng từng bước bước lên những bậc thang tư tưởng cao hơn Đó là tham vọng của loài người, và đó cũng là sự huyền nhiệm bí mật của từng bước tiến hóa về con người, để đến ngày hôm nay, loài người có một lịch sử thăng hoa, văn minh, và chưa dừng lại.
Đầu tiên, tư tưởng tạo thành triết học, rồi từ triết học chuyển biến thành khoa học; có nghĩa là, từ phạm trù trừu tượng họ đi đến thời kỳ chế tạo ra những cơ năng, cơ giới hiện thực, bằng khoa học thực nghiệm, điển hình như con tàu vũ trụ, tín hiệu truyền xuyên không gian, máy vi tính dữ liệu hóa mọi thứ và giải quyết mọi chuyện, Tất cả sự phát minh tân tiến trong mục đích nhằm đưa con người vượt lên hay đạt được một tầm cỡ “siêu nhân” có phép thuật, làm những việc mà tốc độ ánh sáng của Einstein đưa ra đã lỗi thời. Hãy chờ xem.
*
“Phác Thảo Một Triết Học Cho Lịch Sử Thế Giới” của Giáo Sư Triết gia Nguyễn Hữu Liêm là một quyển sách “Triết Luận.” Quyển sách này chủ yếu sử dụng hai loại ngôn từ: ngôn ngữ triết học và chữ nghĩa trí thức, đòi hỏi một trình độ tương hợp, và là loại sách đọc để nghiền ngẫm Những ngôn từ ẩn dụ trừu tượng bên cạnh chữ nghĩa giáo khoa chuyên môn dùng diễn tả những sự kiện phức tạp, có những tầm vóc lịch sử, nhân văn, đạo lý chen kẽ, cần phải hết sức tập trung để hiểu điều tác giả muốn diễn bày.
Ngoài ra, có những trích dẫn về kinh điển đạo Phật, về triết lý của nhiều triết gia, kể cả những công trình về khoa học, về vũ trụ, cũng được nêu lên minh chứng cho điều tác giả diễn luận. Vì thế, không cần thiết phải mượn thêm những kiến thức rườm rà để làm dáng cho bài viết giới thiệu khái quát về tác phẩm này, vì tự nó đã thừa hay ho lý thú; hay nói cách khác, là một bức tranh không còn chấm phá thêm đường nét hoặc màu sắc nào nữa.
Những câu hỏi căn bản mang tính triết lý như nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc con người, từng một thời thuộc lãnh vực của triết học. Ngày nay thuộc về mảnh đất của các nhà khoa học thực nghiệm. Sau khi khoa học lượng tử Quantum xuất hiện ngày càng trở nên một “công án” thú vị đối với khoa học, Stephen Hawking dựa trên thuyết này, nói rằng, “chúng ta tạo nên lịch sử bằng cách quan sát nó, chứ không phải lịch sử tạo nên chúng ta.” Ông còn giải thích thêm, “chính chúng ta là sản phẩm của những dao động lượng tử trong giai đoạn sơ khai của vũ trụ.” Điều này còn mang ý nghĩa đặt câu hỏi về “thực tại loài người” nếu không muốn nói tất cả sinh vật. Nghi vấn này cho Hawking đưa ra một lý thuyết “mô hình độc lập,” muốn nói rằng “thực tại” như là kết quả khả thể tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng tìm được.”Và trong lời mở đầu, Hawking kết luận rằng, “Triết học đã không theo kịp với khoa học tân tiến, các khoa học gia đã ttrở thành những người cầm đuốc khám phá trong tiến trình đi tìm kiến thức.”[trích dẫn từ “The Grand Design” của Stephen Hawking]
Quyển triết luận này, tác giả phát thảo về những bước đi của lịch sử nhân loại để tiến đến nền văn minh như ngày nay, trải qua 5 thời tính, hay giai đoạn, quan trọng, được chia làm 5 phần theo thứ tự:
Phần 1: Phác thảo khá dài để người đọc nắm vững những mấu chốt tác giả sẽ khai triển tiếp tục Tập trung về “Ngã,” từ tiểu Ngã của con người cho đến cái TA tuyệt đối và vĩnh hằng. Người có công lột trần cái Ngã là đức Phật Thích Ca, và ngài đưa ra thuyết “vô ngã,” luận giải rằng cái Ngã của con người là cái không có thật, con người đừng chấp vào cái “Tôi” đó, như thế mới có thể tu tập đạt đến “giác ngộ.” Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý, tác giả tập trung vào thế giới con người, nên những Ngã thể mang tính triết lý được xem là những nhân vật liên hệ theo chiều dọc, cái TA lớn phóng chiếu xuống cái Ta trung gian đến ta nhỏ con người, và con người sẽ thăng tiến trải qua những thời điểm, khác biệt tùy thuộc vào không gian/thời gian của họ; do vậy con người sẽ có những chênh lệch về văn minh và nhân trí, điều này tùy thuộc vào “Ý Chí Đang Là” hành hoạt vươn lên “Ý Chí Sẽ Là.”
Giáo sư Triết gia Nguyễn Hữu Liêm luận giải gọn ở đoạn số 9 của chương 1: “9 – Ngã và Thân xác, qua năng động Dục thức, là sự thay thế, bù trừ (substitution) cho cái Ta vừa đánh thức. Khi Ta chưa trưởng thành, chưa đủ năng lực tự chủ, chưa vun đắp được cá thể tính (individuality) thì Dục thân và tự-Ngã trở nên thực tại cho Ta. Cái Ta ở giai thời này bắt đầu kinh nghiệm qua sự đến và đi của Thời trong hư không của Không gian. Đây là lúc mà Sinh, Tử bắt đầu.”
Trích thêm một đoạn để bổ túc:“12 – Tuy nhiên, tự-Ngã là ngoại hình, là hư tưởng của Ta. Nhưng không có Ngã thì không có Ta trên trục Không/Thời. Ngã là hiện thân của Ta vào Sử tính – một tiến trình hiến thân (kenosis) của Ta vào võng lưới Không/Thời và vật thể như là một sai lầm, một sự vong thân, một sa đọa, sa ngã, để cho ta biết Chân lý là gì. Không có Ta thì không có Ngã. Tự-Ngã, do đó, chính là chiếc bóng của Ta, bước vào Lịch sử như là một tha hóa, đảo nghịch Chân lý để biến Khổ Đau thành Hạnh Phước. Ta đến với Sử tính như là một sai lầm để từ sai lầm mà Ý thức tự-Ngã được chuyển hóa. Mọi Ý thức về Ta, ở giai Thời này, đều là của sai lạc. Trong võng lưới sai lạc trùng trùng nhân duyên của tự-Ngã, Ta nhận ra Chân lý của Ta. Ngã chính là Chân lý của Ta bằng con đường sai lầm của nó.”
Do đây là bài giới thiệu, chỉ vắn tắt ở những tiêu đề, giới hạn trích đoạn, không đi sâu vào nội dung toàn phần. Phần 1 được chia làm 9 chương:
1. Khi cái Ta thức tỉnh 2. Bước vào hiện tượng con người 3. Vòng tròn chuyển hóa từ Ta 4. Khi TA trở nên Sử tính – nhân loại tìm ra cá nhân tính 5. Khi Ta trở thành cái ta thiên nhiên: Ngã tướng dân tộc Ấn Độ 6. Khi Ta trở thành cái ta thiên nhiên: Ngã tướng dân tộc Ấn Độ 7. Khi Lý tính là Nguyên lý hướng đạo: Socrates 8. Khi cơ năng Ngã thể chủ quan đi tìm Đại thể tính 9. Khi Lý tính tiếm ngôi Đại thể.
Kết luận ngắn gọn cuối cùng ở câu số 244 của chương 9 / Phần 1 để dẫn sang Chương 2, từ cái “Tôi” con người sẽ bước lên nấc thang cao hơn kế đó là “Chúng Tôi” mà tiêu biểu là sự hiện thân của Chúa Jesus hay Thiên Chúa Giáo ở phương trời Tây Âu:“Cái gì sẽ đến thì phải đến như là một Thời lý phải được hiện thân, một Thời Ý phải trở nên thực tại. Xuất hiện cuối chân trời Ngã thức, cơ năng Tự-Ý thức mới đang xuất hiện: Thiên Chúa giáo.”
*
Phần 2: CHÚNG TA. Thời quán này được tác giả giải thích ngắn gọn, xin trích đoạn ở số 250/chương 10: “Năng lực Thời tính này là Chúa Jesus. Chúa Jesus là Ta – hiện thân của năng lực Đạo lý mới, liên thông giữa TA với ta. Từ TA (Chúa Trời) sang Ta (Jesus, con Một của Chúa Trời) đến ta (con người) là sự kiến lập một Trinity mới, một hệ Tam ngôi Nhất thể: TA-Ta-ta.”
Và trích đoạn ở cuối câu 251/chương 10 để rõ hơn: “Chúa Jesus kiến tạo chiếc cầu liên thông giữa TA và ta – tức là một năng lý quan hệ giữa Trời và người, giữa Đại thể với cá thể. Đây là Thời quán chuyển hóa cho năng thức Ngã thể từ một vị trí cô độc sang với một thể trạng liên đới mang nội dung cộng đồng: Chúng Ta – The WE.”
Được tiếp tục bằng các chương: 1.Sự thể chưa hoàn tất của cái ta Hy Lạp và La Mã 2.Chân lý là Liên đới 3.Chúa Jesus là Hoàng tử Hòa bình? 4.Hãy tỉnh thức – Quán tưởng là chìa khóa 5.Ý nghĩa về sự Đóng đinh – Crucification – Chúa Jesus trên Thập tự giá 6.Tại sao Ngã thể Tây Âu trưởng thành hơn? 7.Khi bản năng Thân xác chuyển hóa thành Ý chí tôn giáo 8.Khi Chúa Jesus là người tình 9.Thiên Chúa giáo hoàn tất Đạo lý nhà Phật 10.Thiên Chúa giáo hoán chuyển và khai mở Ngã thể 11.Giáo hội La Mã – Chúng Ta thay mặt TA và đại diện cho ta 12.Văn minh Chúng-Ta của Tây phương từ Thiên Chúa giáo 13.Khi biện minh Dân chủ đại diện khởi sinh 14.Kẻ ăn ngon với kẻ ngủ ngon: Tin lành và Công giáo 15.Sự thoái hóa tôn giáo theo truyền thống Abrahamic.
Những Đạo lý ở Ấn Độ và Trung Hoa thất bại trong việc thúc đẩy sự tiến hóa của con người ở hai thổ ngơi ấy, như tác giả trình bày: “Tại sao Ấn giáo, đạo Phật và Khổng và Lão đã không thúc đẩy cơ năng Tiến hóa trên cơ bản Ngã thể cho con người Á Đông như là Tây Âu đã? Câu trả lời ngắn gọn: Vì các cơ năng Đạo lý Á Đông chỉ chú trọng đến đời sống Tinh thần trên bình diện Ý niệm Tuyệt đối và trừu tượng đã đánh mất yếu tố Trung giải qua Sử tính bằng sinh nghiệm thế gian. Có nghĩa là Đạo lý Á Đông thiếu vắng tính Thực tại – Actuality – qua quy trình thử thách và sinh nghiệm với thế gian. Con người và Văn minh Tây Âu là môt hiện tượng trễ hơn so với Á Đông – như là đứa trẻ sinh sau đẻ muộn nhưng thừa hưởng được gia sản tích lũy từ các nền Văn minh trước nó, cho nên đứa trẻ trưởng thành và khôn ngoan thông minh hơn, Ngã thể vững vàng hơn.”
Tác giả phiên giải thêm, trích đoạn ở số 326/chương 18: “Tức là, nhìn từ mọi góc độ phiên giải hiện tượng Chúa Jesus, từ Đạo lý Chân Tâm mà nhà Phật đã khai mở, hay là triết học về Ái dục, như Hegel và Kojeve đưa ra, thì hiện tượng khai sáng con đường Tinh thần của Thiên Chúa giáo đã đóng vai trò tối quan yếu và quyết định cho Thời quán tiến hóa trong Sử tính nhân loại.”
Sau khi Chúa Jesus chết trên Thánh giá, qua Thánh Peter, Giáo hội được thành hình để đáp ứng cho con người, thời đại của Giáo sĩ lên ngôi, “CHÚNG TA” bắt đầu thực hiện vai trò của Ngã thể này, nó hoàn mãn sau khi (trích đoạn ở số 341/chương 20): “Sắc lịnh Milan năm 313 ban hành bởi hai hoàng đế La Mã là Constantine và Licinius, chấm dứt việc cấm đạo và cho phép tín hữu Thiên Chúa tự do truyền đạo và hành đạo – không những thế, Constantine sau đó đã thiết lập Thiên Chúa giáo là quốc giáo cho Đế quốc La Mã.”Tuy hoàn mãn nhưng không hoàn hảo, tác giả chỉ ra, bởi vì:
“349 – Ở Thời quán này, cái ta Ngã thể dung chứa hai năng động logic: Một là logic của trái Tim qua định chế Giáo hội, hai là logic Lý tính qua thể chế Đế quốc. Hai năng động này thường đi ngược lại và mâu thuẫn lẫn nhau khi Đức tin vào Chúa Jesus từ phép Nhiệm mầu mà Ngài đã chứng minh – bằng thông điệp Yêu thương, Nhún nhường, Khiêm cung, Yêu người như yêu ta – không thể được áp dụng trong một thực trạng Quyền lực và Chính trị mà Chiến thắng là Chân lý vốn được nuôi dưỡng bằng Ý chí chinh phục qua sức mạnh Quân sự, Bạo lực và Tổ chức.” [chương 20]
Tòa Thánh La Mã cuối cùng không làm được phép mầu như Chúa Jesus, đồng thời sự bành trướng quyền lực của giáo hội, cả hai đã làm cho con người nảy sinh ra một khả thể tự-do-mới. Những trích đoạn được đưa ra khá nhiều ở hai Phần đầu này để chấm dứt quyền lực của tôn giáo đã trải qua một lịch sử khá dài sau vũ trụ thần thoại đã bị xóa sổ. Neitzch tuyên ngôn rằng “Thượng Đế đã chết,” bước sang thời đại con người muốn chính họ có thể tạo nên “phép mầu,” là điều Stephen Hawking cho là thời đại huy hoàng của thế giới khoa học gia, và đây là một hành trình “trở về.” Tác giả luận ở câu số 258/chương 22: “258 – Có nghĩa rằng, từ bản sắc quyền lực bành trướng và áp chế của cơ năng Giáo hội mà Sử tính Ngã thức vô tình bước vào con lộ mới cho khả thể Tự do trên biện chứng Tự-Ý thức mới…”
Sau giai đoạn Tòa Thánh là sự ra đời của đạo Tin Lành, tác giả nhận định đây là một “thử thách cho Ý chí Tự do từ cái ta đạo Công giáo sang cái ta Tin lành, và những phân nhánh của Nó trong dòng Sử tính Tây Âu.” Ông giải thích thêm nơi chương 24 cuối cùng, đoạn số 275:
“275 – Sự xuất hiện phong trào Tin lành từ Martin Luther mang bản sắc Giáng sinh của Chúa Jesus trên bình diện tác động Tỉnh thức. Mỗi hiện tượng đóng chức năng Sử tính, thay đổi và hoán chuyển Thiết yếu tính cho Ý thức Tự do tùy theo căn cơ, nhu cầu, và điều kiện nhân sinh ở mỗi Thời đại. Cái Nhiệm mầu từ hành trạng khai đạo của Chúa Jesus nay là một Ý chí tôn giáo phản kháng một thực trạng định chế, nhân danh tính Nhiệm mầu đó. Cái ta Tin lành khởi động báo hiệu một Thời quán Ngã thức mới, về một nền tảng Chúng-Ta-mới, nhằm thay thế và chuyển hóa cái Chúng-Ta-cũ từ hơn 15 thế kỷ trước.”
Lịch sử có một chủ đích tối hậu nào không? Đâu là quy luật vận hành cho lịch sử? Đây là hai câu hỏi siêu hình cơ bản mà con người ngày nay hình như đã ngưng suy ngẫm về chúng. Khi mà Chúa Trời đã chết, khi mà Cứu cánh luận chỉ là một dự phóng không tưởng, khi mà Siêu hình học đã bị thay bằng triết học ngôn ngữ và phân tích, khi mà Chân lý chỉ là những “siêu tự sự,” liệu Triết học có còn dũng khí để thử đi tìm lại những Nguyên lý cơ bản cho Hữu thế, cho Lịch sử Nhân loại?
Dựa trên những nguyên lý Bản thể luận của Phật giáo, Aristotle, Thiên Chúa giáo, Hegel và Wilber, luận đề nầy thử đưa ra một Triết học hoàn toàn mới về Lịch sử Nhân loại kể từ 500 năm trước Công nguyên cho đến Thế kỷ 21. Đây là một sơ đồ Siêu hình học nhằm phác thảo một nguyên lý chuyển dịch cho hành trình Ngã thức. Tùy theo từng Thời quán Chuyển hóa của năng lực Tự Ý thức (Self-Consciousness) mà Sử tính được kiến lập. Khởi đi từ Ý thức về Ta (I-Consciousness) đến Chúng Ta (We), đến Nó (It) rồi đến Chúng Nó (They) và trở về lại với Ta, trên hành trình hơn hai ngàn năm qua, theo dòng Sử tính, khả năng Tự ý thức qua dạng thể Ngã-thức (Ego-consciousness) chính là động cơ căn bản cho sự hành thình của Tôn giáo (I), Văn hóa (We), Khoa học (It), Chính trị (They). Trong vòng quay Bản thể của Ý thức nầy, Ngã thể nào thì Văn minh đó – và bản sắc Ngã thức là biểu dấu cho một trình độ Tự-Ý thức, chính là chìa khóa cho số phận Cá nhân và Quốc gia.
Mời bạn đọc bước vào Hành trình lớn của Lịch sử Nhân loại như là một Thử nghiệm lý thuyết mới lạ nhằm khai mở một góc độ Triết học khác về Hiện tượng con Người và Thế gian.
Phác thảo về một triết học cho lịch sử thế giới của Giáo Sư Triết gia Nguyễn Hữu Liêm là một quyển sách “Triết Luận.” Quyển sách này chủ yếu sử dụng hai loại ngôn từ: ngôn ngữ triết học và chữ nghĩa trí thức, đòi hỏi một trình độ tương hợp, và là loại sách đọc để nghiền ngẫm. Những ngôn từ ẩn dụ trừu tượng bên cạnh chữ nghĩa giáo khoa chuyên môn dùng diễn tả những sự kiện phức tạp, có những tầm vóc lịch sử, nhân văn, đạo lý chen kẽ, cần phải hết sức tập trung để hiểu điều tác giả muốn diễn bày.
Ngoài ra, có những trích dẫn về kinh điển đạo Phật, về triết lý của nhiều triết gia, kể cả những công trình về khoa học, về vũ trụ, cũng được nêu lên minh chứng cho điều tác giả diễn luận. Vì thế, không cần thiết phải mượn thêm những kiến thức rườm rà để làm dáng cho bài viết giới thiệu khái quát về tác phẩm này, vì tự nó đã thừa hay ho lý thú; hay nói cách khác, là một bức tranh không còn chấm phá thêm đường nét hoặc màu sắc nào nữa.
---------------
Về Tác giả
Nguyễn Hữu Liêm, tiến sĩ Luật khoa, tiến sĩ Triết học (Hoa Kỳ), nguyên chủ nhiệm tập san Triết xuất bản ở Hoa Kỳ vào thập niên 1990-2000, là tác giả của Dân chủ Pháp trị (1991), Tự do và Đạo lý (1994), Thời tính, Hữu thể và Ý chí – một luận đề siêu hình học (2016), Sử tính và Ý thức (2018), Cám dỗ Việt Nam (2019).
Hiện ông là Giáo sư Triết học tại San Jose City College, California.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Domino Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-08-01 00:00:00 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 608 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
SKU | 9938776414402 |
adam smith how psychology works bàn về tự do chính trị thu giang nguyễn duy cần thần thoại sisyphus tư tưởng hồ chí minh hồ chí minh chu dịch huyền giải socrates lược sử will durant 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép nam hoa kinh lịch sử triết học những nhà tư tưởng lớn alain de botton triết học giáo dục lược sử triết học 60 phút marcus aurelius sự an ủi của triết học nietzsche suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng trò chuyện với vĩ nhân kant khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius một chỉ dẫn cho người bị bối rối tôi tư duy vậy thì tôi vẽ