Đọc Hegel có thể giống như để hồi tưởng lại toàn bộ hành trình trưởng thành của con người xét như loài duy nhất có tự-ý thức. Cũng tức là tìm lại hay đi lại lịch sử của “kinh nghiệm” của Ý thức. Bởi thế, chỉ cần với một chút tâm thế hoài niệm quý vị có thể sẽ thấy Hegel không hề khô khan, thậm chí trái lại là đằng khác.
Nhiều “kinh nghiệm” ngày hôm nay đã được cho là cái gì “đã qua”, thậm chí còn được cho là không bao giờ có thể “lặp lại” nữa. Việc “ôn lại” những kinh nghiệm ấy được cho là vô bổ.
Việc này cũng vô lý như người ta vẫn nói học TRIẾT là điều không THIẾT THỰC hoặc học LỊCH SỬ là điều không THIẾT YẾU.
Và, đọc BÀI GIẢNG, quý vị không chỉ được hưởng lạc Hegel, mà thực sự và nhất là quý vị còn được hưởng lạc Kojève.
Riêng đối với cá nhân người dịch, Hegel là động cơ (motivation), Kojève là động lực (motive).
“[…] tuy nhiên tôi muốn lưu ý ông rằng tôi không mấy quan tâm tìm hiểu xem chính Hegel muốn nói gì trong quyển Hiện tượng học tinh thần. Tôi có sử dụng văn bản của Hegel khi soạn một giáo án về nhân học hiện tượng học (anthropologie phénoménologie), nhưng chỉ đề cập đến những phần theo tôi là chân lý, bỏ qua những gì tôi cho là sai lầm trong tư tưởng Hegel […] liên quan đến lý thuyết của tôi về “HAM MUỐN ĐỐI VỚI SỰ HAM MUỐN” (désir du désir) điều này không có trong Hegel và tôi không chắc là Hegel đã nhận thức rõ về chuyện này. Tôi đã đề ra khái niệm này là có mục đích, không phải là để bình luận về hiện tượng học, mà là để diễn giải hiện tượng học. Nói khác đi, tôi cố gắng khôi phục những tiên đề thâm thúy của học thuyết Hegel và, bằng diễn dịch logic từ các tiên đề ấy, xây dựng học thuyết này. “HAM MUỐN ĐỐI VỚI SỰ HAM MUỐN” theo tôi là một trong những tiên đề nền tảng nói trên, và nếu chính Hegel đã không làm sáng tỏ điều này, tôi nghĩ rằng tôi đã thực hiện được đôi chút tiến bộ triết học khi bàn luận về nó một cách minh bạch. Có lẽ đó là bước tiến bộ triết học duy nhất tôi đã thực hiện, phần còn lại ít nhiều chỉ là công việc ngữ văn (philologie), nói cho đúng có nghĩa là giải thích văn bản […]”
(trích thư đề ngày 1/10/1948 của Alexandre Kojève gửi Trần Đức Thảo)
***
Dẫn Nhập Vào Việc Đọc Hegel: Các Bài Giảng Về Hiện Tượng Học Tinh Thần - (bìa mềm) - Giá bìa: 280.000đ
Tác giả: Alexandre Kojeve
Dịch giả: Phạm Anh Tuấn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính
Nhà xuất bản: NXB HỘI NHÀ VĂN
Nhà phát hành: CÔNG TY TNHH SÁCH THẬT
***
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 354
Khổ: 14.5 x 20.5
Trọng lượng: 400gram
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Hộ kinh doanh TRUEBOOKS |
---|---|
Dịch Giả | Phạm Anh Tuấn (dịch), Bùi Văn Nam Sơn (hiệu đính) |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 362 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
SKU | 2153296603286 |
adam smith how psychology works bàn về tự do chính trị thu giang nguyễn duy cần thần thoại sisyphus tư tưởng hồ chí minh hồ chí minh chu dịch huyền giải socrates lược sử will durant 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép nam hoa kinh lịch sử triết học những nhà tư tưởng lớn alain de botton triết học giáo dục lược sử triết học 60 phút marcus aurelius sự an ủi của triết học nietzsche suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng trò chuyện với vĩ nhân kant khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius một chỉ dẫn cho người bị bối rối tôi tư duy vậy thì tôi vẽ