Sáng 16 tháng 3 năm 1968, binh lính Đại đội C của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn 11, Sư đoàn Bộ binh 23 của quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ, trong đó có thôn Mỹ Lai 4. Nhiệm vụ “tìm và d...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Mỹ Lai Việt Nam 1968

Sáng 16 tháng 3 năm 1968, binh lính Đại đội C của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn 11, Sư đoàn Bộ binh 23 của quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ, trong đó có thôn Mỹ Lai 4. Nhiệm vụ “tìm và diệt” của họ là đánh bật lực lượng Việt cộng khỏi nơi mà họ cho là cứ điểm của đối phương. Không tìm thấy một người lính Việt cộng nào ở đó, nhưng lính Mỹ đã giết chết khoảng 500 dân thường. Trong vài giờ đồng hồ, họ đã thiêu rụi những túp lều, giết gia súc, cưỡng bức phụ nữ, bắn gục những người dân không có gì để tự vệ, thậm chí họ đã cướp đi mạng sống của khoảng 50 em bé sơ sinh hay mới chập chững, chừng ba tuổi hoặc còn nhỏ hơn thế…
Vùng quê Mỹ Lai của tỉnh Quãng Ngãi vốn yên bình nay đã trở thành nơi diễn ra cuộc thảm sát kinh hoàng đối với người dân nơi đây, một vết nhơ muôn đời đối với quân đội Mỹ Các sĩ quan Mỹ dù đã cố gắng che đậy sự kiện ở Mỹ Lai, một tội ác chiến tranh đầy ghê sợ, nhưng giấy không tài nào gói được lửa, khi các nhân chứng đã chứng kiến sự kiện này lên tiếng về những sự thật đã diễn ra ở đây. Đối với người dân Mỹ sự kiện ở Mỹ Lai đã làm dấy lên hàng loạt câu hỏi với họ rằng có phải lính Mỹ đã hành động theo lệnh hay họ đã vượt khỏi tầm kiểm soát, có phải Trung uý Calley, người duy nhất bị phạt tù chung thân vì tội ác, là kẻ cầm đầu hay chỉ là người giơ đầu chịu báng, hay cả hai? Có phải hành động tàn ác như vậy là tất yếu trong thời chiến, một cách thể hiện thú tính nội tại của con người, hay là sự thất bại cụ thể – đặc biệt giữa một cuộc chiến không chỉ là vũng lầy quân sự mà còn là vũng lầy đạo đức hay không? Dù có là gì đi chăng nữa cũng không thể thay đổi được sự thật rằng những gì xảy ra ở Mỹ Lại là một tội ác chiến tranh và là một sự kiện quyết định đối với diễn biến của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và những gì mà nó tượng trưng. Việc tội ác ở Mỹ Lai được vạch trần đã thôi thúc dư luận Mỹ chống lại một cuộc chiến tranh vốn đã đi ngược lòng dân, cuộc chiến tranh đã tước đoạt đi niềm tự hào của binh lính Mỹ được chào đón như những người anh hùng mà tổ tiên của họ có được.

Tác giả Howard Jones – giáo sư nghiên cứu danh dự của ngành Lịch sử tại Đại học Alabama, Mỹ – đã gợi lại những hồi ức tai tiếng và chỉ rõ tầm quan trọng của sự kiện ở Mỹ Lai qua cuốn sách Mỹ Lai: Việt Nam, 1968 – Nhìn lại cuộc thảm sát để cho người đọc thấy được những gì đã diễn ra năm đó ở Mỹ Lai một cách chân thật và chi tiết nhất.
Để hoàn thành tác phẩm này Jones đã kiên nhẫn tập hợp những đánh giá của báo chí, những cuộc phỏng vấn, báo cáo của quân đội Mỹ, ghi chép tại toà án và tài liệu của chính quyền Mỹ trong suốt năm thập niên qua. Quyển sách đã đưa người đọc từ nơi Đồn Trú  mà đại đội C đã căng thẳng chờ đợi thời khắc được làm nhiệm vụ đến những rối loạn tại ngôi làng nơi xảy ra cuộc thảm sát đẫm máu, rồi đến phiên toà sau này xét xử Trung uý William Calley và những người lính khác, cuối cùng là đến nhà Trắng nơi tổng thống Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger đã ngồi thảo luận, nghĩ ta một “Kế hoạch trò chơi” (game play) tối đa hoá lợi ích về chính trị. Quyển sách là một  bức tranh tổng thể về cuộc thảm sát ở Mỹ Lai với từ diễn biến đến những hậu quả to lớn, những điều đã được che giấu.
Cho dù bạn có thích tìm hiểu nghiên cứu về các cuộc chiến tranh hay chỉ đơn thuần là thích tìm tòi khám phá những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử thì Mỹ Lai Việt Nam: Nhìn lại cuộc thảm sát cũng là một cuốn sách bạn không thể bỏ qua và nên sỡ hữu, quyển sách không chỉ là một bản tường thuật đầy chi tiết những gì đã xảy ra ở vùng đất Mỹ Lai hiền hoà yên bình năm đó mà còn chỉ ra những tính chất phức tạp của vụ thảm sát và sự che đậy của quân đội Mỹ từ những nổi kinh hoàng đen tối, sự giả dối đầy chủ đích và phi đạo đức từ tội ác giết người hàng loạt này và hậu quả của nó.
“Cuốn sách trình bày đang thép và sâu sắc về một trong những ngày đen tối nhất của lịch sử quân đội Mỹ. Chính xác và không nhân nhượng, Mỹ Lai kể lại câu chuyện “nhìn
lại cuộc thảm sát” hoàn toàn mới và cân nhắc đến việc ngày hôm nay chúng ta nên nghĩ gì về vụ thảm sát sau nửa thế kỉ” – Fredrik Logevall, tác giả đoạt giải Pulitzer của tác phẩm Tro tàn của chiến tranh: Đế chế sụp đổ và hình thành Việt Nam của nước Mỹ nhận xét về quyển sách.
“Cuốn sách điều tra gay gắt về tội ác chiến tranh man rợ đến mức không thể phớt lờ hay bào chữa và hậu quả của nó vẫn đang cào xứ lương tâm của người Mỹ, Mỹ Lai của Howard Jones giờ đây đã trở thành một trong những sản phẩm nghiên cứu không thể bỏ qua về lịch sử quân sự Mỹ hiện đại và luật chiến tranh” Roger Spiller giáo sư danh dự Gẻoge C.Marshall ngành Lịch sử quân sự, Đại học Tư lệnh quân đội và Tổng tham mưu Hoa Kì nhận xét về quyển sách.
Đây là một trong số nhiều ấn phẩm gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Cuốn sách hấp dẫn, lôi cuốn, như một bộ phim tài liệu đầy cảm xúc nhưng cũng vô cùng khoa học và logic.
Một Mỹ Lai chân thực đến từng chi tiết được lột tả rõ mồn một, thực sự day dứt, thực sự xúc động.
Bạn hãy đọc và tôi tin, bạn sẽ cùng chung suy nghĩ với tôi.
Trân trọng giới thiệu!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá $REDNOTE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà sách Lao Động
Ngày xuất bản2019-05-01 00:00:00
Kích thước16 x 24 cm
Dịch GiảMạnh Chương
Loại bìaBìa mềm
Số trang712
SKU5245752302414
Liên kết: Mặt nạ dưỡng trắng giảm sạm nám Yehwadam Pure Brightening Nourishing Facial Mask