Những Liên Hệ Giữa Cái Tôi Và Cái Vô Thức - Carl Gustav Jung - Bùi Lưu Phi Khanh - (bìa mềm)

Tác giả: Carl Gustav Jung | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Carl Gustav Jung
Carl G. Jung mang đến một dẫn nhập súc tích và dễ hiểu về những khái niệm cơ bản của tâm lí học Jung như ý thức và vô thức, cổ mẫu và cá nhân. Cuốn sách này tập trung vào tác động của vô thức đến cá t...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Những Liên Hệ Giữa Cái Tôi Và Cái Vô Thức - Carl Gustav Jung - Bùi Lưu Phi Khanh - (bìa mềm)

Carl G. Jung mang đến một dẫn nhập súc tích và dễ hiểu về những khái niệm cơ bản của tâm lí học Jung như ý thức và vô thức, cổ mẫu và cá nhân. Cuốn sách này tập trung vào tác động của vô thức đến cá tính ý thức. Jung phân biệt giữa vô thức cá nhân được hình thành từ câu chuyện riêng của mỗi người và vô thức tập thể chứa đựng những cổ mẫu của con người. Cuốn sách này đưa ra những giải thích rõ ràng để giúp người đọc hiểu hơn về những liên hệ giữa cái tôi và cái vô thức - từ đó hiểu chính bản thân mình.

“ vì cá nhân không chỉ là một thực thể duy nhất và tách biệt, mà còn là một thực thể xã hội, do vậy tâm thần con người không chỉ là một hiện tượng hoàn toàn cá nhân và độc lập, mà còn là một hiện tượng tập thể. Và bởi vì có những chức năng hay bản năng xã hội nào đó là đi ngược lại với lợi ích của cá nhân nên tâm thần con người cũng có những chức năng hay xu hướng mà vì mang bản chất tập thể, đã đi ngược với những nhu cầu cá nhân.”

Carl Gustav Jung (1875 - 1961) là bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ, nhà tư tưởng có ảnh hưởng và nhà sáng lập trường phái tâm lí học phân tích (hay còn gọi là tâm lí học Jung).

Lời nói đầu cho lần xuất bản thứ hai (1935)

Cuốn sách nhỏ này là kết quả của một bài giảng ban đầu được xuất bản vào năm 1916 với tiêu đề “Cấu trúc của vô thức”[1]. Bài giảng tương tự này sau đó đã xuất hiện bằng tiếng Anh với tiêu đề “Khái niệm về vô thức” trong Những bài viết tập hợp về Tâm lí học Phân tích[2] của tôi. Tôi đề cập đến sự kiện này bởi vì tôi muốn lưu ý rằng tiểu luận này không phải là lần xuất hiện đầu tiên, mà đúng ra là biểu hiện của một nỗ lực lâu dài để nắm bắt và - ít nhất ở những đặc điểm cơ bản - để miêu tả một đặc tính kì lạ và quá trình của vở kịch nội tâm, quá trình biến đổi của tâm thần (psyche) vô thức. Ý tưởng này về sự độc lập của vô thức, điểm phân biệt hoàn toàn quan điểm của tôi với quan điểm của Freud, đến với tôi từ năm 1902, khi tham gia nghiên cứu lịch sử tâm thần của một cô gái trẻ mộng du[3].

Trong một bài giảng được trình bày ở Zurich năm 1908 về “Nội dung của loạn tâm”, tôi tiếp cận ý tưởng này từ một khía cạnh khác. Vào năm 1912, tôi đã mô tả một số điểm chính của quá trình này qua một ca bệnh riêng và đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng về lịch sử và dân tộc học với những sự kiện tâm thần[4] dường như chung này. Trong bài tiểu luận đề cập ở trên “Cấu trúc của vô thức”, lần đầu tiên tôi đã cố gắng trình bày một cách toàn diện về toàn bộ quá trình này. Đây chỉ là một nỗ lực mà tôi đã đau đớn nhận ra sự thiếu sót. Những khó khăn do tài liệu đem lại quá lớn khiến tôi không thể hi vọng làm bất cứ điều gì một cách công bằng trong một tiểu luận duy nhất. Do đó, tôi để nó lại ở giai đoạn một “báo cáo tạm thời”, với ý định chắc chắn là sẽ quay lại chủ đề này vào một cơ hội khác. Mười hai năm kinh nghiệm nhiều hơn sau đó đã giúp tôi, vào năm 1928, sửa đổi toàn diện những khuôn khổ của mình vào năm 1916, và kết quả của những nỗ lực này là cuốn sách nhỏ Mối quan hệ giữa cái tôi ý thức và vô thức[5]. Lần này tôi cố gắng mô tả chủ yếu các mối quan hệ của cái tôi ý thức với quá trình vô thức. Sau ý định này, tôi đặc biệt quan tâm đến những hiện tượng được coi là những triệu chứng phản ứng của nhân cách ý thức trước những ảnh hưởng của vô thức. Bằng cách này, tôi đã cố gắng thực hiện một cách tiếp cận gián tiếp đối với chính quá trình vô thức. Những cuộc điều tra này vẫn chưa đi đến những kết luận thỏa mãn, vì câu trả lời cho vấn đề cơ bản về bản chất và gốc rễ của quá trình vô thức vẫn phải cần phải được tìm ra. Tôi sẽ không mạo hiểm thực hiện nhiệm vụ cực kì khó khăn này mà không có kinh nghiệm đầy đủ nhất có thể. Giải pháp cho nó là để lại cho tương lai.

Tôi tin rằng người đọc cuốn sách này sẽ chấp nhận tôi nếu tôi cầu mong anh ta coi nó - nếu anh ta kiên trì - là một nỗ lực nghiêm túc hình thành nên một khái niệm tri thức về một lĩnh vực kinh nghiệm mới và cho đến nay chưa được khám phá. Nó không liên quan gì đến một hệ thống tư tưởng thông minh, mà việc hình thành nên các kinh nghiệm tâm thần phức tạp vốn chưa bao giờ là chủ đề của nghiên cứu khoa học. Vì tâm thần là những dữ liệu phi lí trí và không thể, phù hợp với quan điểm cũ, được đặt ngang hàng với một Lí trí thần thánh dù ít hay nhiều, nên nó sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên nếu trong quá trình trải nghiệm tâm lí, chúng ta bắt gặp, với tần suất cực lớn, những quá trình và những diễn biến trái ngược với những mong đợi lí trí của chúng ta và do đó bị từ chối bởi thái độ duy lí của tâm trí ý thức. Theo tự nhiên thái độ như vậy là không giỏi về quan sát tâm lí vì ở mức độ cao nhất nó là phi khoa học. Chúng ta không được cố gắng bảo tự nhiên phải làm gì nếu muốn quan sát những hoạt động của nó không bị xáo trộn.

Hai mươi tám năm kinh nghiệm tâm lí và tâm thần học được tôi cố gắng tổng kết ở đây, nên có lẽ cuốn sách nhỏ này có thể đòi hỏi một số yêu cầu xem xét nghiêm túc. Đương nhiên tôi không thể nói đến tất cả mọi thứ chỉ trong việc trình bày duy nhất này. Độc giả sẽ tìm thấy sự phát triển của chương cuối [có tham chiếu đến khái niệm về bản ngã] trong phần bình luận của tôi cho cuốn sách Bí mật của hoa vàng, do tôi đã hợp tác với người bạn Richard Wilhelm. Tôi không muốn bỏ qua sự tham chiếu đó trong ấn phẩm này, bởi vì triết học Phương Đông đã quan tâm đến những quá trình tâm thần bên trong này trong hàng trăm năm và do đó, khi xem xét đến nhu cầu to lớn về tài liệu so sánh, có giá trị không thể ước tính được trong nghiên cứu tâm lí.

G. Jung - Tháng 10 năm 1934

[1] Xem thêm, các đoạn 442 trở đi “cấu trúc của vô thức”. 

[2] Bản in lần thứ hai, London, 1917, New York, 1920. 

[3] “Về tâm lí học và bệnh lí học của cái gọi là hiện tượng huyền bí”.

[4] Những biến đổi và biểu tượng của libido (Leipzig và Vienna, 1912), dịch bởi Beatrice M. Hinkle trong cuốn Tâm lí học vô thức (New York, 1916; London, 1917). Viết lại thành Những biểu tượng của sự biến đổi (Zurich, 1952), dịch trong Toàn tập, Tập 5: Những biểu tượng của sự biến đổi.

[5] Dịch bởi H. G. và C. F. Baynes là “Những liên hệ giữa cái tôi và cái vô thức” trong Hai tiểu luận về Tâm lí học Phân tích (London và New York, 1928).

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá DST

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tri Thức
Ngày xuất bản2023-05-01 00:00:00
Dịch GiảBùi Lưu Phi Khanh
Loại bìaBìa mềm
Số trang292
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU6024344820739
Liên kết: Set dưỡng phục hồi da nhạy cảm, săn chắc da Dr. Belmeur Cica Peptite Ampoule Special Set