Lao Động Di Cư Trong Lịch Sử Việt Nam Thời Pháp Thuộc - Omega Plus

 LAO ĐỘNG DI CƯ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘCEric Guerassimoff, Andrew Hardy, Nguyen Phuong Ngoc, và Emmanuel Poisson (đồng chủ biên)Thanh Thư dịchBTV thực hiện: Nguyễn Quang DiệuNỘI DU...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Lao Động Di Cư Trong Lịch Sử Việt Nam Thời Pháp Thuộc - Omega Plus

 LAO ĐỘNG DI CƯ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM 

THỜI PHÁP THUỘC

Eric Guerassimoff, Andrew Hardy, Nguyen Phuong Ngoc, 

và Emmanuel Poisson (đồng chủ biên)

Thanh Thư dịch

BTV thực hiện: Nguyễn Quang Diệu

NỘI DUNG CHÍNH

“Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc” bao gồm 12 tiểu luận đặc sắc của nhiều nhà Việt Nam học hàng đầu cùng bàn luận về chủ đề rất hiếm khi được đề cập đến trong các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đó là những cuộc di dân trong lịch sử Việt Nam. 

Đối với các nhà sử học về xã hội, di cư là thời cơ đặc biệt để nghiên cứu những đổi thay về mặt lịch sử vì di cư thường cung cấp những dữ liệu khả tín và phong phú về chất lượng; di cư là một loại chỉ số xã hội minh chứng cho sự thay đổi về chính trị và kinh tế, di cư để lại những dấu ấn trong tài liệu lưu trữ và ký ức tập thể - những thứ vốn ít tồn tại ở những cộng đồng ít dịch chuyển. Di cư như vậy có thể được vận dụng để mở ra một quan điểm xã hội về tiến trình và biến thiên của chính trị cũng như về xu hướng và sự tái thiết của kinh tế.

“Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc” là thành quả hợp tác của các nhà Việt Nam học đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 4 tác giả người Việt và 9 tác giả nước ngoài, với những phông lưu trữ phong phú ở Việt Nam, Tân-Calédonie, phông Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM), phông Công ty Le Nickel… 

Cuốn sách này bao gồm ba phần, tương ứng với ba mục tiêu chính:

  •  
  • Mục tiêu thứ nhất là thiết lập một giới hạn về thời gian và không gian cho các cuộc di cư được nghiên cứu ở đây. Đó là trọng tâm của phần đầu với nhan đề “Những động lực thúc đẩy di cư ở Việt Nam thời đế quốc.”
  •  
  • Phần thứ hai có tên gọi “Trung gian trong tổ chức di cư thời đế quốc sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi về các trung gian. Phần này bao gồm bốn chuyên khảo về các nhóm, các mạng lưới hoặc tổ chức trung gian đặc thù.
  •  
  • Phần thứ ba của cuốn sách - Cung cấp tư liệu về di dân thời đế quốc, từ văn khố đến tiểu thuyết - đề cập đến một vấn đề chung của mọi tác giả: nguồn tài liệu và phương pháp nào có sẵn để nghiên cứu vấn đề di dân đế quốc? 

Mỗi chuyên khảo trong cuốn sách này xứng đáng là trang viết tỉ mẩn về một chương đoạn trong lịch sử kinh tế và xã hội Việt Nam: sự di cư của một cộng đồng gồm đàn ông, phụ nữ và đôi khi cả trẻ em, quá trình tổ chức di cư đó, từ tuyển mộ tới hồi hương, bối cảnh lao động và quản lý lao động. Cho dù điểm đến là một đồn điền ở Việt Nam, một hầm mỏ ở Tân-Calédonie hay một nhà máy ở Pháp thì những nghiên cứu này vẫn là đóng góp quan trọng cho lịch sử di dân và lịch sử lao động. 

Và vì đó là những nghiên cứu về di dân nên chúng cung cấp một góc nhìn cơ bản về các biến cố lớn trong lịch sử thuộc địa của Việt Nam, đồng thời cung cấp tư liệu về tác động của cuộc chinh phục Việt Nam đối với người lao động, trải nghiệm qua các cuộc thế chiến và phi thực dân hóa cũng như những biến đổi về kinh tế của thuộc địa thời hiện đại. Tóm lại, cuốn sách đưa ra một cái nhìn tổng quan về kinh tế, xã hội và chính trị của các đế quốc, trong đó Việt Nam là một cấu phần đặc biệt.

Từ những cách tiếp cận khác nhau, dựa trên nguồn sử liệu phong phú, thông qua “Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc”, một bức tranh rộng lớn về lịch sử di dân ở Việt Nam thời Pháp thuộc lần đầu tiên được phác họa một cách sáng rõ, góp phần mở ra một góc nhìn mới về sự cai trị của đế chế, đồng thời giúp cho độc giả thấy được cách thức mà đế quốc Pháp đã vận hành ở cấp địa phương và ở bình diện đa quốc gia, trong tương quan với những đế quốc khác là Việt Nam và Trung Hoa.

Cuốn sách phù hợp với mọi đối tượng độc giả, đặc biệt là các độc giả yêu thích tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam nói chung và Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc nói riêng.

Sách thuộc Tủ sách “Hiểu về Việt Nam qua các tư liệu Pháp ngữ” các tác giả Việt Nam đương đại của Omega Plus.

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 


ERIC GUERASSIMOFF là giáo sư dạy sử học hiện đại và đương đại Trung Hoa tại Đại học Paris và là nhà nghiên cứu ở CESSMA UMR IRD 245, hiện là đại diện ở Viện Nghiên cứu Đông Á của Pháp (l’Institut Français de Recherches sur l’Asie de l’Est, IFRAE). Các nghiên cứu của ông tập trung vào lịch sử di dân của người Hoa trên khắp thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh thuộc địa, mối quan hệ của họ với quá trình hiện đại hóa Trung Hoa ở đầu thế kỷ XX. Ông đã xuất bản Le
travail colonial. Engagés et autres mains-d’œuvre migrantes dans les empires, 1850-1950, Riveneuve, Paris, 2016 (cùng với Issiaka Mandé, UQAM), và “Concessionnaires et sous-traitants: Les intermédiaires chinois dans l’organisation du travail immigré en Malaisie, du début du XVIIIe au début du XXe siècle”, Revue de Synthèse (tháng 12 năm 2019, n0 140/1-2, tr. 85-134).


ANDREW HARDY là chủ nhiệm ban nghiên cứu lịch sử hiện đại và đương đại Việt Nam ở Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Thành viên của Trung tâm Đông Nam Á (CASE), UMR 8170, điều phối viên của Dự án Horizon 2020 ‘Competing Regional Integrations in Southeast Asia’ (www.crisea.eu). Các tác phẩm của ông tập trung vào những cuộc di cư của người Việt Nam, lịch sử của Champa và miền Trung Việt Nam. Các mối quan hệ liên sắc tộc trên bán đảo Đông Dương. Cùng với Arlo Griffiths và Geoff Wade, ông đã xuất bản: Champa: Territories and Networks of a Southeast Asian Kingdom, EFEO, Paris, 2019.

NGUYEN PHUONG NGOC là giảng viên, có tư cách chủ trì các nghiên cứu về Việt Nam tại Khoa Nghiên cứu châu Á của Đại học Aix Marseille và là thành viên của Viện Nghiên cứu châu Á (IRASIA, UMR 7306, CNRS-AMU) mà bà làm giám đốc từ năm 2018. Trong luận án À l’origine de l’anthropologie au Vietnam (Nguồn gốc nhân học ở Việt Nam) xuất bản thành sách năm 2012, bà đã nghiên cứu các nhà nhân học đầu tiên của Việt Nam như Nguyễn Văn Huyên, tiến sĩ Trường Sorbonne và thành viên của Viện Viễn Đông Bác cổ từ năm 1939 đến năm 1945 trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa, 1946-1975] suốt ba mươi năm.
Bằng cách tiếp tục nghiên cứu về giới trí thức và các nhà văn Việt Nam, bà đã bảo vệ lấy tư cách chủ trì nghiên cứu (HDR) bằng luận án có tên Recherche sur l’espace littéraire vietnamien (1900-1945). Bà cũng dịch các tiểu thuyết tiếng Việt sang tiếng Pháp như Giấc mộng con của Tản Đà (1917) và Tây phương mỹ nhơn của Huỳnh Thị Bảo Hòa (1927) được nhà xuất bản Decrescenzo ra mắt vào năm 2017 và 2020. Bản dịch của Tây phương mỹ nhơn kể về một chàng thanh niên người Việt đăng lính đi chiến đấu ở Pháp trong thời Đại chiến và cưới một cô gái Pháp. Bản dịch được hỗ trợ bởi tổ chức Pháp ngữ quốc tế (OIF) trong khuôn khổ dự án Tempo Traduction 2020.

EMMANUEL POISSON là giáo sư Việt Nam học của Đại học Paris và là nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Á của Pháp (IFRAE).
Công trình của ông liên quan đến lịch sử về tri thức và bộ máy quan lại triều đình từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Đặc biệt, ông đã viết Mandarins et subalternes au nord du Vietnam (1820-1918) - une bureaucratie à l’épreuve (Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam (1820-1918): một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918)), Đà Nẵng: nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006) và tái bản năm 2018 (Hà Nội: nhà xuất bản Tri Thức).

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY 

“Nghiên cứu về di dân, do vậy sẽ vượt khỏi một nghiên cứu di cư đơn thuần; nó mang đến một góc nhìn từ dưới lên trên và xuyên quốc gia về biến động lịch sử. Lịch sử lao động của di dân Việt quả vậy sẽ soi sáng các cơ cấu, các mạng lưới và cách vận hành của hệ thống đế quốc Pháp. Lịch sử này sẽ cho ta biết làm thế nào mà đế quốc khuất phục được các lãnh thổ và bằng cách nào - điều này có vẻ phản trực giác - mà những di dân đó, những trung gian của họ lại là hiện thân của quyền lực đế quốc trong khi họ di chuyển qua các không gian đế quốc.”

(Trích DẪN NHẬP)

“Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, Nam kỳ là một điểm thu hút dòng di dân, không chỉ người Việt gốc Trung kỳ, Bắc kỳ, mà cả người châu Á nước ngoài. Trong thời kỳ Pháp thuộc, di dân lao động, đặc biệt là người Bắc kỳ và Java đi khai thác đồn điền cao su là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống kinh tế, xã hội ở thuộc địa, đặc biệt trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.”

“Lao động người Việt Nam, nhất là lao động Bắc kỳ, đóng vai trò cốt yếu đối với các đồn điền cao su ở Nam kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc. Họ góp phần quan trọng trực tiếp vào sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa, sự giàu có của giới chủ người Pháp, cũng như một bộ phận nhỏ tư sản người Việt Nam. Di dân lao động người Bắc kỳ vào Nam kỳ góp phần làm giảm sức ép quá tải dân số ở các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ. Tuy nhiên, điều này không góp phần thay đổi tình trạng nghèo đói của đa số người lao động trên các đồn điền, một số lao động đã rơi vào cảnh cùng quẫn. Nhiều người trong số họ đã chết hoặc thân tàn ma dại về cả thể chất lẫn tinh thần do bệnh tật và những hành động tàn bạo của một bộ phận điền chủ hay nhân viên của họ, do tình
trạng vệ sinh tồi tệ và do lao động nặng nhọc trên đồn điền. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần đến từ việc một bộ phận điền chủ không thực hiện nghiêm túc quy chế về điều kiện lao động trong các đồn điền của họ; mặt khác do không có sự kiểm soát hiệu quả, không trừng phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm luật lao động khi được phát hiện.” 

(Trích LAO ĐỘNG JAVA, TRUNG HOA VÀ BẮC KỲ TRONG CÁC ĐỒN ĐIỀN CAO SU Ở NAM KỲ THỜI PHÁP THUỘC)

“Nhìn chung, nghiên cứu lịch sử di dân Việt đến Tân-Calédonie cho biết thêm về hình thức lao động đặc biệt được gọi là lao động có hợp đồng. Nó không phải là “nô lệ tự nguyện”, cũng không phải lao động cưỡng bức, lao động có hợp đồng là một dạng công việc bị ràng buộc nặng nề, nhất là bởi tính chất tập thể của nó, bởi tư cách pháp lý thua kém của người lao động trong xã hội thuộc địa và bởi điều kiện làm việc khắc nghiệt mà họ phải chịu. Số phận của người lao động vì vậy phụ thuộc lớn vào thiện chí của nhà tuyển dụng.”

(Trích LAO ĐỘNG NGƯỜI VIỆT TRONG CÔNG TY LE NICKEL Ở TÂN-CALÉDONIE (TỪ NĂM 1891 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 1960) 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá PINS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOmega Plus
Ngày xuất bản2024-10-05 13:51:14
Kích thước24x16cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang400
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU7437640378105
Liên kết: Nước cân bằng phục hồi da Dr. Belmeur Advanced Cica Toner The Face Shop (150ml)