Khủng Hoảng Chính Trị Ở Thái Lan Thời Kỳ Nữ Thủ Tướng Yingluck

Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập khối ASEAN từ năm 1967. Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Thái Lan đã tích cực tham gia xây dựng tổ chức ASEAN trên tất cả các lĩnh ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Khủng Hoảng Chính Trị Ở Thái Lan Thời Kỳ Nữ Thủ Tướng Yingluck

Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập khối ASEAN từ năm 1967. Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Thái Lan đã tích cực tham gia xây dựng tổ chức ASEAN trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, Thái Lan là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN 2015 đó là: kinh tế; an ninh – chính trị; và văn hóa – xã hội. Về mặt chính trị, Thái Lan là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, thể chế đa đảng, và được coi là một quốc gia dân chủ. Nhưng trong những năm gần đây, tình hình chính trị Thái Lan có những diễn biến phức tạp. Đặc biệt từ sau năm 2006 đến nay, chính phủ Thái Lan luôn phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị do mâu thuẫn và bất đồng quan điểm về đường lối chính sách của các thủ tướng với quyền lợi của người dân thuộc các đảng phái và tầng lớp khác nhau.

Trước bối cảnh đó, năm 2018, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn: “Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan thời kỳ nữ thủ tướng Yingluck” do TS. Nguyễn Hồng Quang làm chủ biên. Cuốn sách nhằm đánh giá những vấn đề về mâu thuẫn chính trị - xã hội cơ bản của Thái Lan, tác động của các cuộc khủng hoảng chính trị đến khu vực, đặc biệt là sự tham gia của Thái Lan vào Cộng đồng ASEAN 2015. Nghiên cứu tập trung phân tích những tác động của khủng hoảng chính trị đến xã hội để thấy được thực tế mặc dù Thái Lan là quốc gia dân chủ và đa đảng, nhưng nếu không đặt lợi ích của nhân dân, quốc gia lên hàng đầu mà chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm sẽ gây ra những mâu thuẫn xung đột giữa các đảng phái, làm rối loạn, đẩy lùi sự phát triển xã hội. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: Chương I. Tình hình chính trị Thái Lan từ thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra đến Thủ tướng Yingluck Shinawatra; Chương II. Diễn tiến, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị dưới thời kỳ Thủ tướng Yingluck; Chương III. Tác động của cuộc khủng hoảng, dự báo tình hình chính trị Thái Lan thời gian tới và hàm ý cho Việt Nam.

Chương I. Nhóm tác giả khái quát hệ thống chính trị Thái Lan từ năm 1932 đến nay, trong đó, dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã thu hút được cảm tình của quảng đại quần chúng, mang lại nhiều lợi ích cho dân đặc biệt là người dân nghèo vùng nông thôn. Sau khi lên nắm quyền thủ tướng Thái Lan năm 2001, Thaksin Shinawatra đã đẩy mạnh xu hướng tự do hóa nền kinh tế, đưa nền kinh tế Thái Lan hội nhập vào nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa, giúp phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan đã thành công trong việc cố gắng “tái phân phối” thu nhập mang lại công bằng hơn cho giới thị dân nghèo và nông dân ở các vùng khó khăn. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh chính sự thành công của Thaksin trong việc dành được sự ủng hộ của tầng lớp lao động, nhưng lại mang đến sự đố kỵ đối với tầng lớp trên và đảng đối lập. Bên cạnh đó, việc chỉ ra những hạn chế trong quá trình điều hành của Thủ tướng Thaksin là một trong những điểm nhấn của cuốn sách như: vấn đề trốn thuế; vi phạm nhân quyền trong việc thực thi các chính sách an ninh đối với khu vực miền Nam Thái Lan; nhiều chính sách kinh tế của Thaksin ảnh hưởng đến các tầng lớp trung lưu và hoàng gia. Sau đó đã diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin vào ngày 19/9/2006. Sau cuộc đảo chính, Thái Lan bước vào cuộc khủng hoảng chính trị mới. Trải qua ba đời thủ tướng tạm quyền, cuối năm 2008 và sau đó thủ tướng Abhisit Vejjajiva được quốc hội bầu đã lên nắm quyền. Trong thời gian nắm quyền, thủ tướng Abhisit đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết xung đột miền Nam cũng như giải quyết các vấn đề xung đột biên giới với Campuchia. Tuy nhiên ông buộc phải từ chức do trong thời gian từ 2008-2010 nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ do phe Mặt trận dân chủ chống độc tài (UDD) được biết đến là phe áo đỏ tiến hành rầm rộ trên đường phố, các cuộc đụng độ đã khiến hàng trăm người biểu tình thiệt mạng.

Chương II. Đây là nội dung chính của cuốn sách, nghiên cứu tập trung phân tích những diễn tiến và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị dưới thời Thủ tướng Yingluck. Nhóm tác giả nghiên cứu hết sức cụ thể về con đường trở thành thủ tướng cũng như những điểm mạnh của Yingluck Shinawatra từ thời học sinh cho đến giai đoạn trưởng thành. Năm 2011, bà chính thức trở thành thủ tướng thứ 28 và là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Sau 2 năm lên nắm quyền , tình hình chính trị kinh tế Thái Lan tương đối ổn định, đến cuối năm 2013 diễn ra các cuộc biểu tình đòi Thủ tướng Yingluck từ chức, lực lượng biểu tình phản đối chính phủ chủ yếu do phe Đảng Dân chủ được biết đến là phe Áo vàng tiến hành. Nguyên nhân biểu tình phản đối chính phủ được đưa ra là sau khi nắm quyền, Yingluck đã thất bại khi triển khai hàng loạt chính sách về kinh tế, xã hội, ngoại giao nhằm khôi phục phát triển đất nước. Điểm mấu chốt đẩy các cuộc biểu tình lên cao trào chính là thủ tướng Yingluck thông qua dự luật ân xá năm cuối 2013, mà dự luật này được cho là có lợi cho anh trai mình là Thaksin đang sống lưu vong trở về nước. Việc cạnh tranh quyền lực giữa các tầng lớp chính trị trong xã hội Thái Lan là ngọn nguồn của mọi vấn đề, đó là sự đối kháng quyết liệt giữa tầng lớp trung lưu, quý tộc thiểu số ở khu vực thành thị (phe áo Vàng) lực lượng trung lưu ủng hộ Hoàng gia với (phe áo Đỏ) lực lượng nông dân chiếm đa số tại khu vực nông thôn. Lý do tiếp theo nhằm giải thích cho những bất ổn chính trị tại Thái Lan giai đoạn 2013-2014 là thói quen can thiệp vào chính trị của lực lượng quân đội Hoàng gia Thái Lan.

Chương III. Phân tích những tác động của cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan. Đối với Thái Lan, cuộc khủng hoảng đã tác động tiêu cực rõ nét đến nền kinh tế, chính trị và xã hội của Thái Lan. Cụ thể là đã tác động tiêu cực tới các mối quan hệ của Thái Lan với cộng đồng quốc tế. Chỉ sau cuộc đảo chính quân sự một tháng, Mỹ, EU và các thành viên của Liên minh này đã bày tỏ không ký kết các hiệp định đối tác và hợp tác với Thái Lan cho đến khi thành lập chính phủ mới cũng như nhiều cố gắng của Thái Lan tham gia vào các tổ chức quốc tế bị thất bại. Đối với ASEAN, là một trong những nước đóng vai trò quan trọng trong khối nhưng chính sự khủng hoảng chính trị của Thái Lan đã ảnh hưởng đến một số hoạt động và phá vỡ các nguyên tắc và hoạt động chung của các nước ASEAN. Cũng theo phân tích của nhóm nghiên cứu nếu tình hình chính trị Thái Lan bất ổn kéo dài, các nhà đầu tư sẽ tính đến việc đầu tư ở các quốc gia ASEAN khác có hệ thống chính trị ổn định hơn. Cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan cũng tác động tới lao động tự do của các nước ASEAN; quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, tác giả cho rằng nó lại có tác động tích cực đến Trung Quốc, đó là mục tiêu cản trở chính sách xoay trục của Mỹ cũng như hàng loạt tác động tích cực khác đến các nước trong khu vực. Đối với Việt Nam, nhóm nghiên cứu phân tích những tác động tích cực và tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản. Cùng với việc phân tích những tác động là đưa ra các dự báo tình hình chính trị Thái Lan trong những năm tiếp theo, trong đó, sẽ có những điều chỉnh trong bản dự thảo hiến pháp; kinh tế sẽ xấu đi do gia tăng rủi ro trong kinh doanh, mức tăng trưởng kinh tế có thể dưới 3%, đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra những dự báo thuyết phục trong quan hệ quốc tế của Thái Lan trong thời gian tới. Qua những phân tích và đánh giá nhận định về cuộc khủng hoảng, nghiên cứu đa ra một số gợi ý về khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trên một số lĩnh vực như: Kinh tế, hợp tác lao động với Thái Lan, chính trị- an ninh, dân tộc – tôn giáo, văn hóa – giáo dục, pháp luật, và vị thế và hội nhập khu vực của Việt Nam.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BNU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU9601493132646
Liên kết: Phấn Phủ Gold Collagen Ampoule Two-way Pact SPF30++ V203 TheFaceShop