Trong các nghi lễ cúng tế của tín ngưỡng hay tôn giáo của người Việt Nam đều có lửa và nước. Đây là hai yếu tố chính để con người có thể tồn tại. Lửa cũng đã góp phần thúc đẩy sự tiến hóa của loài người. Vì vậy, tín ngưỡng thờ lửa thuộc về những lớp thờ cổ xưa nhất, cơ bản nhất của loài người. Xuất phát từ chính thực tế đó mà tôi đã nghiên cứu về tín ngưỡng thờ thần lửa ở Việt Nam. Văn hóa hay tín ngưỡng của Việt Nam cũng chỉ là một trong những dòng chảy của văn hóa hay tín ngưỡng của thế giới. Việc nghiên cứu như vậy mới có thể hoàn thiện và thỏa mãn những khao khát tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần lửa của Việt Nam. Thần Lửa gần gũi nhất trong mỗi căn nhà Việt Nam đó là Táo Quân, mỗi lần đến gần ngày 23 Tết lại rộn ràng với những thắc mắc về tín ngưỡng thờ Táo Quân về vật phẩm cúng tế cũng như cúng vào những thời gian nào là phù hợp không thì Táo Quân lại triều thiên mất (!). Táo Quân có bao nhiêu vị? Tại sao có nơi thờ ba vị, nơi thờ chỉ một vị mà thôi? Nhưng thần lửa không chỉ có mỗi Táo Quân, Táo Quân chỉ là lớp thờ sau, khi trí tuệ con người phát triển hơn sẽ “phân công công việc” cụ thể cho các vị thần lửa tại gia. Còn có một vị Thần Lửa duy nhất và đầu tiên, thực sự là vĩ đại, đa năng, đã làm thức ăn nấu chín, đã xua đuổi thú dữ và côn trùng, sưởi ấm con người, thần lửa giúp cho các dân tộc vùng Tây Nguyên, canh tác bằng hỏa canh, đốt nương để làm rẫ Không thể kể hết công dụng của Thần Lửa, trong vòng đời con người, lửa bên cạnh con người lúc sống và cũng bên cạnh con người lúc chết. Chính vì thế, từ xa xưa đã có những nghi lễ thờ cúng thần lửa. Đây không chỉ là hành động của sự biết ơn vì lửa cũng có mặt trái của nó, gây hỏa hoạn cho làng xóm, thiệt hại về của cải và con người. Đương nhiên, nghi lễ thờ cúng Thần Lửa phải có điểm khác biệt với việc thờ cúng các vị thần khác. Trước khi cúng Thần Lửa theo truyền thống cổ xưa, con người cần tắt tất cả lửa trong làng, bản và trong mỗi hộ gia đình. Đây, được người ta gọi là phương thức “giết chết lửa cũ”, để xua đi hết những xui rủi trong năm cũ, thời gian trước. Đồng thời sau đó, người ra lại tạo ra “ngọn lửa mới” bằng các phương pháp truyền thống như ma sát gỗ với nhau để bắt lửa vào bùi nhùi.
Ngọn lửa được làm bằng phương pháp này mới linh thiêng và mạnh mẽ để hỗ trợ người dân trong cuộc sống. Ở người Kinh, việc thờ Thần Lửa chỉ còn lại tàn dư, trong việc lấy đỏ đầu năm ở một số ngôi làng Bắc Bộ hoặc những lễ hội có rước lửa bằng đuốc truyền thống như ở đình Tường Phiêu, Hà Nội. Ở các tộc người Tây Nguyên, họ vẫn còn nghi thức thờ Thần Lửa nguyên thủy, điều ấy quả thật rất đáng mừng. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn, hãy đọc để hiểu hơn và trân trọng những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ các vị Thần Lửa Việt Nam do cha ông để lại. Tôi cũng hi vọng việc tạo lửa bằng phương pháp truyền thống có thể được khôi phục lại, thực hành trong các nghi lễ thờ Thần Lửa, để bảo tồn và phát triển du lịch nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
***
(In màu toàn bộ)
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁC VỊ THẦN LỬA VIỆT NAM
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hòa
Nhà phát hành: Bảo tàng gốm sứ Hà Nội
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
***
Thông tin sách:
Hình thức: bìa mềm
Khổ sách: 21 x 29 cm
Số trang: 136 trang
Cân nặng: 1000gr
Năm phát hành: 2024
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 3370148822883 |