Các Hệ Thống Bầu Cử Trên Thế Giới - Larry Diamond, Marc F. Plattner

Các Hệ Thống Bầu Cử Trên Thế GiớiDân chủ là một thể chế chính trị, một giá trị xã hội đã xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tuy nhiên lại luôn bị thách thức và hạn chế bởi chế độ quân chủ tron...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Các Hệ Thống Bầu Cử Trên Thế Giới - Larry Diamond, Marc F. Plattner

Các Hệ Thống Bầu Cử Trên Thế Giới

Dân chủ là một thể chế chính trị, một giá trị xã hội đã xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tuy nhiên lại luôn bị thách thức và hạn chế bởi chế độ quân chủ trong suốt gần hai thiên niên kỷ. Làn sóng dân chủ đã và đang xuất hiện trở lại với một bối cảnh xã hội hoàn toàn mới sau sự chuyển mình của thời đại công nghiệp. Các thuộc tính của thể chế dân chủ được đưa ra để nghiên cứu, hoàn thiện và hãy còn đang được thử nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của nó.

Năm 2006, Tạp chí Dân chủ (Journal of Democracy) đã phát hành cuốn Electoral Systems and Democracy để bàn về một trong những thuộc tính căn bản nhất của Dân chủ là Hệ thống bầu cử. Cuốn sách "Các Hệ Thống Bầu Cử Trên Thế Giới" được biên tập bởi Larry Diamond và Marc F. Plattner với tổng cộng 19 chương và được viết bởi 18 học giả như Larry Diamond, Arend Lijphart, Benjamin Reilly, Andrew Reynolds…Cuốn sách được chia thành ba phần: Phần I bàn về các vấn đề cơ bản trong hệ thống bầu cử và thiết kế thể chế, Phần II đưa ra các luận điểm khác nhau về việc liệu một chính quyền được tạo thành từ sự đại diện có tính tỉ lệ của các nhóm công dân có phải luôn là tốt nhất? Và trong Phần III, cuốn sách liệt kê ra các ví dụ thực tiễn về tổ chức hệ thống bầu cử tại các quốc gia/vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nam Phi, Nhật Bản, Đài Loan, Iraq, Afghanistan…

"Các Hệ Thống Bầu Cử Trên Thế Giới" cuốn sách là một trong những cuốn rất cơ bản và là tài liệu tham khảo đáng xem đối với bất kỳ quốc gia nào. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về mục tiêu của hệ thống bầu cử là gì và bằng cách nào nó có thể đạt được mục tiêu đó? Giáo sư Donald L. Horowitz đền từ trường đại học Duke, Hoa Kỳ sẽ liệt kê ra sáu mục tiêu của một hệ thống bầu cử đó là: 1) Tỷ lệ của số ghế với số phiếu bầu; 2) trách nhiệm giải trình với cử tri; 3) chính phủ bền vững; 4) người giành được nhiều phiếu hơn so với tất cả các ứng viên khác là người chiến thắng (còn gọi là Condorcet winner); 5) hòa giải sắc tộc và tôn giáo; và 6) ưu tiên nhóm thiểu số. Trong số sáu mục tiêu này thì có những mục tiêu phù hợp với nhau những lại có những mục tiêu xung khắc với nhau. Vậy nên để tạo ra được một hệ thống bầu cử đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ được mục đích là gì chứ không phải đưa ra những mục tiêu chung chung và kỳ vọng dân chủ sẽ giải quyết được mọi vấn đề.  

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá ECU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH Truyền Thông và Giáo Dục Lyceum
Ngày xuất bản2022-11-01 10:57:53
Số trang420
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đà Nẵng
SKU4732091073311
Liên kết: Set dưỡng trẻ hóa da hoàng gia cao cấp Đông Y Yehwadam Hwansaenggo Ultimate Rejuvenating Royal Set (8SP)