Giới thiệu Thế Giới như là Ý Chí và Biểu Tượng – Schopenhauer
Thế Giới như là Ý Chí và Biểu Tượng – Schopenhauer
Đâu là Đông? Đâu là Tây? Thực ra, chỉ khi chúng ta dính chặt nơi mặt đất mới “thấy” có Đông – Tây, còn khi vươn mình lên vũ trụ bao la thì Đông Tây Nam Bắc chỉ còn là những quy ước trong nhận thức. Chúng ta chia ra triết Đông – triết Tây như là một phương tiện để quy ước phương pháp tiếp cận bản thể, vì vậy, muốn vươn mình vào chân lý, ta tất yếu không thể dính chặt vào quy ước triết Đông – triết Tây. Đó, phải được xem là điều tiên quyết khi tìm hiểu tư tưởng Schopenhauer (Đức, 1788 – 1860). Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, chúng ta thỉnh thoảng được biết đến triết học Schopenhauer qua những dịch phẩm gián tiếp như: giới thiệu, dẫn luận, trích…, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của những người nhiệt tâm tìm hiểu tư tưởng của ông. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng cố gắng phiên dịch tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng của ông là Thế giới như là Ý chí và Biểu tượng, nhằm giới thiệu đến quý độc giả để cùng nhau trao đổi, hiểu thêm và hiểu đúng hơn triết học Schopenhauer.
………………
Thế giới như biểu tượng – đó là thế giới phenomenon, thế giới như “vật cho ta”, cái thế giới hiện ra cho ta một cách hư ảo, biến hóa (hiện hữu dối lừa), hiện ra cho nhận thức duy lý; thế giới ấy là đối tượng của khoa học.
Thế giới như ý chí – đó là thế giới noumenon, thế giới như “vật tự nó”, thế giới như nó tồn tại trong thực tế; thế giới ấy là đối tượng của siêu hình học.
Ý chí là gì? – Ý chí là xung lực bản năng, bản chất và hạt nhân của sự vật. Vũ trụ là một ý chí tự phát, còn ý thức con người là sự thể hiện ý chí ở hình thức cao nhất, nghĩa là sự thể hiện một cách tự giác. Ý chí có khắp vũ trụ, giới tự nhiên, con người. Nếu F. Hegel khách thể hóa lý trí, ý niệm thì Schopenhauer khách thể hóa ý chí. Nói khác đi, tôi tồn tại như một ý chí. Nếu tìm hiểu trực tiếp bản thân con người, thì có thể phát hiện cái căn bản nhất ở con người là ý chí (ham muốn, dục vọng). Ý chí luôn là ý chí hướng đến đối tượng. Ý chí, do đó, là một thực tại của con người trong quan hệ với thế giới, nói cách khác, ý chí là một đại diện chân chính của con người trên bước đường khẳng định cái Tôi của mình.
Tóm lại, thế giới là tấm gương phản ánh ý chí con người. Ý chí mang tính phổ biến, đạt đến ý chí vũ trụ. Ý chí lớn nhất, bao trùm nhất, cuồng nhiệt nhất là ý chí sinh tồn, ý chí sự sống. Nó thể hiện muôn màu muôn vẻ trong thế giới, làm nên dòng xung động mãnh liệt, không ngừng nghỉ, nảy nở, sinh sôi. Đó là thế giới “vật tự nó” rất vô thức, mù quáng, nhưng không thể ngăn nổi. Ý chí của tôi – đó là ý chí diễn ra qua ý thức; ý chí vũ trụ – đó là ý chí vô thức, mù quáng. Giữa hai loại đó có một điểm tương đồng cơ bản: ý chí sinh tồn.
Tôi cảm giác về thế giới như sự ham thích tự do; thế giới sáng tạo không phục tùng một tính quy luật nào, không dựa vào lý trí để nhận thức. Ý chí, như chính tồn tại, nằm bên ngoài tính tất yếu, tính quy luật, cơ chê vận hành. Ý chí luôn tự do.
Khoa học xem “vật cho ta” là đối tượng, còn “vật tự nó” là vương quốc của ý chí.
F. Nietzsche (1844 – 1900) đã khai triển ý chí sinh tồn của Schopenhauer thành ý chí quyền lực.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá LIT