Giáo Trình Luật Thương Mại Quốc Tế

Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội do PGS.TS. Nông Quốc Bình chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.Giáo trình ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Giáo Trình Luật Thương Mại Quốc Tế

Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội do PGS.TS. Nông Quốc Bình chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Giáo trình Luật thương mại Quốc tế

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế là học liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập môn luật thương mại và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đối với cơ sở đào tạo khác, giáo trình luật thương mại cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nội dung tương tự như luật kinh tế, luật kinh doanh.

Thương mại quốc tế được hình thành từ lâu đời và thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, khái niệm về thương mại quốc tế cũng thay đổi bởi sự đa dạng về đối tượng trao đổi, mua bán và sự phong phú về chủ thể tham ia.

Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, vì có sự khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm “thương mại quốc tế” giữa Việt Nam với một số nước nên khái niệm về luật thương mại quốc tế đôi khi không được sử dụng một cách thống nhất.

Ở Việt Nam, việc giảng dạy, nghiên cứu đối với môn học luật thương mại quốc tế còn khá mới mẻ. Với cách nhìn nhận thương mại quốc tế là hành vi thương mại vượt qua lãnh thổ quốc gia đồng thời với quan điểm tiếp thu có chọn lọc một số chương trình giảng dạy luật thương mại của một số trường đại học trong nước và trên thế giới, Giáo trình Luật thương mại quốc tế do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn đề cập các vấn đề pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó các quốc gia và các thương nhân là chủ thể. Hoạt động của các chủ thể này có quan hệ biện chứng và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các vấn đề pháp lý về thương mại quốc tế vốn rất phước tạp nên nội dung Giáo trình Luật thương mại quốc tế được trình bày thành hai phần:

Phần thứ 1: Một số vấn đề lý luận về luật thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế giữa các quốc gia;

Phần thứ 2: Luật thương mại quốc tế giữa các thương nhân.

Để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn học này, tập thể tác giả đã rất cố gắng để hoàn thành giáo trình này ở mức tốt nhất.

Cuốn giáo trình Luật thương mại quốc tế của Trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ 1: Một số vấn đề lí luận về Luật Thương mại quốc tế và Luật Thương mại quốc tế giữa các quốc gia

Chương I: Một số vấn đề lý luận về Luật Thương mại quốc tế

  1. Khái niệm về thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
  2. Chủ thể trong thương mại quốc tế
  3. Nguồn của luật thương mại quốc tế

Chương II: Một số nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế

  1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
  2. Nguyên tắc đối xử quốc gia
  3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
  4. Nguyên tắc thương mại công bằng
  5. Nguyên tắc minh bạch

Chương III: Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế

  1. Khái quát chung về các thiết chế thương mại quốc tế
  2. Các thiết chế thương mại toàn cầu
  3. Các thiết chế thương mại khu vực

Chương IV: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của Thương mại quốc tế

  1. Các quy định cơ bản về thương mại hàng hóa quốc tế
  2. Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ
  3. Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
  4. Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài

Chương V: Luật Thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ môi trường

  1. Vấn đề môi trường trong GATT
  2. WTO và việc bảo vệ môi trường

Chương VI: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia

  1. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia không trong khuôn khổ của WTO
  2. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia trong khuôn khổ của WTO

Phần thứ 2: Luật Thương mại quốc tế giữa các thương nhân

Chương VII: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  2. Những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của UNIDROIT
  3. Công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chương VIII: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  1. Một số phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản
  2. Một số phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
  3. Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế
  4. Các loại thư tín dụng và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng chứng từ
  5. Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thanh toán đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chương IX: Pháp luật về vận tải quốc tế

  1. Khái niệm chung
  2. Hợp đồng vận tải bằng đường biển quốc tế
  3. Hợp đồng vận tải bằng đường hàng không quốc tế
  4. Hợp đồng vận tải bằng đường bộ quốc tế
  5. Hợp đồng vận tải đường sắt quốc tế
  6. Hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế

Chương X: Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế

  1. Khái niệm và một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
  2. Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển quốc tế
  3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong vận tải bằng đường biển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
  4. Khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa vận tải bằng đường biển

Chương XI: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân

  1. Phương pháp trung gian hòa giải
  2. Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng tòa án
  3. Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại
  4. Công ước New York năm 1958 vậy công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài và sự gia nhập của Việt Nam

- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân

- Tác giả: Trường đại học Luật Hà Nội

- Năm xuất bản: 2022

- Số trang: 436

- Khổ sách: 20.5x14.5x2cm

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BXN

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tư Pháp
Loại bìaBìa mềm
Số trang436
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Công An Nhân Dân
SKU9047132184127
Liên kết: Set dưỡng ẩm sáng da Chia Seed Advanced Skincare Set The Face Shop (4 SP)