Đại Nam Dật Sử Và Sử Ta So Với Sử Tàu

Tác giả: Nguyễn Văn Tố | Xem thêm các sản phẩm Lịch Sử Thế Giới của Nguyễn Văn Tố
Đại Nam Dật Sử Và Sử Ta So Với Sử Tàu “Dật sử” có nghĩa là bộ sử bị thất tán nhiều hay bộ sử ghi lại những sự việc không đầy đủ, đã không mấy người biết rõ. Theo tác giả thì Đại Nam dật sử là “lấy sá...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Đại Nam Dật Sử Và Sử Ta So Với Sử Tàu

Đại Nam Dật Sử Và Sử Ta So Với Sử Tàu

 “Dật sử” có nghĩa là bộ sử bị thất tán nhiều hay bộ sử ghi lại những sự việc không đầy đủ, đã không mấy người biết rõ. Theo tác giả thì Đại Nam dật sử là “lấy sách chữ Nho, dịch ra đây, phần nhiều chưa ai chép ra quốc ngữ”, không so sánh sử ta sử Tàu, không tra xét tên người tên đất, chỉ chép cho thành truyện, để hiến độc giả một ít tài liệu mà xưa nay chưa ai chép đủ”. Ta biết rằng thời bấy giờ các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mụ chưa có các bản dịch tiếng Việt. Mục đích của tác giả là dùng những nguồn tài liệu đó, viết lại thành một bộ sử dễ đọc dễ hiểu nhưng cũng khá đầy đủ và liên tục. Làm được như vậy đã là một đóng góp lớn. Nhưng xem kỹ Đại Nam dật sử, ta thấy không phải như tác giả nói, “không so sánh sử ta sử Tàu, không tra cứu tên người tên đất”, mà trái lại, tác giả đã khảo cứu uyên bác nhưng không kém phần sinh động và hứng thú. Chẳng hạn như đoạn viết về Lý Bí và nhà Tiền Lý. Ở đây, tác giả đã tranh luận kịch liệt với Henri Maspéro khi học giả này phủ nhận sự tồn tại của nhà Tiền Lý. Ông đã dẫn rất nhiều bộ sử Trung Quốc như Trần thư, Nam sử, Tuỳ thư, Nguyên Hoà quận huyện chí Thái Bình hoàn vũ ký, An Nam chí (nguyên), Độc sử phương dư kỷ yếu… để bác Maspéro từng điểm một. Ở những đoạn đã tham khảo Việt sử lược, một tài liệu thời Trần có giá trị, nhưng lúc đó chẳng ai chú ý. Ở nhiều chỗ tác giả đã nêu rõ sự khác nhau giữa những nguồn sử liệu. Lúc viết về Champa, tác giả đã tham khảo những sách như Vương quốc Champa của G. Maspéro, Nghệ thuật Champa của J. L Vì vậy, tập Dật sử này không còn là “để độc giả mua vui trong lúc đọc truyện khô khan” như tác giả nói nữa, mà thực chất là tác giả muốn viết một bộ sử tổng hợp, ít ra thì cũng dày dặn hơn quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đáng tiếc là Đại Nam dật sử chưa hoàn thành - tác giả mới viết được đến năm 1207, đời vua Cao Tông triều Lý. Tuy vậy, những điều mà tác giả đã viết đều đáng đọc cho dù là hiện nay chúng ta có bản dịch các bộ sử cũ trong tay.

 

Sử ta so với sử Tàu có mục đích khác hẳn với Đại Nam dật sử. Nguyễn Văn Tố coi Đại Nam dật sử là một công trình tổng còn Sử ta so với sử Tàu là công trình phân tích. Ta hãy nghe Nguyễn Văn Tố nói rõ về quan niệm của ông:

“Sử học cũng như khoa học, không chủ yếu làm sách cho dày, chỉ cốt tìm được nhiều điều mới, xưa nay chưa ai nói đến, hoặc chữa những chữ của người trước chép sai. Nếu kê cứu đâu ra đấy, thì tự khắc có người gộp ý lại, để dọn thành sách phổ thông. Lúc bấy giờ mới làm thành sách dày, mới gọi là tổng hợp, trước kia còn là phân tích.

Sử ta đã đến thời kỳ tổng hợp chưa?

Kể đại cương về các đời vua thì những quyển sử Nam xuất bản từ trước đến giờ cũng có thể gọi là tạm đủ. Nhưng xét đến sự linh hoạt của dân chúng, việc tuyển lính, cách thi học trò, sự giao thiệp với các nước láng giề thì hãy còn thiếu nhiều lắm. Phải tìm lâu thì may mới thấy; mà sử liệu không những ở văn thư, còn ở các đồ cổ tích nữa.

Tôi vẫn nói với các bạn đồng chí rằng: nếu có nhiều người chịu khó góp sức nhau lại, dịch những bộ sử chữ Nho thật đủ, và nhân đây khảo cứu thêm vào, mỗi người chuyên trị một khoa hay một thời, thì may ra chóng đến ngày tổng hợp”.

Chính để góp phần vào các công trình phân tích đó mà Nguyễn Văn Tố đã viết Sử ta so với sử Tàu. Có cái tên như thế là vì trong các vấn đề lịch sử mà ông nêu ra đều được khảo cứu bằng cách đối chiếu nguồn sử liệu khác nhau. Trong phần này, tác giả mới chỉ xét hai vấn đề: Một là nghiên cứu các tên đất có liên quan đến vùng đất Việt Nam trong lịch sử như Giao Chỉ, Văn Lang, Xích Quỷ, Nam Giao, Việt Thường, Âu Lạc, Nam Việt, Vạn Xuân, An Nam, Tĩnh Hả; hai là nghiên cứu những cuộc nổi dậy trong thời Bắc thuộc. Cả hai vấn đề đều được nghiên cứu rất công phu, tài liệu trưng dẫn rộng rãi và tác giả đã nêu ra những ý kiến riêng. Tinh thần độc lập sáng tạo biểu lộ qua nhiều trang sách, chẳng hạn khi ông thảo luận với học giả nước ngoài về vấn đề Tượng quận hay vấn đề nhà Tiền Lý Tất nhiên ngày nay có nhiều điểm mà chúng ta có thể có ý kiến khác nhưng không thể chối cãi rằng tác giả đã làm việc hết sức nghiêm túc. Cũng như Đại Nam dật sử, Sử ta so với sử Tàu còn viết dở dang, dừng lại ở cuộc nổi dậy của Lã Hưng năm 263 - 264.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GOVI

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTri Thức Trẻ Books
Ngày xuất bản2019-05-01 17:03:43
Kích thước16 x 24 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang424
SKU2122439526932
Liên kết: Mascara chân mày lâu trôi Brow Lasting Proof Browcara fmgt The Face Shop