Combo Khổng Tử - Vạn Thế Sư Biểu + Tuân Tử - Trị Nước Và Răn Đời (SB) (Bộ 2 Cuốn)
1. Khổng Tử - Vạn Thế Sư Biểu
Khổng Tử là nhà giáo dục, nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được tôn là “vạn thế sư biểu”, có nghĩa là bậc thầy muôn thuở. Đến tận hôm nay, những lời dạy và cách đối nhân xử thế của Khổng Tử vẫn được xem là mẫu mực, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Khổng Tử nói: “Ta từ nước Vệ quay trở về nước Lỗ, mới đem nhạc ra chỉnh lý, khiến cho Nhã về với Nhã, Tụng về với Tụng, mọi thứ đều có vị trí thích đáng”1.
Khổng Tử muốn phát huy cái đạo của bậc thánh hiền đời trước và đem ra dạy người, chứ không phải là tạo tác ra đạo gì mới.
Khổng Tử lại nói:
“Tường thuật mà không sáng tác, yêu thích văn hóa cổ đại bằng thái độ tin tưởng, ta tự so sánh bản thân với Lão Bành”.
Cái đạo của bậc thánh hiền đời xưa đều ghi chép ở cả trong những sách Dịch, Thư, Thi, Lễ, Nhạc. Khổng Tử xem xét kỹ những sách ấy, rồi giải thích những chỗ khó hiểu, để tìm ra cái nghĩa sâu xa hoặc xếp đặt lại cho thật rõ ràng. Khổng Tử lại làm ra bộ sách Xuân Thu để bày tỏ những cái quan niệm của mình về đường lối chính trị. Những sách của Khổng Tử san định, cả thảy có sáu bộ, được người đời tôn kính, gọi là lục kinh.
2. Tuân Tử - Trị Nước Và Răn Đời
Thời Tây Hán, Tuân Tử được xếp vào hàng danh nho, địa vị sánh ngang với Mạnh Tử. Tư Mã Thiên viết Sử ký, ghép truyện Mạnh Tử và Tuân Tử chung một thiên, xem hai ông là những người kế thừa xuất sắc của Khổng Tử. Nhưng về sau thì địa vị của Mạnh Tử lại vượt hơn. Cũng từ thời Bắc Tống, lý học ngày càng phát triển, Tuân Tử càng bị chỉ trích gay gắt.
Nhìn chung, có hai nguyên nhân khiến Tuân Tử bị chỉ trích: một là bởi thuyết tính ác, hai là bởi Hàn Phi và Lý Tư. Nạn đốt sách chôn nho dưới thời Tần Thủy Hoàng, các nhà nho đời sau quy hết trách nhiệm cho Hàn Phi và Lý Tư. Tuân Tử là thầy của họ, đương nhiên không tránh khỏi liên lụy.
Trình Di (1033-1107) nhận xét: Tuân Tử không thuần chính cực độ, chỉ một câu tính ác, gốc lớn của Nho gia đã mất rồi.
Trong bài Tuân Khanh luận, Tô Đông Pha (1037-1101) nói: Tuân Khanh ưa chuộng dị thuyết mà không biết khiêm nhường, dám luận bàn cao xa mà không biết xem xét. Lời lẽ của ông ta, hạng người ngu thì kinh sợ, kẻ tiểu nhân thì thích thú.
Sau Cách mạng Tân Hợi (1911), khi phong trào Tân văn hóa đang phát triển mạnh mẽ, trong bài Độc Tuân Tử thư hậu của Ngô Ngu (1872-1949) đăng trên Tân thanh niên ngày 1 tháng 3 năm 1917, Tuân Tử bị phê phán: Đọc sách của Tuân Khanh, thấy tông chỉ là đề cao quân vương, hạ thấp bề tôi, làm cho dân chúng ngu muội... Nền chuyên chế ở Trung Hoa do Tần Thủy Hoàng lập nên, có Lý Tư giúp sức, nhờ Tuân Khanh gợi mở, được Khổng Tử dạy cho.
Gần nửa thế kỷ sau, Tuân Tử mới được đánh giá khách quan hơn, những đóng góp của ông với triết học Trung Hoa mới được ghi nhận đầy đủ: Tuân Tử tiếp thu rộng rãi tinh hoa tư tưởng của các nhà, đồng thời nghiêm khắc phê phán họ, kể cả một số học phái của Nho gia. Đáng chú ý nhất là việc Tuân Tử phê phán học phái của Tử Tư và Mạnh Tử, đó là đỉnh cao của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm thời Chiến Quốc. Do vậy, Tuân Tử xứng đáng được xem là người tổng kết triết học cổ đại.
==
Công ty phát hành SBooks
Tác Giả Mặc Am
Năm Xuất Bản 2024
Bìa Mềm
Kích Thước 13 x 20.5 cm
Nhà Xuất bản Văn Học
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | SBOOKS |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 244 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
SKU | 9429103169212 |