COMBO 4 CUỐN VIỆT NAM DANH TÁC ( Việc Làng + Bướm Trắng + Chiếc Lư Đồng Mắc Cua + Những Ngày Thơ Ấu ) - BÌA CỨNG

Tác giả: Ngô Tất Tố | Xem thêm các sản phẩm Tác phẩm kinh điển của Ngô Tất Tố
1. “BƯỚM TRẮNG” CỦA NHẤT LINH (tiểu thuyết)“BƯỚM TRẮNG” được xem là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất trong số các sáng tác trước năm 1945 của Nhất Linh. Đây cũng là tác phẩm cuối cùng đánh dấu thời k...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu COMBO 4 CUỐN VIỆT NAM DANH TÁC ( Việc Làng + Bướm Trắng + Chiếc Lư Đồng Mắc Cua + Những Ngày Thơ Ấu ) - BÌA CỨNG

1. “BƯỚM TRẮNG” CỦA NHẤT LINH (tiểu thuyết)

“BƯỚM TRẮNG” được xem là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất trong số các sáng tác trước năm 1945 của Nhất Linh. Đây cũng là tác phẩm cuối cùng đánh dấu thời kỳ Nhất Linh cùng với Tự Lực văn đoàn chủ trương canh cải xã hội bằng văn chương (rộng hơn là các hoạt động sáng tác, làm báo nói chung) để chuyển sang các hoạt động chính trị công khai. Chính ở thời điểm chuyển tiếp từ Nhất Linh-nhà văn sang Nhất Linh-nhà chính trị này, “BƯỚM TRẮNG” thay vì phải truyền tải các luận đề đôi khi không tránh khỏi gượng ép, nó có cơ hội để được đào sâu ở những cạnh khía của một cuốn tiểu thuyết đích thực.

Điểm ấn tượng làm nên giá trị của tiểu thuyết “BƯỚM TRẮNG” nằm ở câu chuyện với nỗi ám ảnh về cái chết của nhân vật Trương. Ám ảnh về cái chết đến với Trương, một sinh viên trẻ tuổi, khi biết mình mắc căn bệnh lao quái ác mà bác sĩ chẩn đoán chàng chỉ còn cùng lắm là một năm nữa. Trong những khoảnh khắc cuối của sự sống, Trương đã nếm trải vô vàn những cung bậc cảm xúc, từ buồn đau, tuyệt vọng đến si mê, hoan lạc, cả những hành vi căm thù, đê tiện lẫn những khát khao trong trẻo, thánh thiện. Đặt nhân vật trên lằn ranh sống chết đó, Nhất Linh đã cho thấy một ngòi bút thực sự sắc sảo và tinh tế khi tái hiện những rung động nhỏ nhất trong nội tâm nhân vật. Ở góc độ này, cái chết ẩn hiện trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết là liều thuốc thử làm phát lộ những vẻ đẹp mong manh của cuộc đời.

Không giống với nhiều sáng tác mang tính luận đề trước đó, “BƯỚM TRẮNG” với lối viết sâu sắc về nỗi ám ảnh cái chết và sự vô luân đã cho thấy sự đào sâu vào sự viết của Nhất Linh. Ta thấy ở đây tài năng và tầm tư tưởng lớn lao, hướng đến các giá trị phổ quát (như nhiều nhận định về sự tương đồng giữa Nhất Linh và Dostoevsky) trong một cuốn “tiểu thuyết đích thực” như Nhất Linh tự nhìn lại sáng tác của mình những năm cuối đời.

2. “CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA” CỦA NGUYỄN TUÂN (tùy bút)

Tùy bút “CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA", theo lời tự bạch của cụ Nguyễn Tuân, “không phải một tập phóng sự về nhà hát và cũng không phải một thiên nhật ký ghi lại đủ một thời kì khủng hoảng tâm thần”, để rồi khiến ông băn khoăn “có lẽ… cũng lại chỉ là những trang tùy bút chép lại một ít tâm trạng tôi trong những ngày phóng túng hình hài”. Những ngày mươi năm cũ, những năm 30 của thế kỉ XX nhiều sóng gió. Tái bản “CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA" trong tủ sách “Việt Nam danh tác" của Nhã Nam, người giới thiệu và biên soạn trung thành với bản in lần đầu của tác giả tại nhà xuất bản Hàn Thuyên năm 1941.

Câu chuyện bắt đầu ở xứ Thanh Hóa, theo chuyến tàu Nam tiến nhưng giữa đường dừng lại ở Vinh, rồi cơ man đôi chuyện khiến nhân vật chính xưng “tôi" (có thể hiểu là Nguyễn Tuân) phải trở về, bao năm trời phóng túng “lấy đêm làm ngày”. “Tôi" đăng trình Hà Nội làm lại cuộc đời mà vẫn quẩn quanh trong vòng lụy tục. Là tự truyện, kể về đời sống cá nhân, lại thêm những chắp vá cảnh sắc đều là hồi ức được đánh thức bởi cái giật mình trong đêm; chính những ký ức, những chiêm nghiệm khi đã trải qua với đủ nguồn cơn cuộc sống, chiêm nghiệm cuộc đời mà mọi cái nhìn, mọi suy nghĩ và nhận định của cụ Nguyễn Tuân đều trở nên sâu sắc và lắng đọng, bí mật hội tụ và khai mở các chân trời quá vãng của “suốt một quãng giao thời”.

Không ngoa khi nói “CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA" là tác phẩm khó đọc. Nó khó đọc vì là tự truyện, không có cao trào, không tập trung vào cốt truyện, là dòng hồi tưởng một phần; nó còn khó đọc bởi lớp từ cụ Nguyễn dùng, lớp từ cổ và độc đáo đến lạ. Người đọc phải gật gù, thật không hổ danh là “phù thủy ngôn từ”. Chúng ta được làm quen với cụ Nguyễn Tuân qua “Chữ người tử tù” trong “Vang bóng một thời” năm lớp 11, chúng ta gặp lại cụ trong những ngày tháng học 12 gánh nặng thi cử, chúng ta biết danh cụ là “phù thủy ngôn từ”; nhưng để cảm nhận rõ nét và trọn vẹn nhất một tác phẩm của cụ Nguyễn Tuân, thì “CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA” là một lựa chọn tuyệt vời. Tác phẩm được chắp bút bởi cách tiếp cận lịch duyệt, bằng một tình yêu tha thiết cháy bỏng với những giá trị văn hóa, những con người, tình đời bị lung lạc, phôi pha trong cuộc biến thiên của đất nước và thời cuộc. Tài hoa lịch duyệt, kiêu bạc mà hết mực chân tình đó đã làm nên phong cách văn chương Nguyễn Tuân, đánh dấu vị thế hàng đầu của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

3. “VIỆC LÀNG” CỦA NGÔ TẤT TỐ (phóng sự)

Nhà văn Ngô Tất Tố nổi danh với các sáng tác viết về làng quê Việt Nam thế kỷ 20, từ Tắt đèn, Lều chõng và đặc biệt là VIỆC LÀNG. Tác phẩm là tập phóng sự của Ngô Tất Tố được đăng nhiều kỳ trên trên tuần san Hà Nội Tân văn. Mười sáu đoạn trong VIỆC LÀNG là mười sáu sự việc với những góc nhìn khác nhau, tập trung soi rọi xã hội làng quê Bắc Kỳ đẳng cấp và đầy rẫy tập tục.

Như một nhà dân tộc học cùng những trải nghiệm thâm hậu và ngòi bút miêu tả ngôn ngữ với sự tinh tế, Ngô Tất Tố đã nỗ lực miêu tả và soi chiếu những liên hệ phức tạp, rối rắm trong họ ngoài làng, làm rõ đường nét của những tập tục, lệ tục tưởng chừng tốt đẹp nhằm duy trì nền nếp làng xã, hoá ra đã bị lợi dụng, lạm dụng để đẩy những nạn nhân của cướp bóc vào vòng công nợ khốn khó đến suốt đời. Tác phẩm chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, đã lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt phong tục, hủ tục diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỷ.

Bằng tấm lòng “vị tha” rất phương Đông, Ngô Tất Tố nhìn vào hiện thực mà lên án nạn thịt xôi ở chốn “cửa Khổng sân Trình”, phê phán tâm lý hiếu danh, tiêu cực của người dân làng xã nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ biết vạch ra, phê phán mà còn thông cảm với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra khổ cảnh của họ."

Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên n đã chỉ ra rằng “Ngô Tất Tố đã cung cấp những dẫn liệu điền dã cực kỳ sống động về những cấu trúc đẳng cấp nhiều tầng bậc của thôn quê Bắc kỳ và VIỆC LÀNG, với ngôn ngữ đậm chất thời đại,có thể nói là một “thành tựu đặc đặc sắc mà chỉ những tay bút bậc thầy mới có thể đạt được.”

4. “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU” CỦA NGUYÊN HỒNG (tự truyện)

Hồi ký “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyên Hồng, bao gồm thiên hồi ký cùng tên và bốn truyện ngắn khác, được NXB Đời Nay in lần đầu năm 1940. Với lối viết chân thực giản dị mà thắm đượm trữ tình, tác phẩm đã tái hiện những kỷ niệm sâu sắc về thời thơ ấu nhiều cay đắng của tác giả trong một gia đình không hạnh phúc.

Ấn bản này của Nhã Nam được thực hiện theo bản in của NXB Đời Nay năm 1940, chỉ sửa một số cách viết cho phù hợp với quy tắc chính tả hiện nay như “theo dõi” thay cho “theo rõi”, “trầy trật” thay cho “chầy chật”… Các ảnh minh họa trong sách được lấy lại trong các truyện của Nguyên Hồng đã đăng trên báo Ngày Nay.

Sự hấp dẫn của văn chương Nguyên Hồng trước hết và quan trọng nhất không xuất phát từ hình thức biểu đạt. Điều làm lay động độc giả suốt gần một thế kỷ qua, và cũng là điểm mạnh trong sáng tác của Nguyên Hồng, lại nằm ở thứ cảm xúc chân thành và mãnh liệt mà ông truyền vào tác phẩm. Trong “Những ngày thơ ấu”, đó là “sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”, là “tình yêu tha thiết của người con” dành cho người mẹ hiền từ chịu nhiều đau khổ, là những khoảnh khắc tủi cực đến run người của một đứa trẻ sớm mồ côi và lạc loài giữa gia đình của mình. Văn chương của Nguyên Hồng là thứ văn chương của cảm xúc, và vì thế cũng dễ dàng chạm đến cảm xúc của người đọc.

Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan, hơn hết các tác giả cùng thời, Nguyên Hồng đã thực sự can đảm khi viết “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU" như một tự truyện - thể loại còn quá mới mẻ, mà đặc thù văn hóa truyền thống thời bấy giờ càng khiến nó trở nên đầy thách thức với nhà văn Việt Nam. Vũ Ngọc Phan đã ghi nhận Nguyên Hồng là “người Việt Nam thứ nhất" ở thể tự truyện, và cho rằng “tưởng có dưới mắt một quyển sách của một nhà văn Anh hay một nhà văn Nga".

SỐ LƯỢNG PHÁT HÀNH

Mỗi tựa sách trên sẽ có 555 bản bìa cứng, được đánh số từ 1-555 và được đóng triện Nhã Nam Thư Xã, thiết kế riêng cho bộ sách Việt Nam danh tác.

QUY CÁCH CHUNG

Cả 4 cuốn đều theo những quy cách chung như sau.

- Sách bìa cứng, có bìa áo (jacket). Bìa áo in giấy couché matt cán mờ định lượng 150gsm, tên sách, tên tác giả và bộ Việt Nam danh tác được phủ bóng.

- Sách khổ 14,5x20,5 cm, in trên giấy tốt định lượng 100 gsm.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá JKL

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhã Nam
Loại bìaBìa cứng
Số trang840
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU8904810466189
Liên kết: Phấn phủ nâng tone Tone Up Skin Compact fmgt The Face Shop (10g)