combo 4 cuốn: Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới + Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới + Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? + Trật Tự Thế Giới

Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế GiớiQuá trình văn minh phương Tây vươn tới vị thế thống trị hoàn cầu là một hiện tượng lịch sử đơn lẻ có ý nghĩa quan trọng nhất trong vòng 5 thế kỉ qua.B...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu combo 4 cuốn: Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới + Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới + Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? + Trật Tự Thế Giới

Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới

Quá trình văn minh phương Tây vươn tới vị thế thống trị hoàn cầu là một hiện tượng lịch sử đơn lẻ có ý nghĩa quan trọng nhất trong vòng 5 thế kỉ qua.

Bằng cách nào phương Tây vượt qua được những đối thủ phương Đông? Và có phải giờ đây phương Tây không còn ở đỉnh cao quyền lực nữa? Sử gia Niall Ferguson lập luận rằng bắt đầu vào thế kỉ 15, phương Tây đã phát triển sáu khái niệm mới đầy uy lực - cạnh tranh, khoa học, pháp quyền, y học hiện đại, chủ nghĩa tiêu dùng và đạo lý nghề nghiệp - cho phép họ vượt qua tất cả các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhưng giờ đây, Ferguson cho thấy phần còn lại của thế giới đã tiếp thu tất cả các khái niệm mà phương Tây từng độc chiếm, trong khi phương Tây lại đang đánh mất niềm tin vào chính mình. Ghi lại sự hưng thịnh và suy tàn của các đế chế cùng với những cuộc va chạm (và giao hòa) của những nền văn minh, Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới đã đúc kết lại lịch sử thế giới, và đây được coi là cuốn sách xuất sắc nhất của Niall Ferguson.

Câu hỏi chủ đạo mà cuốn sách này đề cập chính là câu hỏi lý thú nhất mà một nhà sử học nghiên cứu về kỷ nguyên hiện đại có thể đặt ra. Tại sao bắt đầu từ khoảng những năm 1500, vài ba quốc gia nhỏ bé miền viễn Tây của liên lục địa Âu-Á lại có thể nổi lên nắm quyền thống trị phần còn lại của thế giới, trong đó có cả những xã hội nằm ở phía đông lục địa Âu-Á vốn đông dân hơn và tinh tế hơn xét về nhiều mặt?

ự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới

Năm 1993, Samuel P. Hungtington, khi đó là Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã có bài viết mang tính dự báo: "Sự va chạm của các nền văn minh?". Tiêu đề đó cho thấy tác giả của nó có phần hoài nghi: liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không? Và thực tế, nội dung của bài viết đã nói lên rằng sự đụng độ là điều khó tránh khỏi. Năm 1996, Hungtington tiếp tục phát triển dự báo của mình thành cuốn sách Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới.

Trong cuốn sách của mình, S. Hungtington đã vẽ lại bức tranh chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, ông phân chia nhân loại thành 2 bộ phận là văn minh phương Tây và văn minh ngoài phương Tây, trong đó văn minh phương Tây đóng vai trò trung tâm trong các phân tích của ông, là điểm tham chiếu để xem xét các nền văn minh khác ngoài phương Tây.

Trên cơ sở xác định các nền văn minh chủ yếu của thế giới, Hungtington tiếp tục làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân giữa các nền văn minh, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới của các nền văn minh cùng với sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua văn hoá.

Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, nỗi ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên quan và có trách nhiệm.

 

Cuốn Châu Á vận hành như thế nào? tập trung vào phân tích mức độ đúng sai của các chiến lược, chính sách kinh tế khác nhau giữa hai nhóm nước. Tác giả chỉ ra rằng thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả chỉ đạo của người cầm quyền của mỗi quốc gia, một yếu tố hoàn toàn mang tính chất chủ động. Joe Studwell đúc kết lại có ba nhóm chính sách quan trọng nhất đã tạo ra khác biệt giữa thành công Đông Bắc Á và thất bại Đông Nam Á.

Thứ nhất, thúc đẩy tối đa sức sản xuất nông nghiệp, hướng vào phát triển kinh tế trang trại (hộ có quy mô lớn) sử dụng nhiều nhân công nhằm phát huy lợi thế của các nền kinh tế nông nghiệp và toàn dụng nguồn lao động sẵn có, tạo ngay ra thặng dư sản xuất ban đầu để kích cầu hàng hóa và dịch vụ.

Thứ hai, định hướng đầu tư và huy động doanh nghiệp vào việc tận dụng lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực nông nghiệp. Kết hợp hiệu quả nhất lao động phổ thông và máy móc để tạo giá trị mới cho công nghiệp. Để thúc đẩy công nghiệp hóa đúng hướng, chính sách hỗ trợ của chính phủ phải dựa vào hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống tài chính phải định hướng nguồn vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp và vào phát triển sản xuất. Đầu tư công phải thúc đẩy được các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng học tập công nghệ, nhắm đến thu lại lợi nhuận cao trong tương lai, chứ không hỗ trợ đem lại lợi nhuận ngắn hạn và thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. 

 

Trật Tự Thế Giới (Tái Bản 2018)

Trong tác phẩm, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.

Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản:

1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế;

2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.

Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến “quyền lực có tính chính danh.” Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu những sự trợ giúp ấy đảm bảo cho cán cân quyền lực có thể chống đỡ trật tự quốc tế, cũng như những giá trị và nguyên tắc của chúng ta có thể được những người khác chấp nhận và hấp dẫn họ.

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá APE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlphabooks
Loại bìaBìa cứng
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU4910525641724
Liên kết: Kem chống nắng bảo vệ da toàn diện Natural Sun Eco Super Active Reef-Safe Sun Cream SPF50+ PA++++ 80ml