Combo 2 Cuốn Sách : Nửa Vòng Trái Đất Uống Một Ly Trà + Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa

Combo 2 Cuốn Sách : Nửa Vòng Trái Đất Uống Một Ly Trà + Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa  Khi cuộc sống là những chuyến đi, vui với những gì mình trải nghiệm, cuộc sống đó thật thú vị. 2 cuốn  này sẽ tiếp t...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 2 Cuốn Sách : Nửa Vòng Trái Đất Uống Một Ly Trà + Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa

Combo 2 Cuốn Sách : Nửa Vòng Trái Đất Uống Một Ly Trà + Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa 

 

Khi cuộc sống là những chuyến đi, vui với những gì mình trải nghiệm, cuộc sống đó thật thú vị. 2 cuốn  này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người trẻ xách ba lô lên và đi để khám phá, để tuổi trẻ không phí hoài, để đời người thêm ý nghĩa.

Nửa Vòng Trái Đất Uống Một Ly Trà
“Chỉ cần qua dặm trang sách, Di Li đưa người ta từ Việt sang Nhật, từ Osaka tới Kobe, từ ngoài mưa vào trong bếp, cho người ta biết lịch sử ăn thịt của người Nhật, và khoa học hóa tuổi thọ của họ, hầu thỏa mãn trí tò mò của người đọc… Cuối cùng, Di Li mới kể-tả việc ăn thịt bằng mấy giác quan cùng với những kiến thức mờ ảo hư-thực kia, mà vẫn không quên báo giá. Đọc về ẩm thực kiểu này còn thấy “ngon” hơn là đi ăn thật. Đúng là văn du ký của một người chuyên viết chuyện trinh thám!” – Nhờ thơ Đỗ Trung Lai
“Di Li viết tinh tế, bài bản, sâu sắc và hài hước nữa, kể chuyện cứ như chơi. Cái món du ký ẩm thực ấy, nếu không hiểu biết rộng và sâu để mà liên tưởng, để mà so sánh món này món kia, xứ này xứ kia, người này người kia…như kiểu vừa nêm gia vị cho hợp khẩu lại vừa trình bày món ăn cho bắt mắt thị giác thì chỉ là tả lại một món ăn theo một cách rất thô. Nhưng Di Li đã biến nó thành những bữa tiệc tràn đầy ánh sáng và biểu cảm văn hóa, để trở thành một thiên đường lộng lẫy. Viết về cà ri Ấn Độ thì có phải là cà ri nữa đâu, mà đã vượt lên khỏi cà ri, là văn hóa, vượt lên cả văn hóa, nó là những bí ẩn chữa giải mã mà con người luôn thèm khát kiếm tìm” – Nhà thơ Văn Công Hùng
Nửa Vòng Trái Đất Uống Một Ly Trà - Cuốn sách du ký ẩm thực của tác giả Di Li. Với hơn 300 trang sách, Di Li đưa chúng ta chu du và thưởng thức ẩm thực từ vùng đất này đến vùng đất khác, khắp nơi thế giới. Bạn có thể tình cơ bắt gặp những chú bò Kobes hạnh phúc, đỉnh cao ẩm thực tối giản từ món Sushi của người Nhật, đến những món ăn mỹ vị Trung Hoa hay những món ăn từ Địa Trung Hải, Đại Tây Dươơn cả một cuốn sách du ký hay ẩm thực đơn thuần, cuốn sách hai trong một này sẽ đưa bạn từ bất ngờ này đến những bất ngờ khác để rồi bạn phải tự hỏi “phải chăng là mình đã đi vòng quanh thế giới?”.

Trích sách:
Những chú bò hạnh phúc giữa thành phố Kobe
Chiều hôm trước tôi đã trải qua một bữa tối tẻ ngắt ở khu Dotonbori, vị trí được đánh dấu năm sao ở Osaka. Dotonbori có nhẽ là khu phố đi bộ sầm uất nhất vùng Kansai. Nó nổi tiếng bởi cây cầu gỗ bắc qua dòng sông lặng lờ. Người Nhật có truyền thống làm cầu gỗ, nên các lái buôn Nhật Bản sang đến Hội An định cư rồi ở lại đấy cũng xây một cây cầu gỗ nhỏ xinh cho du khách ngày nay qua lại. Lúc tôi vừa bước chân qua cầu thì trời đổ cơn mưa nặng hạt, mà tôi không biết rằng mấy ngày sau mưa sẽ muốn nuốt trôi cả thành phố này lẫn Kyoto và Hiroshima. Tôi đành trú tạm dưới chiếc dù trước cửa một nhà hàng và lơ đãng ngó những du khách đang đi thuyền trên sông. Trời mưa trắng xóa lòng nước, và con thuyền lừ đừ chở một đoàn lụp xụp áo mưa đang xuôi dòng, trông như âm binh địa phủ. Dotonbori cũng
là chốn vô vị, ngoài các nhà hàng và Zara, H&M, Mống như một đại thương xá thì không còn gì hấp dẫn. Cơn mưa chẳng có vẻ gì sẽ ngớt và tôi xuống hầm gọi một bát mì Ramen thịt bò giá 1000 yên với lèo tèo vài vụn thịt bò, trong khi sợi mì và nước dùng nhạt nhẽo y như quang cảnh dưới lòng sông. Quán mì Ramen do chủ Trung Quốc sở hữu, hệt hồi đầu năm, tôi ăn món gà xào cay với kim chi trong một nhà hàng của người Hoa ở Gyeongju, Hàn Quốc. Vị nguyên bản của nó đã chẳng lấy gì làm ngon, qua tay đầu bếp Tàu và cách phục vụ của người Tàu còn hành khổ thực khách hơn. Từ bữa mì hôm ấy, cơn thèm thịt bò của tôi bắt đầu trỗi dậy, dù ở nhà tôi là dân ăn kiêng. Người Nhật tuy bị các nhà cải cách ẩm thực phàn nàn rằng ngày càng ngốn nhiều thịt với vô số thống kê cho thấy chỉ số nhập khẩu thịt của Nhật đang tịnh tiến chóng mặt, tuy nhiên đối với người Mỹ thì Nhật, Hàn có vẻ vẫn là những quốc gia “ăn chay”. Lý do ăn ít thịt ở Nhật trở nên dễ lý giải hơn khi tôi điều tra về “văn hóa thịt” của Hàn Quốc (mà tôi cho rằng việc người Hàn ưa ăn thịt chó cũng xuất phát từ lý do thiếu gia súc một cách trầm trọng trong quá khứ, nên họ mới đành chén luôn cả chó nhà). Nhật Bản đã trải qua một đêm trường trung cổ đằng đẵng không được ăn thịt. Trong suốt 1200 năm, kể từ năm 675 sau Công nguyên, Thiên hoàng Tenmu đã ban bố lệnh cấm giết mổ gia súc trên toàn cõi Nhật Bản, trong danh mục cấm bao gồm cả ngựa, chó và khỉ. Các tài liệu lịch sử đều cho rằng Nhật Bản là quốc gia theo Phật giáo và Thần đạo, Thiên hoàng Tenmu lại đặc biệt sùng đạo nên mới bắt dân chúng kiêng thịt. Nhưng tôi lại tin vào những nghiên cứu có lý hơn, ấy là tới thế kỷ thứ VII thì Nhật Bản thiếu đất canh tác trầm trọng tới mức ngay cả rừng cũng bị đốn hạ để làm cánh đồng và nơi chăn thả gia súc. Mà quốc đảo này lúc nào chả thiếu đất. Những hòn đảo đã chật hẹp lại chỉ toàn rừng với núi. Chẳng cần phải chờ đến thế kỷ 21, khi dân số Nhật Bản đã tăng lên hơn 127 triệu người, mà từ thời trung cổ, Nhật còn thiếu cả đất cho gia súc. Có lẽ bí quá mà Tenmu mới cực chẳng đã phải đưa ra quyết định này. Và lệnh cấm thịt trở nên hà khắc hơn cả vào thời kỳ Edo (1603-1867), tới mức người nào bị phát hiện ra vừa ăn thịt sẽ bị cấm túc ăn chay trong vòng 100 ngày. Người nào cả gan ngồi chung bàn với kẻ tội đồ đã từng phạm tộ ăn thịt cũng sẽ bị coi như tòng phạm, cấm túc 21 ngày. Người vô duyên hớ hênh không biết mà ngồi nhậu nhẹt với kẻ từng có bạn phạm tội ăn thịt thì bị phạt 7 ngày. Tất cả nhằm mục đích cô lập kẻ ăn thịt xấu xa. Con dân cả nước vì thế hầu như ăn chay, ngoài cá tôm ngoài biển khơi thì nhất định không được chạm tới thịt. Duy nhất có lính triều đình trong thời kỳ nghĩa vụ quân sự sẽ được phép ăn thịt để lấy sức chiến đấu. Nhưng đến khi giải ngũ về làm dân thì họ phải theo phép vua ăn chay trở lại. Nhiều giai thoại kể về những anh lính cuồng thịt (chắc cũng cuồng đến như chúng tôi mấy ngày trên đất Nhật, Hàn là cùng), là đã quen được nếm thịt trong quân ngũ nên khi trở lại ăn cơm “không người lái” thì thèm thịt không chịu nổi, thành thử lính giải ngũ của Thiên hoàng thi thoảng lại lén lút giết trộm một con vật để đánh chén, bất chấp hôm sau bị bêu ra trước công luận cũng đành.
Những món ăn của nàng Dae Jang Gum

Hồi trước, tôi vốn chết mê chết mệt những món ăn của nàng Dae Jang Gum. Các bữa tiệc hoàng cung do nàng Dae, một siêu đầu bếp, trình diễn thật ngoạn mục, nhìn chỉ muốn chui vào màn ảnh để ăn cùng. Nên bữa ăn sáng đầu tiên ở Seoul, tôi lấy làm háo hức lắm. Người ta cho chúng tôi ăn “lẩu bò”. Sáng mùa thu giá lạnh, vừa lò dò xuống sân bay, lại trong lúc bụng đói, chân run, một bữa lẩu bò trong căn phòng ấm áp thì còn gì bằng. Các quán ăn của người Hàn thường ngồi phản, trước mặt là một chiếc bàn vuông bằng gỗ, nom rất ấm cúng. Đầu tiên người ta bưng cho chúng tôi mỗi bàn một bát Kim chi. Không giống Kim chi chua ngọt dễ chịu như trong các quán cơm ta, Kim chi Hàn Quốc cay và mặn. Mãi sau tôi mới biết cái vị mặn đến váng đầu ấy là để dùng vào việc gì. Kế đó, mỗi người được phục vụ một bát “lẩu bò”, trông giống bát phở, chứ không phải là nồi lẩu như ai cũng nghĩ thế. Thôi không phải lẩu thì phở cũng được, đã đói lắm rồi. Chúng tôi vội vã nhấp một chút nước dùng, song ai nấy đều nhăn nhó mặt mày. Nước dùng có vị ngọt lịm của cốt xương và thịt nhưng nhạt hoét, nó thiếu muối, hay nói đúng hơn là không có chút muối nào. Cả đoàn hơn hai chục con người nháo nhác đi tìm gia vị. Anh So, một nhân viên của công ty đối tác, vội giải thích rằngchúng tôi phải tự pha chế muối, lẩu bò ở Hàn Quốc là thế, mà tốt nhất là cho Kim chi vào ăn kèm. Chúng tôi loay hoay tự pha chế, rồi cuối cùng cũng xong. Nước dùng đã rất ngon, có những lát thịt bò giống thịt bò chín trong phở, cũng ngon, song bên dưới là mỳ chứ không phải bánh phở. Tuy nhiên khi ăn được vài miếng lại thấy có vài hạt cơm bên dưới. Sao thế này? Khuấy lên thấy lõng bõng như cháo. Thôi thì cháo, thôi thì cơm cũng tốt. Ở nhà cơm, cháo, mỳ vẫn chẳng phải là những món quen thuộc hay sao. Sau khi ăn xong (nghĩa là cố lắm chỉ hết một nửa), một người băn khoăn nhìn vào bát “lẩu bò” bảo “Đây là mỳ”. Người khác phản đối “Không phải mỳ, là cháo”. Tức thì một làn sóng tranh cãi nổi lên. Tất cả nhao nhao chia làm hai phe: phe cháo và phe mỳ. Cuối cùng một người kết luận “Không phải cháo, không phải mỳ, mà là mỳ - cháo”. Đúng rồi, mỳ cháo, chúng tôi thở dài, vì nó có cả mỳ lẫn cháo. Sau rốt, khi cả đoàn đã yên vị trên xe, anh So hỏi to “Quý vị ăn lẩu bò có thấy ngon không?” – “Ngon lắm, cảm ơn anh So”, tất cả chúng tôi đồng thanh.
Cá tuyết Đại Tây Dương
Những món ăn nổi tiếng của Bồ Đào Nha chủ yếu là hải sản. Chuyến đi này của tôi, vì thế có thể được đặt tên là “tour hải sản”. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Maroc chung một nguồn đánh bắt từ Đại Tây Dương. Tôm cá ngoài sân nhà ta thì ta xài. Dường như dân cư ở ba quốc gia này chỉ việc khom lưng mà vợt cua cá đặt lên mâm. Khắp thành phố Lisbon, đứng từ ngõ ngách nào cũng nhìn ra lấp lánh màu xanh của biển cả. Những dân tộc không có nổi một đường bờ biển như Séc, Áo, Hungary, Slovakia, Iraq, Congo, Zambia, Boswana và cả Lào thì hẳn phải giận lắm ông Trời mà ngồi đó ghen tị. Quốc gia không có biển cũng hiếm. Những cư dân đầu tiên của Trái đất luôn phải bám lấy nước mà sống. Và tổ tiên của người Bồ Đào Nha bây giờ, mà các nhà khảo cổ học tin rằng họ từng vượt biển vào bán đảo từ Bắc Phi, đã vô cùng khôn ngoan khi chọn một vùng đất nhỏ bé mà phân nửa chu vi là đường bờ biển.
Đã đến Lisbon là phải ăn hải sản. Từ quảng trường Comercio đi dọc bãi biển sẽ thấy bạt ngàn nhà hàng với các lan can bằng sắt tuyệt đẹp và tôi đã nhìn thấy một thực đơn rất nhiều hải sản mà giá cả cũng không tới nỗi làm khách hoảng hồn. Một trong những hải sản nổi tiếng nhất của Bồ Đào Nha là cá tuyết, song tôi thấy nó nhạt nhẽo và không thú vị bằng một đĩa salad bạch tuộc. Vùng biển Đại Tây Dương cũng rất nhiều bạch tuộc. Chúng tươi rói và thơm giòn khi có mặt trên đĩa. Chẳng viễn khách nào từ chối nổi một đĩa bạch tuộc hấp dẫn nhường ấy. Khác với bạch tuộc Pulpo a la Gallega ở Madrid chỉ có dầu ô liu, ớt bột và muối hạt, salad bạch tuộc Bồ Đào Nha còn được trộn dầu dấm, hành tây, mùi tây, tỏi tươi và thêm ít quả chua từa tựa móc mật. Này nhá, nếu bạn được ngồi trên chiếc lan can đu mình ra Đại Tây Dương xanh thẳm với những con thuyền neo đậu đàng xa mà thưởng thức salad bạch tuộc béo ngậy, món ăn nằm trong danh mục 7 ẩm thực không thể bỏ qua khi đến Lisbon, thì bạn sẽ chẳng bao giờ còn muốn chê bai thành phố của những nhà hàng hải giỏi nhất thế giới này (rất nhiều người đã chê Lisbon là tẻ nhạt và vô vị), và bạn sẽ thấy đời chỉ sướng đến thế là cùng. Rằng ăn cũng là một thứ khoái lạc, ăn bạch tuộc còn mang lại khoái cảm nhiều hơn nữa, và ăn bạch tuộc giữa xanh ngắt của trời mây nước thì e rằng nỗi cực khoái của con người sẽ thăng hoa gấp vạn lần.

 

Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa
“Lắm lúc tôi cứ nghĩ, những tác phẩm âm nhạc, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, văn chương được đời đời lưu giữ, nâng niu, tác giả của chúng được ghi danh và trân trọng, thậm chí được lập bảo tàng, còn ai là người đầu tiên sáng tạo nên phở, bún chả, bánh cuốn, hay thậm chí chè long nhãn thì nào ai biết, dù xét về phương diện nổi tiếng thì chúng cũng chẳng kém gì.
Ấy có lẽ vì phần nhiều chẳng coi ăn uống là cái sự sang trọng, thậm chí ăn lắm lại còn đáng xấu hổ. Mà ẩm thực chẳng phải là nghệ thuật, là văn hóa, lịch sử, là hồn cốt của một dân tộc đấy hay sao? Người Việt mình chẳng phải là quan trọng sự ăn đến nỗi trong kho từ vựng, những từ quan trọng nhất cũng đều phải dính đến ăn: Ăn chơi, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn nói, ăn nằm, làm ăn.
Trên thế gian có tới hàng triệu món ăn, mà chẳng ai hay những người đầu bếp vô danh ấy cả. Nên một cuốn tản mạn về ẩm thực, cho dù có kém sang so với một cuốn phê bình văn học, thì âu cũng là để tỏ lòng biết ơn với những người sáng tạo nên các tác phẩm bất hủ tuyệt vời ấy. Và ẩm thực, dù chỉ là một viên kẹo rẻ tiền hay bữa tiệc cung đình thì cũng đều là những hồi ức ngọt ngào và thi vị, để mỗi lần hoài niệm dội về, lại nhói lên cái không gian ấy, những con người ấy, đã cùng ta nếm trải dư vị cuộc đời.” – Di Li
Là một người ưa xê dịch, Di Li hào hứng dẫn ta đến những phương trời xa lạ, với không chỉ món ăn phong phú mà cả thổ nhưỡng, phong cảnh và những người nấu nó. Hơn thế, sự lý thú nhất có lẽ là ở người ăn. Không vì sự tinh tế tới mức thượng thừa mà ở sự quan sát tò mò mới mẻ, vì sự duyên dáng bẩm sinh.
“Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa” nào! Ta hãy thưởng thức những kỳ hoa dị thảo của một người thích đi, háo hức với ẩm thực năm châu bốn biển và cả những hương đồng cỏ nội rất đỗi thân quen mà bỗng trở nên là lạ dễ thương với cách nhìn, cách thẩm rất “Di Li”.
- Nhạc sĩ Mai Lâm
ĐOẠN TRÍCH SÁCH:
Ăn Tết vùng cao
Mấy mươi năm ăn Tết ở nhà, bỗng dưng là chán. Tôi cũng thử ăn Tết dăm bận ở Đài Loan, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ nhưng thấy chẳng khác chi ngày thường. Phố phường hàng quán vẫn vậy. Thi thoảng lúc ngồi ăn tối mới chợt nhớ ra đây đương là Tết. Nhưng có mấy bận lên Bắc Hà, Sa Pa ăn Tết thì thậm vui. Tết vùng cao chao ôi là náo nức, nhất là ra đến chợ, chỉ thấy những áo cùng váy hoa cà hoa cải. Món ăn ngày Tết cũng ngộ. Người như tôi, đi chợ phiên Bắc Hà khó mà mua được thứ gì. Trâu, bò, lợn, gà, nông cụ, xống áo thì chẳng dung được rồi, đồ ăn vặt chủ yếu có mía nương bán cả gióng, cũng ngại, vì con gái Bắc Hà ăn mía cứ để nguyên cả đẵn mà tước vỏ bằng răng. Tết cũng ăn mía. Rồi ngay cả hai món thượng thặng của người vùng cao cũng khó ăn nữa, là thắng cố và mèn mén. Nhiều vùng có thắng cố, nhưng thắng cố Bắc Hà được chuộng hơn cả. Thắng cố được làm từ thịt lợn, bò, dê, chó Tất tật thịt, xương, lục phủ ngũ tạng của con vật được chặt nhỏ rồi cho vào chiếc chảo khổng lồ ninh nhừ lên với các loại gia vị. Dưới mái lều thấp lúp xúp, chảo thắng cố đen cáu bốc khói nghi ngút trên bếp than củi và những can rượu ngô thơm lừng xếp bên cạnh có một ma lực khủng khiếp đối với người xứ cao nguyên Bắc Hà. Cũng như người Ý sẽ ứa nước miếng bên đĩa spaghetti và một chai vang Ý, người Nga sẽ lấp lánh tươi vui cùng bát súp củ cải đỏ, ít trứng cá muối và ly vại Vodka thì ở đây, tôi cũng thấy người bản địa đang sung sướng và hãnh diện với cái món ăn mà tôi không thể.
Trưa hôm ấy, vừa tan phiên là tôi đã bắt xe lên Sa Pa. Từ khu vực nhà thờ xuôi xuống dốc, thấy chợ Sa Pa vẫn nguyên như hơn 10 năm về trước, vẫn những cô gái Dao đỏ rực đứng chen chúc cùng các chàng trai H’mong áo chàm, dưới chợ vẫn bán hoa bất tử tươi và những mẹt su su, ngồng cải mà biết chắc luộc lên sẽ ngọt lịm. Thị trấn vẫn đông đúc nhộn nhịp hàng quán người xe. Khắp nơi ngập sắc đào phai. Trong quán bar, những thanh niên tóc vàng ngồi hút shisha tỏa mù mịt khói thơm trộn lẫn âm thanh ngàn ngạt của Funk Rock bịt kít giữa bốn bức tường đá. Và tôi thì ngồi trước chiếc bàn phủ khăn kẻ caro đỏ trong một nhà hàng xế bên nhà thờ, chờ đợi món súp kem bí đỏ và gà tây quay được mang ra thay cho bánh chưng, canh măng ngày Tết.
Dưới chân núi Hàm Rồng, thẳng hướng dẫn lên nhà thờ đá có một cái chợ trời rất thú vị. Ấy là các gian bán đồ nướng quây tạm lúc nào cũng nghi ngút khói bốc lên từ những vỉ than củi. Trời rét thấu tận xương mà được ngồi thu lu trong khu đồ nướng tối mò như chợ âm phủ rồi chờ đợi người bán hối hả quạt than cho chín những món ăn đã chọn thực là một hạnh phúc tột đỉnh của người ham mê ẩm thực. Người ta bán cơm lam nướng, trứng gà nướng, hạt dẻ nướng, cá nướng, thịt lợn rừng nướng, chim rừng nướng, khoai lang nướ Thức gì cũng có thể nướng lên được. Gió cứ vù vù thốc xuống từ đỉnh núi, còn đây than hồng cứ đượm, sưởi ấm sực những gò má đã cóng lạnh. Đồ nướng được mang ra, xuýt xoa mà bóc mà tách, mà nhấm nháp hương vị vừa ngọt ngào, vừa đậm đà se sắt của núi rừng, có kèm thêm hũ rượu táo mèo cho ấm người nữa thì càng tốt. Sướng một nỗi, chợ đồ nướng hũ nút như đêm ba mươi. Mà đêm ấy là ba mươi thực. Người ta chỉ có thể mơ hồ thấy nhau qua ánh lập lòe của những vỉ than hồng, và nghe tiếng rì rầm trò chuyện len qua những lách tách của củi khô đã nỏ, và cả tiếng gió u u từ những thâm sơn cùng cốc. Tôi bóc một củ khoai lang thơm nức để ăn tất niên. Thử hết một lượt các món nướng trong quán hàng thì cũng coi như xong bữa, vào nhà hàng Pháp chỉ còn biết chống mắt ngồi nhìn món súp kem nấm thơm ngậy và chú gà tây quay béo ụ.
Bữa lâu về Hà Nội, tôi lại nhìn thấy trên vỉa hè một khu chung cư trong Làng Quốc tế Thăng Long dựng chình ình cái biển “Đồ nướng Sa Pa”. Đang phóng xe vội vàng trong giá rét, tôi phanh kít lại rồi lò dò quay đầu, tần ngần đứng trước tấm biển mà ngó vào quán hàng “không bốc khói”, riết rồi thất vọng quay đi. Người Việt mình rất khôn ngoan trong chuyện buôn bán, hay copy phiên bản đặc sản ở xứ này rinh về xứ kia, nhưng trong vụ này thường thất bại. Tôi chưa bao giờ thấy ngon miệng khi thử phở Hà Nội, cao lầu Hội An ở Sài Gòn, hay bánh cuốn Lạng Sơn, bún cá Hải Phòng ở Hà Nội. Lần này cũng nhất định không muốn thử đồ nướng Sa Pa trên vỉa hè xi măng lộng gió của một tòa nhà cao tầng trong Làng Quốc tế. Lại đành nuốt thầm nước miếng mà hoài niệm.


 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GRAPE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhSách điện tử Thái Hà
Nhà xuất bảnNhiều Nhà Xuất Bản
SKU3593413245600
Liên kết: Son dưỡng môi dạng kem làm mềm môi Lip Care Cream fmgt