Combo 2 Cuốn Chăm Sóc Cơ Thể: Tập Luyện Cổ Họng - 5 Phút 1 Ngày Giúp Kéo Dài 10 Năm Tuổi Thọ + Tạm Biệt Hội Chứng Ruột Kích Thích

1. Tập Luyện Cổ Họng - 5 Phút 1 Ngày Giúp Kéo Dài 10 Năm Tuổi ThọNgay cả những người quan tâm nhiều đến các vấn đề về sức khỏe cũng thường hay bỏ qua các yếu tố liên quan đến độ tuổi của cổ họng. Và ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 2 Cuốn Chăm Sóc Cơ Thể: Tập Luyện Cổ Họng - 5 Phút 1 Ngày Giúp Kéo Dài 10 Năm Tuổi Thọ + Tạm Biệt Hội Chứng Ruột Kích Thích

1. Tập Luyện Cổ Họng - 5 Phút 1 Ngày Giúp Kéo Dài 10 Năm Tuổi Thọ

Ngay cả những người quan tâm nhiều đến các vấn đề về sức khỏe cũng thường hay bỏ qua các yếu tố liên quan đến độ tuổi của cổ họng. Và có lẽ, hầu như tất cả mọi người đều không biết rằng cổ họng vốn dĩ suy yếu và lão hóa theo thời gian.

Cổ họng đóng nhiều vai trò quan trọng như nói chuyện, ăn uống, hô hấp, phòng chống virus. Càng lớn tuổi, các cơ cổ họng càng có xu hướng suy yếu. Cổ họng suy yếu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cúm, viêm phổi và sâu hơn là trực tiếp làm suy giảm chức năng hô hấp, một chức năng không thể thiếu để duy trì sinh mạng của chúng ta. Nếu cứ để mặc, cổ họng sẽ ngày một lão hóa. Tuy nhiên, thông qua việc tập luyện, chúng ta không những có thể làm chậm quá trình lão hóa này, mà còn phòng tránh được tình trạng suy giảm chức năng của cổ họng.

Cuốn sách này trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu về việc tại sao độ tuổi cổ họng lại có ảnh hưởng quan trọng tới tuổi thọ cơ thể và làm cách nào để trẻ hóa cổ họng. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những phương pháp xử lý cho các bệnh trạng dễ xảy ra theo mùa.

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thọ và nguyên nhân tử vong của bạn được ghi lại ở cổ họng

Chương 2: Bắt đầu ngay từ bây giờ! Tập luyện cổ họng, kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ

Chương 3: Các phương pháp phòng và chống để bảo vệ cổ họng theo mùa

Chương 4: “Tập luyện cổ họng” kéo dài 10 năm tuổi thọ. Bất cứ ai, bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện được!

Chương 5: Bác sĩ Otani giải đáp các câu hỏi về cổ họng

Trích đoạn nội dung:

Cổ họng khỏe mạnh, cơ thể khó mắc bệnh!

“Cổ họng khỏe mạnh, cơ thể khó mắc bệnh”, nghe đến đây hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu, rằng cổ họng và bệnh tật thì có liên quan gì với nhau? Thực tế, cổ họng là một cơ quan quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể con người nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hệ miễn dịch chính là hệ thống tự phòng vệ được trang bị trong cơ thể mỗi người từ khi sinh ra nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập hay các tế bào ung thư sản sinh trong cơ thể.

Hệ miễn dịch của cơ thể được cấu thành từ nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau, nhưng riêng về yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc ứng phó với các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, viêm phổi, không hề quá lời khi nói trạng thái sức khỏe của “cổ họng” chi phối cả hệ miễn dịch của cơ thể.

Người cao tuổi thường không mấy khi bị cảm cúm. Và khi nghe đến chuyện người nào đó không bị mắc cảm cúm, mọi người thường cho rằng đó là dấu hiệu của hệ miễn dịch tốt. Nhưng thực tế thì ngược lại, những người như vậy thường không bị cảm lạnh mà sẽ trực tiếp chuyển thành viêm phổi.

Mấu chốt của vấn đề chính là ở cổ họng. Nếu các mầm bệnh bị chặn lại ở cổ họng, cơ thể sẽ không bị viêm phổi. Ngược lại, nếu các mầm bệnh không bị chặn ở cổ họng, chúng có thể thâm nhập đến tận đường hô hấp dưới và gây ra viêm phổi. Thông thường, nếu mầm bệnh được giữ ở vùng cổ họng, tức là khu vực đường hô hấp trên, bệnh trạng của cơ thể sẽ không quá nghiêm trọng kể cả khi bị cảm cúm.

Người trẻ tuổi thường hay kêu ca rằng: “Tôi hay bị đau họng, cổ họng yếu”… Thế nhưng, chính điều này lại chứng tỏ cổ họng của họ còn trẻ, còn khỏe và hệ miễn dịch còn hoạt động bình thường. Cũng có nhiều người có tuổi hay nói: “Cổ họng tôi giờ yếu rồi nên hay bị đau, cũng dễ bị cảm nữa”, cổ họng sưng hay đau đều là minh chứng cho việc cổ họng đang ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh, vậy nên thay vì than vãn cổ họng yếu, ta có thể nói cổ họng mình đang rất khỏe mạnh. So với người trẻ tuổi, người cao tuổi ít có dấu hiệu đau họng hơn hẳn, cũng như hiếm khi bị đau họng nhưng lại hay bị mắc bệnh viêm phổi hơn. Nguyên nhân là bởi cổ họng con người dần lão hóa theo thời gian và hệ miễn dịch trong cơ thể cũng dần suy yếu.

Vậy nên, khi các bệnh nhân có tuổi nói: “Cổ họng bị sưng”, tôi thường trả lời họ rằng: “Đó là bởi cổ họng của anh/chị còn rất khỏe. Đây là một dấu hiệu tốt đấy”.

2. Tạm Biệt Hội Chứng Ruột Kích Thích

Chia sẻ của tác giả Jinwon Lee về cuốn sách Tạm biệt hội chứng ruột kích thích: “Hội chứng ruột kích thích còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng đại tràng mẫn cảm, viêm đại tràng co thắt hay rối loạn chức năng đại tràng. Nhưng tên chính thức của nó vẫn là hội chứng ruột kích thích. Tôi nghĩ rằng phần lớn những độc giả quan tâm đến cuốn sách này là những bệnh nhân mắc chứng ruột kích thích. Và tôi cũng nghĩ quý độc giả đều biết rằng cho dù có đến bệnh viện thì cũng không có gì thay đổi, bệnh nhân vẫn phải sống với hội chứng này cả đời và không có thuốc chữa dứt điểm.

Cách đây chừng mười bảy năm, tôi đã được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích. Thời đó bệnh này vẫn chưa được nhiều người biết tới và khái niệm hội chứng ruột kích thích cũng chỉ mới được công bố gần đây. Đi đến đâu tôi cũng chỉ nhận được cùng một câu nói rằng đây là một căn bệnh khó chữa. Thêm vào đó, thật không may, trong số những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thì tôi lại có triệu chứng nặng nhất, nó ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày và làm cho sức khỏe của tôi yếu đi. Nhưng ngay cả các bệnh viện đại học y cũng không thể đưa ra được bất kỳ giải pháp nào

Cứ ăn vào là tôi lại phải đi vệ sinh, tôi đi đại tiện nhiều hơn cả lượng thức ăn mà tôi ăn vào. Dù đi đâu, cứ phải tìm thấy nhà vệ sinh tôi mới cảm thấy yên tâm. Vì không thể tìm được cách chữa trị hiệu quả nên tôi cũng đã đến phòng khám Đông y và dùng thử các loại thuốc dân gian được cho là có hiệu quả nhưng kết quả cũng không được như mong muốn. Kể từ đó, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu với ý nghĩ rằng “mình sẽ tự chữa bệnh cho bản thân” và sau quá trình tiếp cận phương pháp y học hiện đại không mang lại hiệu quả, tôi đã chuyển hướng sang Đông y. Tất nhiên lúc đó mối quan tâm hàng đầu của tôi là nội khoa. Tôi đã nỗ lực rất nhiều với mong muốn tự chữa được bệnh cho mình nhanh nhất có thể. May mắn thay, tôi đã tự mình học tập, nghiên cứu và điều trị tốt căn bệnh đó, khôi phục lại trọng lượng cơ thể. Tôi cũng đã tìm được cách chăm chút cho bữa ăn để tránh các triệu chứng không tốt cho cơ thể.

Các bác sĩ thường nói với nhau thế này: “Ngày hôm nay bạn học về bệnh gì thì chắc chắn là trong mấy ngày tới sẽ có bệnh nhân mắc bệnh đó tìm đến bạn.”

Không biết có phải là vì tôi luôn miệt mài nghiên cứu về hội chứng ruột kích thích này hay không mà bệnh nhân tìm đến tôi hầu hết đều là những người mắc hội chứng ruột kích thích. Có bệnh nhân mắc triệu chứng nặng đến mức sút cân giống tôi, và cũng có người bị thêm cả trầm cảm hoặc khủng hoảng tâm lý, nhưng hầu hết đều không phải là những triệu chứng nguy hiểm. Vì thế, đa số các bệnh nhân đang điều trị đều có kết quả khả quan.

Đó chính là lý do tôi viết ra cuốn sách này. Hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở đại tràng. Nhưng nó cũng là căn bệnh mà bệnh nhân thường phải chịu cảm giác bị bác sĩ bỏ rơi. Ngay cả biển thông tin trên Internet cũng không có mấy thông tin về căn bệnh này. Khi tìm kiếm theo từ khóa thì hầu như chỉ thấy các quảng cáo xuất hiện. Vì lẽ đó, đại đa số người bệnh thường tin vào những lời truyền miệng vô căn cứ để rồi không quản lý tốt tình trạng bệnh của mình. Và một bộ phận trong số đó tỏ ra không tin tưởng khi tôi cho họ những thông tin đúng.

Cách tốt nhất để điều trị một căn bệnh là hiểu biết về nó. Tất nhiên vẫn phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ nhưng điều quan trọng là mỗi bệnh nhân cũng phải hiểu chính xác những gì mình đang làm. Bác sĩ khám cho mỗi người chưa đến mười phút còn chúng ta thì chăm sóc cơ thể mình cả ngày. Hội chứng ruột kích thích không phải là vấn đề đáng lo lắng. Với những thông tin chi tiết và chính xác được trang bị thêm, khi được điều trị đúng cách, biết cách quản lý cuộc sống thì bất cứ lúc nào bạn cũng sẽ có một cuộc sống khỏe.

Qua cuốn sách này, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn mọi thông tin về hội chứng ruột kích thích. Chúng tôi sẽ giới thiệu tất cả các phương pháp y học hiện nay ở mức độ mà bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ kết hợp giới thiệu về phương pháp chữa bệnh của Đông y. Ngoài ra, cuốn sách này cũng sẽ giúp bạn tiếp cận với những phương pháp y khoa tổng hợp liên quan đến việc quản lý cuộc sống hằng ngày, các phương pháp chữa bệnh dân gian, các sản phẩm dinh dưỡng có hiệu quả mà hiện đang được rất nhiều người sử dụng. Trong tương lai có lẽ những phương pháp Đông y sẽ được công bố rộng rãi, còn bây giờ những phương pháp này có thể còn khá xa lạ với số đông và thật tốt nếu mọi người có thể hiểu về chúng, vì lý do đó mà tôi cũng sẽ truyền tải đến mọi người phương pháp này.

Y học cổ truyền Hàn Quốc là một trong những nền khoa học tự phát và đã được lan rộng ra nhiều nơi từ nhiều thế kỷ nay. Nói chung, nó được phát triển dựa trên việc xem trọng ý kiến chủ quan của cả người bệnh và bác sĩ nên không ngoa khi nói rằng mỗi bác sĩ Đông y Hàn Quốc đều có một phương pháp luận riêng. Thế nên, nếu đến điều trị ở nhiều phòng khám Đông y khác nhau thì có thể thấy kể cả ở cùng một phòng khám và với cùng một loại bệnh thì cách thức chữa trị với các bệnh nhân cũng không đồng nhất với nhau. Trừ những trường hợp đặc biệt đã có sự thống nhất ý kiến giữa các bác sĩ.

Ở Hàn Quốc, tuy mỗi bác sĩ Đông y đều có những phương pháp trị bệnh riêng nhưng cơ sở lý luận cốt lõi vẫn được thống nhất và phát triển theo cùng một hệ thống tư duy. Vì vậy mỗi bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau cho cùng một bệnh nhân nhưng vẫn cùng một mục tiêu và hầu như tất cả đều rất thành công. Cho nên chúng ta có thể gộp chung các lý thuyết y học đó vào với nhau và gọi chung nó là Đông y Hàn Quốc.

Y học cổ truyền Hàn Quốc và y học cổ truyền Trung Quốc gần giống nhau. Thực tế trên thế giới, nền y học này được gọi là Đông y. Đông y Hàn Quốc và Đông y Trung Quốc có cùng một cơ sở lý luận cốt lõi và được phát triển theo cùng một hệ thống tư duy. Nhưng từ giữa triều đại Joseon của Hàn Quốc, Đông y Hàn Quốc và Đông y Trung Quốc bắt đầu có những điểm khác nhau. Các lý luận về bệnh của Đông y Trung Quốc và các tư tưởng của Đông y Hàn Quốc thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của nền y học truyền thống mỗi nước. Những tư tưởng này có ảnh hưởng khá lớn tới quan điểm về bệnh tật và bệnh nhân nên về mặt học thuật, những tư tưởng này đã tạo ra những khác biệt giữa Đông y Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngày nay, trong quá trình quốc tế hóa, nhiều cuộc trao đổi học thuật đang được tiến hành giữa các nước, và vì Đông y Trung Quốc và Hàn Quốc có chung nguồn gốc nên cuối cùng chúng lại trở nên tương đồng.

Có thể nhiều bạn đọc vẫn băn khoăn: “Liệu chữa theo Đông y thì có hiệu quả không?” “Nếu không có hiệu quả thì liệu có nguy hiểm hơn không?” Những lo lắng này tôi đều hiểu rất rõ. Mặc dù Đông y đã có mặt trong đời sống người dân Hàn Quốc từ hàng nghìn năm nay, nhưng do ngôn ngữ và cách tư duy hiện đại đã khác biệt rất nhiều nên rất khó để người thời nay hiểu được các tài liệu cổ của lĩnh vực này.

Khi bắt đầu học Đông y, tôi đã nghĩ “Đây là loại học thuật gì vậy?” và quay cuồng trong mớ kiến thức có vẻ phi logic và không theo một hệ thống nào. Và tôi không nhìn thấy bất kỳ giá trị thực tiễn nào cả. Nhưng sau một thời gian, khi đã đọc nhiều sách và hiểu được lối tư duy hóa ra lại rất hợp lý của người xưa thì tôi đã cảm nhận được đầy đủ giá trị thực tiễn của Đông y Hàn Quốc. Cho dù Tây y và Đông y có cách sử dụng thuật ngữ và biểu hiện khác nhau, nhưng xét cho cùng đều là phát triển một phương pháp chữa bệnh cho con người. Thực tế, khi đã hiểu thêm, tôi thấy Đông y ưu việt hơn tôi tưởng nhiều, và nó giúp khắc phục những điểm yếu của Tây y.

Hiện nay vẫn còn tồn tại những băn khoăn như: “Thuốc dân gian có yếu tố gây nhiễm độc gan, nguy hiểm và chưa được kiểm chứng.” Nếu vậy thì chẳng phải chỉ cần kiểm chứng thôi sao? Nguyên nhân lớn nhất chính là sự khác biệt giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Trong y học hiện đại, chúng ta trị liệu theo cách phân chia cơ thể con người thành nhiều cơ quan, và những cơ quan đó lại tiếp tục được chia ra các đơn vị nhỏ hơn. Từ đó tìm ra vai trò của những đơn vị này, nếu thấy cần thì bồi bổ, còn nếu thấy thừa thì phải ức chế bớt đi. Tóm lại, Tây y tập trung vào việc phân loại theo hệ thống để tìm ra thành phần và chức năng của các cơ quan.

Đông y thì lại tiếp cận theo cách khác. Bộ phận tiêu hóa gồm có dạ dày (vị), ruột già (đại tràng), ruột non (tiểu tràng)… nhưng chúng không được phân ra thành những bộ phận nhỏ nữa và nền y học này cũng không cố gắng tìm kiếm thành phần cấu tạo nên chúng. Tất nhiên là ở thời kỳ Đông y phát triển thì chưa có kỹ thuật để tìm ra những bộ phận này, nhưng vì sự khác nhau trong tư tưởng nên kể cả nếu thời đó có kính hiển vi, nền Đông y cũng không phát triển theo hướng này. Thay vào đó, nó tập trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu các mối liên quan và sự ảnh hưởng của các cơ quan với nhau.

Do Đông y đã có một lịch sử dài tập trung vào nghiên cứu mối liên quan và sự ảnh hưởng của các cơ quan nên việc điều trị cũng phát triển theo một hướng đặc biệt. Tây y phân tích các thành phần và khu vực bệnh, dùng thuốc để tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh, còn Đông y lại tập trung chữa trên vùng bệnh và vào các tạng phủ liên quan. Ví dụ, nếu đau đại tràng thì sẽ sử dụng thuốc có tác dụng với gan, dạ dày và thận để điều trị. Tất nhiên là Tây y cũng có sử dụng cách chữa trị dựa vào mối liên quan của các cơ quan nội tạng và Đông y cũng có lúc sử dụng phương pháp dùng thuốc tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh. Nhưng đây chính là điểm khác biệt đầu tiên trong phương pháp tiếp cận bệnh của hai nền y học.

Mặc dù sự khác biệt trong phương pháp tiếp cận không phải là quá lớn, nhưng chính nó lại khiến việc kết hợp hai nền y học với nhau trở nên rất khó khăn. Ngày nay trong y học hiện đại, một loại thuốc (hoặc một thành phần nhất định nào đó) nếu muốn được kiểm chứng một cách khoa học thì phải được sử dụng chính xác vào vùng bị bệnh. Sau khi biết chính xác quá trình hoạt động cũng như cách thức tác động, nó sẽ được thử ứng dụng trên cơ thể người. Đến khi không còn bất kỳ triệu chứng lạ nào thì thuốc đó sẽ được chứng nhận. Đây là phương pháp hợp lý, chính xác và an toàn.

Vấn đề là không thể áp dụng phương pháp kiểm chứng này trong Đông y. Đầu tiên, nó không chỉ sử dụng một loại thảo dược với nhiều thành phần mà còn pha trộn nhiều loại thảo dược với nhau. Và những loại thuốc này không tập trung tác động vào vùng bị bệnh mà tác động vào những vùng lân cận gián tiếp ảnh hưởng đến vùng bị bệnh. Vì là loại thuốc pha trộn từ nhiều thảo dược khác nhau nên rất khó có thể biết được tác dụng riêng của từng thành phần. Kể cả có phân tích ra được tác dụng của từng thành phần thì việc thành phần đó không có tác động trực tiếp lên bộ phận bị bệnh cũng là chuyện hay gặp, cho nên việc tìm ra được nguyên lý tác động càng khó khăn hơn. Thành thử, việc kiểm chứng phương pháp chữa trị của Đông y theo tiêu chí của khoa học hiện đại ngày nay là rất khó khăn. Đó chính là trở lực trong việc kết hợp hai phương pháp chữa bệnh Tây y và Đông y. Hi vọng trong tương lai, khi nền khoa học kỹ thuật phát triển hơn thì chúng ta có thể sáp nhập hai nền y học làm một.

Còn một điểm khác biệt nữa là ở cách quan niệm về thể chất và tinh thần. Đông y phát triển dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, điều này đã trở thành một trong những lợi thế lớn nhất của Đông y, đó chính là y học thể xác - tâm hồn (y học tâm thể). Trong Tây y, khi có bệnh người ta chỉ quan tâm tới cơ thể và không chú ý nhiều đến sự liên hệ với cảm xúc. Gần đây, người ta đã chứng minh được rằng căng thẳng hoặc trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tật, do đó mọi người nên cẩn trọng.

Từ xa xưa, Đông y đã cho rằng bệnh tật là do cảm xúc. Và mọi vấn đề về cảm xúc đó đều trực tiếp gây bệnh cho cơ thể. Do đó trong Đông y, hầu hết các vị thầy thuốc Đông y sử dụng các loại thuốc có tác động tích cực đến cảm xúc, kèm với đó là các phương thức quản lý cuộc sống. Tất nhiên mục đích là để điều chỉnh các rối loạn về cảm xúc. Tình trạng căng thẳng và trầm cảm có ảnh hưởng nặng nề, dẫn tới hội chứng ruột kích thích, đó cũng là lý do tại sao cần có thuốc Đông y.

Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để có thể hiểu đúng về hội chứng ruột kích thích.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá WPC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhThái Hà
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Công Thương
SKU4773493705968
Liên kết: Kem nền đa năng Power Perfection BB Cream SPF37 PA++ fmgt The Face Shop (40g)