PHANBOOK GIỚI THIỆUCÁI CHẾT CỦA NỀN DÂN CHỦBiên khảo lịch sửTác giả: Carter Hett Benjamin Tại sao một nền dân chủ khai sáng như Cộng hòa Weimar lại mọc lên một chế độ tàn ác nhất trong lịch sử lo...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu CÁI CHẾT CỦA NỀN DÂN CHỦ

PHANBOOK GIỚI THIỆU

CÁI CHẾT CỦA NỀN DÂN CHỦ

Biên khảo lịch sử

Tác giả: Carter Hett Benjamin

 

Tại sao một nền dân chủ khai sáng như Cộng hòa Weimar lại mọc lên một chế độ tàn ác nhất trong lịch sử loài người? Tại sao một chính phủ dân chủ lại để một kẻ độc tài như Hitler nắm quyền? Có phải chủ nghĩa Quốc xã hình thành bởi vì quyền lực không được kiểm soát? Có phải chủ nghĩa Quốc xã là một vấn đề riêng biệt của nước Đức, hay là biểu hiện của một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn? Có phải sự trỗi dậy của Hitler là tất yếu hay nó chỉ là ngẫu nhiên? Tất cả sẽ được Benjamin Carter Hett giải đáp phần nào trong tựa sách: CÁI CHẾT CỦA NỀN DÂN CHỦ.

 

PHANBOOK và NXB Lao Động trân trọng giới thiệu!

 

--------------------------

 

Cái chết của nền dân chủ: Những bước tiến quyền lực của Hitler (tựa gốc: The Death of Democracy: Hitler’s Rise to Power and The Downfall of The Weimar Republic) là tác phẩm biên khảo lịch sử của Benjamin Carter Hett, được xuất bản lần đầu năm 2018 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

 

Cộng hòa Weimar (Weimar Republic) là tên gọi không chính thức của nước Đức từ 1918 đến 1933, khi một nền dân chủ cộng hòa được thiết lập, nối giữa Đế chế Đức

theo chế độ quân chủ lập hiến trước năm 1918 và Đế chế Đức theo chế độ độc tài Quốc xã từ năm 1933 (Đế chế thứ Ba, Đệ tam Đế chế). Tên gọi Cộng hòa Weimar được đặt theo tên của thị trấn Weimar, nơi Quốc hội lập hiến của Đức làm việc và soạn thảo bản hiến pháp Cộng hòa đầu tiên, gọi là Hiến pháp Weimar.

 

Hiến pháp năm 1919 của Cộng hòa Weimar tạo ra một nền dân chủ hiện đại và tiên tiến, với một hệ thống bầu cử thận trọng nhưng cân xứng, bảo vệ quyền và tự do của cá nhân, bao hàm sự bình đẳng giữa nam và nữ. Vào thời Cộng hòa Weimar, nước Đức dẫn đầu thế giới không chỉ trong hoạt động chính trị, xã hội mà còn trong nghệ thuật, khoa học và nghiên cứu.

 

Đầu năm 1933, sự kiện dinh thự Reichstag (tòa nhà Quốc hội) bị đốt cháy đã đánh dấu cột mốc nền dân chủ cộng hòa sụp đổ sau khi Hitler và đảng Quốc xã thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước, bãi bỏ Hiến pháp và tự do công dân, thành lập nhà nước độc tài toàn trị do đảng Quốc xã cai trị, gọi là chế độ Quốc xã. Walter Kiaulehn, một phóng viên kỳ cựu ở Berlin, đã viết: “Trước tiên, tòa nhà Reichstag bị đốt, rồi sách vở bị đốt, rồi chẳng bao lâu sau là các giáo đường Do Thái. Thế rồi nước Đức bắt đầu cháy, Anh, Pháp và Nga…”

Cuốn sách này sẽ đặt những công việc của nước Đức vào bối cảnh quốc tế và xem xét những ảnh hưởng quốc tế của chúng. Nếu như về căn bản đảng Quốc xã chỉ là một phản ứng chống lại toàn cầu hóa và các hệ quả của nó, thì bản thân đảng đó cũng bị định hình bởi những xu hướng chung của châu Âu và toàn cầu. Nó đã tiếp thu có ý thức những ảnh hưởng từ Nga, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, từ đế quốc Anh và cả Mỹ nữa.

Với Cái chết của nền dân chủ, Benjamin Carter Hett đưa ra một lời giải thuyết phục, thấu đáo và hấp dẫn cho những câu hỏi trong quá khứ nhưng lại giúp người đọc thấu suốt cả những điều trong hiện tại khi bóng tối từ các nền chính trị độc tài vẫn còn ám ảnh nhân loại.

 

NHỮNG LỜI KHEN TẶNG

 

“Uyên bác, giàu thông tin...hấp dẫn. Hett cho chúng ta thấy bài học về sự mong manh của nền dân chủ và sự nguy hiểm của niềm tin tự mãn rằng các thể chế tự do sẽ luôn bảo vệ chúng ta. – The Times.

 

“Benjamin Carter Hett là một trong số ít các nhà sử học có khả năng suy nghĩ thấu đáo và biết cách kể một câu chuyện hay - mà không cần đơn giản hóa nó. Cuốn sách của ông đã giải quyết một trong những câu hỏi thú vị nhất lịch sử nước Đức: Làm thế nào mà một quốc gia có học thức và phát triển như Đức lại có thể rơi vào tay Adolf Hitler? – Stefan Aust.

 

[Một] nghiên cứu cực kỳ xuất sắc về sự kết thúc của chế độ lập hiến ở Đức... Được viết cẩn thận cùng nền tảng kiến thức tốt, với các bản vẽ thu nhỏ chỉn chu về các cá nhân và các cuộc thảo luận ngắn gọn về thể chế và kinh tế... [Benjamin Carter Hett] đã mô tả một cách nhạy cảm về một cuộc khủng hoảng đạo đức trước một thảm họa đạo đức – Timothy Snyder, The New York Times Book Review.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

 

Benjamin Carter Hett là sử gia người Canada, hiện sống tại Mỹ. Ông còn là Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật Toronto và Tiến sĩ Sử học tại Đại học Harvard. Từ năm 2003, Benjamin Carter Hett trở thành giảng viên ngành lịch sử tại Đại học Hunter và Graduate Center, City University of New York.

 

Ông nghiên cứu sâu về lịch sử Đức Quốc xã và có các tác phẩm như: Death in the Tiergarten (2004), Crossing Hitler (2008), Burning the Reichstag (2013) đã gây tiếng vang lớn bởi phương pháp nghiên cứu hiện đại, sự uyên bác và tính hấp dẫn, được ghi nhận bằng giải thưởng Fraenkel Prize.

 

The Death of Democracy (Cái chết của nền dân chủ) là tác phẩm được dịch nhiều thứ tiếng và được giới nghiên cứu lịch sử đánh giá cao.

 

THÔNG TIN TÁC PHẨM

Tên tác phẩm

Cái chết của nền dân chủ

Tác giả

Benjamin Carter Hett

Dịch giả

Huỳnh Hoa

Kích thước

15.5 x 23.5 cm

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

364 trang

Ngày xuất bản

Tháng 3/2022

Thể loại

Biên khảo lịch sử

Nhà xuất bản

NXB Lao động

Đơn vị phát hành

Phanbook



Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá JAN

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhPHANBOOK
Ngày xuất bản2022-01-28 17:00:00
Loại bìaBìa mềm
Số trang364
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Lao Động
SKU8989666780831
Liên kết: Sữa dưỡng The Therapy Essential Formula Emulsion The Face Shop