Giới thiệu Bùi Giáng, Một Đời Thơ
Đây là cuốn sách của nhà văn, dịch giả Bửu Ý, viết về Bùi Giáng, một giọng thơ vô tiền khoáng hậu của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Dù viết bao nhiêu về Bùi Giáng, có lẽ cũng là không chính xác hoàn toàn vì ông đã trở thành một hiện tượng, một tượng đài ngôn ngữ, vậy mà qua ngòi bút của Bửu Ý, chúng ta không chỉ thấy Bùi Giáng mà còn thấy cả hơi thở, không khí thời đại mà hai người đã dự phần vào…
Và đây là Bùi Giáng tự vẽ chân dung của mình:
Hỡi người ngợm hỡi đười ươi
Hỡi thằng Sáu Giáng buồn vui thế nào
Vui nhiều buồn ít thế sao
Buồn nhiều vui ít tiêu hao cõi miền
Miền xiêu lệch, cõi ngửa nghiêng
Lầm than diện hậu diện tiền soi gương
Chiêm bao đổi chán thay chường
Tập thành mộng mị cuối đường thành thân
Còn đây là nhận xét của Bửu Ý về thơ Bùi Giáng:
Thơ của Bùi Giáng là “tái tân thanh” mở ra một kỷ nguyên mới. Sẽ có chăng trong tương lai những tiếng thơ đồng điệu? Hay ngược lại sẽ chịu phận lẻ loi?
Thử tưởng tượng bạn quẳng đến cho Bùi Giáng một bó câu, hay trời cao mưa móc xuống một hộc chữ cái, hay nàng thơ cung tặng sa số vần điệu, Bùi Giáng từ đó sẽ sắp xếp lại thành thơ, những câu thơ không ai ngờ, những vần điệu đầy tung hứng.
Mời bạn khám phá cõi thơ của Bùi Giáng, qua những nét vẽ bằng ngôn ngữ của Bửu Ý.
TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY
Hoàng Nguyên Nhuận xem Bùi Giáng là “Quái tượng thứ nhì” trong một ngày lịch sử của đất nước: “Trong ngày 30.4.1975 ở Sài Gòn, nếu hình ảnh lá cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam phấp phới trên Dinh Độc Lập là hiện tượng lạ thứ nhất thì anh (Bùi Giáng) chính là quái tượng thứ nhì vậy.
"Lạ vì trong ngày đó anh là người duy nhất mặc đồ trận của Quân lực Việt Nam Cọng Hoà với áo quần treillis và nón nhựa, tức lớp trong của nón trận. Anh nhởn nhơ trong nhung phục ấy với một bầy chó năm bảy con cột dính chùm quanh lưng, đi đâu kéo chúng ăng ẳng theo đó, thấy mà phát thương! Đồ trận và nón nhựa anh nhặt ngoài đường, bầy chó anh mua ngoài chợ Hàm Nghi. Trước ngày đổi đời anh nhận được một số tiền nhuận bút. Anh ra phố rủ trẻ đánh giày, đám trẻ cầu bơ cầu bất trôi sông lạc chợ cùng anh ăn nhậu, còn bao nhiêu anh mua chó để … phóng sanh!? Nhưng thay vì thả chúng tự do, anh lại cầm tù chúng theo cách của anh như thế. Mới đầu, bầy chó đông đến mấy chục con nhưng lúc tôi gặp anh trên đường Trương Minh Giảng xế Đại học Vạn Hạnh thì chỉ còn năm bảy con, có lẽ vì một số đã thoát khỏi xiềng xích, hoặc có người lén giải thoát …”
Hoàng Nguyên Nhuận, Công án tử sinh, tr. 97 (Tạp chí HỢP LƯU, Xuân Kỷ Mão 1999)
Bùi Giáng đã có lần kiểm điểm các nhan sắc Việt Nam:
Nam Phương hoàng hậu đẹp một cách thong dong
Kim Cương nương tử đẹp một cách thoải mái
Hà Thanh công chúa đẹp một cách cởi mở
Trí Hải ni cô đẹp một cách không lời
Phùng Khánh tiểu thư đẹp một cách u ẩn
Cô Em Mọi Nhỏ đẹp một cách kim cương
Hà Thanh nữ chúa đẹp một cách bát nhã
Ni cô Khiếm Diện đẹp một cách phiêu bồng
Gái Núi trên rừng đẹp một cách bà la mật
Những hồng nhan tôi không quen biết đẹp một cách chiêm bao
(tập Mùa thu thi ca, Quốc sắc Việt Nam)
Hoàng Nguyên Nhuận xem Bùi Giáng là “Quái tượng thứ nhì” trong một ngày lịch sử của đất nước: “Trong ngày 30.4.1975 ở Sài Gòn, nếu hình ảnh lá cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam phấp phới trên Dinh Độc Lập là hiện tượng lạ thứ nhất thì anh (Bùi Giáng) chính là quái tượng thứ nhì vậy.
"Lạ vì trong ngày đó anh là người duy nhất mặc đồ trận của Quân lực Việt Nam Cọng Hoà với áo quần treillis và nón nhựa, tức lớp trong của nón trận. Anh nhởn nhơ trong nhung phục ấy với một bầy chó năm bảy con cột dính chùm quanh lưng, đi đâu kéo chúng ăng ẳng theo đó, thấy mà phát thương! Đồ trận và nón nhựa anh nhặt ngoài đường, bầy chó anh mua ngoài chợ Hàm Nghi. Trước ngày đổi đời anh nhận được một số tiền nhuận bút. Anh ra phố rủ trẻ đánh giày, đám trẻ cầu bơ cầu bất trôi sông lạc chợ cùng anh ăn nhậu, còn bao nhiêu anh mua chó để … phóng sanh!? Nhưng thay vì thả chúng tự do, anh lại cầm tù chúng theo cách của anh như thế. Mới đầu, bầy chó đông đến mấy chục con nhưng lúc tôi gặp anh trên đường Trương Minh Giảng xế Đại học Vạn Hạnh thì chỉ còn năm bảy con, có lẽ vì một số đã thoát khỏi xiềng xích, hoặc có người lén giải thoát …”
Hoàng Nguyên Nhuận, Công án tử sinh, tr. 97 (Tạp chí HỢP LƯU, Xuân Kỷ Mão 1999)
Bùi Giáng đã có lần kiểm điểm các nhan sắc Việt Nam:
Nam Phương hoàng hậu đẹp một cách thong dong
Kim Cương nương tử đẹp một cách thoải mái
Hà Thanh công chúa đẹp một cách cởi mở
Trí Hải ni cô đẹp một cách không lời
Phùng Khánh tiểu thư đẹp một cách u ẩn
Cô Em Mọi Nhỏ đẹp một cách kim cương
Hà Thanh nữ chúa đẹp một cách bát nhã
Ni cô Khiếm Diện đẹp một cách phiêu bồng
Gái Núi trên rừng đẹp một cách bà la mật
Những hồng nhan tôi không quen biết đẹp một cách chiêm bao
(tập Mùa thu thi ca, Quốc sắc Việt Nam)
Những tên tuổi được nhắc nhở trên đây là những hình bóng đeo đuổi Bùi Giáng suốt đời.
Có lẽ trong cuộc đời của thi sĩ Bùi Giáng, ngoài chuyện văn chương ra thì chuyện tình đơn phương của ông với Nghệ sĩ ưu tú Kim Cương là nổi bật nhất, kỳ lạ nhất, và cũng cảm động nhất. Bùi Giáng, không hiểu làm thế nào kiếm được một chiếc giày của kỳ nữ Kim Cương, quý nó lắm và có khi đeo nó vào cổ mình, theo lời kể của Hoàng Kim. Bùi Giáng từng làm thơ và viết thư cho Kim Cương rất nhiều. Nhưng có một lá thư viết năm 1998 (trước khi Bùi Giáng mất vài tháng) cho Kim Cương mà Kim Cương không biết và được người cháu của Bùi Giáng là Nguyễn Thanh Hoài tiết lộ như sau:
Cô Kim Cương yêu quý,
Mấy ngày rày cứ giở mấy tấm ảnh chụp chung với cô. Gương mặt cô càng ngày trông càng lạ. Mấy đứa cháu gái, cháu dâu, cháu ruột chúng xúm xít trầm trồ: “Cô Kim Cương ngoài đời đẹp hơn trên ti vi… Lạ quá! Lạ quá! ” Gương mặt cô có nét hồn hậu, trung hậu, dịu dàng. Ai ai cũng nhận thấy thế. Hình như sau này cô gặp hạnh phúc lớn hay sao mà bỗng nhiên trông cô còn trẻ hơn xưa nay? Lúc trước đọc báo nghe cô nói có ý mua cho tôi một cái nhà. Tôi cảm động đến ngẩn ngơ. Giữa đêm tỉnh giấc, còn âm ỉ khóc lóc một mình. Nhưng cô nghĩ xem? Làm sao tôi dám chấp nhận? Tôi vốn già điên say rượu… ở với tụi cháu sum vầy mấy chục năm nay, chúng quen thuộc tính nết tôi rồi. Chúng vui vẻ hân hoan chịu đựng. Nhiều lúc tôi lại có ý chọc cho chúng la rầy để nghe cho vui vẻ lỗ tai… đỡ buồn hiu quạnh… Tuổi già tôi có được đôi ba bạn thân và còn giữ được tình nghĩa của cô thì thử hỏi còn gì tốt đẹp hơn nữa? Xin mời cô thỉnh thoảng ghé lại nhà coi như đi nghỉ mát. Được nhìn thấy cô là tự nhiên hết buồn, hết điên, hết say rượu. Chúc cô suốt đời sung sướng.
Bùi Giáng 98 (Mậu Dần), (Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Bùi Giáng trong cõi người ta, NXB Lao Động và Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Đông Tây, in 2008)
TÁC GIẢ BỬU Ý: Nhà văn, nhà giáo Bửu Ý, tên đầy đủ là Nguyễn Phước Bửu Ý. Sinh năm 1937 tại Thừa Thiên Huế. Ông tham gia các hoạt động giảng dạy và dịch thuật ở miền Nam từ trước 1975 tới nay, chủ yếu dịch các tác phẩm tiếng Pháp. Năm 2015, Đại sứ Cộng hoà Pháp tại Việt Nam đã tổ chức trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Bộ trưởng Bộ giáo dục quốc dân Pháp cho giáo sư, nhà văn, dịch giả Bửu Ý.
“Cái gì người ta có thể đùa, nhưng với mình, có một cái không đùa được, đó là viết văn” - Bửu Ý.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá CHILLGUY