Bhagavad Gita luôn được đọc và nghiền ngẫm bởi các nhà tư tưởng và những người tu luyện, bởi tính minh triết và thâm sâu được hun đúc qua nhiều thế kỷ ở Ấn Độ – quốc gia của các bậc chứng ngộ. Còn các nhà nghiên cứu luôn xem xét Bhagavad Gita như một văn bản quan trọng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt mà sự xuất hiện của những thuyết giảng ấy được đặt trong bộ sử thi MahaBharata cho thấy một quá trình chuyển biến của xu hướng tư tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Còn đối với người hoạt động tri thức, Bhagavad Gita có một ý nghĩa đặc biệt, bởi qua đó, người có tri thức tự soi chiếu được các giới hạn của bản thân.
Chúng tôi chọn bản dịch tiếng Anh của Paramananda (1884–1940), một trong số các swami (tu sĩ) của phái Vedanta đầu tiên đã đến Hoa Kỳ để truyền giáo. Ông được phái đến Luân Đôn vào năm 1906 khi ông mới hai mươi hai tuổi, và đến năm 1909, ông đã thành thành lập Trung tâm Vedanta ở Boston. Ông thuyết giảng khắp Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á trong suốt 34 năm cho đến khi qua đời vào năm 1940. Trong suốt những năm tháng thuyết giảng của mình, ông đã thành lập tạp chí định kỳ Thông Điệp của Phương Đông (Message of the East) – tạp chí đầu tiên được xuất bản tại Mỹ, duy trì liên tục suốt 55 năm, cung cấp các bài báo, thơ, phê bình về các tôn giáo. Các tác phẩm kinh điển của Ấn Độ như Bhagavad Gita, The Upanishads và các sách thực hành của Vedanta được ông dịch sang tiếng Anh, đồng thời ông cũng viết các tác phẩm đối chiếu triết luận Vedanta với triết học phương Tây, các luận giải của ông trên con đường tu tập tâm linh.
Trong ấn bản Bhagavad Gita này, chúng tôi còn bổ sung bản dịch Svabhavikasutra như một tham chiếu để các độc giả có thể dễ dàng so sánh sự biến đổi của các khái niệm và nhận thức từ phiếm thần sang hữu thần, đặc biệt tránh cho những tâm trí dễ bị ảnh hưởng bởi các hình tượng thần thánh lẫn lộn giữa CÁI ẤY không thể gọi tên nhưng bất biến, bao trùm rộng khắp, với danh xưng Brahman (hay được hiểu là Thượng Đế, mà ở đây chúng tôi chọn dịch là Chân Lý Tuyệt Đối) vốn luôn bị hình hài hóa theo tưởng tượng hạn hẹp của tâm thức con người. Hơn nữa, một bài nghiên cứu về hữu thần và phiếm thần trong Bhagavad Gita của nhà nghiên cứu Richard Garbe từ đầu thế kỷ 20 cũng được dịch và đưa vào phần phụ lục của cuốn sách này.
Phụ trách dịch Bhagavad Gita từ bản tiếng Anh của swami Paramananda là Sophia Ngo (Tên thật: Ngô Thị Thanh Thúy), người tu tập trẻ tuổi đã từ bỏ con đường tất yếu phải đi của một giảng viên kinh tế tại đại học NanHua (Đài Loan) để tu học tại Học viện Yoga Mumbai chi nhánh Thái Lan. Ngoài ra, Sophia Ngo đã truy tìm nguồn gốc của văn bản Bhagavad Gita thông qua đọc các nghiên cứu khảo cổ và văn bản học.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Truyền Thông và Giáo Dục Lyceum |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-12-01 17:49:18 |
Dịch Giả | Sophia Ngô |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 300 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng |
SKU | 8413280528752 |
sách osho thần số học luật tâm thức thích nhất hạnh hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng ngọc sáng trong hoa sen hoa sen trên tuyết thả trôi phiền muộn nguyên phong hành trình về phương đông không giới hạn muôn kiếp nhân sinh minh triết trong đời sống hiểu về trái tim năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối ngùôn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo kinh thánh tĩnh lặng muôn kiếp nhân sinh phần 2 giận - thích nhất hạnh mật tông phật học phổ thông gieo trồng hạnh phúc tất cả chỉ là ý nghĩ