“Ở Trung Hoa, cuốn Liệt tử được tôn xưng là một cuốn kinh: Xung hư chân kinh, từ năm 742 (năm thứ nhất niên hiệu Thiên Bảo vua Đường Huyền Tôn), rồi tới đầu thế kỉ XI, đời vua Tống Chân Tôn, lại được thêm hai chữ “chí đức” nữa, thành: “Xung hư chí đức chân kinh” (Xung hư có nghĩa là hư không).
Như vậy là cuốn đó được đặt ngang hàng với Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh, hoặc Thi kinh, Thư kinh, và Liệt Ngự Khấu (tức Liệt tử) cũng được đặt ngang hàng với các triết gia lớn nhất thời Xuân Thu, Chiến Quốc, như Khổng Khâu, Lão Đam, Trang Chu.”
Không nổi tiếng như Khổng Tử hay Lão Tử nhưng Liệt Tử - Dương Tử cũng có những triết thuyết có nội dung khai mở của thời đại bấy giờ xứng đáng được nhắc tên trong “Bách gia tranh minh” của cụ Nguyễn Hiến Lê
“Liệt tử là người nước Trịnh, học thuyết của ông gốc ở Hoàng Đế, Lão tử, gọi là Đạo mà (trong cuốn Liệt tử) có nhiều ngụ ngôn, giống với Trang Chu”.
Liệt Tử là sách của Liệt Ngữ Khấu, hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu, soạn ra. Sách có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là "Sung hư chân kinh" hay "Sung hư chí đức chân kinh".
Triết thuyết của ông chủ trương vô vi, hư tĩnh, hòa đồng với vạn vật, trọng nhân sinh, bình dân, không quan tâm đến những cái siêu hình óc người không hiểu nổi, có phần lạc quan chứ không bi quan, có phần tích cực chứ không tiêu cực. Nó gần với đạo Lão, mà cách phô diễn lại gần Trang. Không chê Khổng Tử nhưng có chỗ lại cơ hồ chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Có thể khẳng định, Liệt là gạch nối giữa Lão và Trang.
Từ Hải chỉ ghi ít hàng về Dương Tử: “Người nước Vệ thời Chiến Quốc, tên tự là Tử Cư, có người nói là theo học Lão tử, có người nói là sinh sau Mặc tử, không có sách lưu truyền, chỉ có ít đoạn tản mạn trong các cuốn Liệt tử, Mạnh tử. Ông chủ trương thuyết vị ngã, dù nhổ một sợi lông mà làm lợi thiên hạ ông cũng không chịu, trái ngược với thuyết kiêm ái của Mặc tử”.
Địa vị, ảnh hưởng của Dương Chu rất quan trọng, không ai viết về triết học sử Trung Hoa thời Tiên Tần mà không nhắc tới ông, khác hẳn Liệt tử thường bị bỏ quên. Dương Chu không hề bàn về vũ trụ, về tri thức như Liệt tử, chỉ diễn nhân sinh quan của ông, đôi khi nhắc đến chính trị thì chỉ là để chứng tỏ cái hại của “hữu vi” thôi.
Chủ thuyết của ông là quí sinh, trọng kỉ, dưỡng sinh: mai danh ở ẩn, không cho ai biết tới mình, cứ thỏa mãn thị hiếu tự nhiên theo mệnh trời, chỉ có mục đích sống là tìm một hạnh phúc tự nhiên giản dị. Trong bài VII.15, ông bảo:
“Con người bản chất giống trời đất, có đức tính ngũ hành, là loài tối linh của vạn vậ Thân ta không phải của ta, nhưng đã sinh ra rồi thì không thể không bảo toàn nó đượ (mà) trí khôn quí ở chỗ nó bảo toàn được thân ta”.
Mỗi một triết thuyết lại có một cái hay riêng. Vì lẽ đó cụ Nguyễn Hiến Lê đã kỳ công tổng hợp và viết nên bộ sách Bách Gia Tranh Minh gồm các vị: Khổng Tử, Hàn Phi Tử, Lão Tử, Liệt Tử - Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử tương ứng với 8 cuốn sách được Bizbooks phục dựng nội dung nguyên bản của tác giả để phục vụ đến quý bạn đọc.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Hồng Đức |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 5253618182101 |
adam smith how psychology works bàn về tự do chính trị thu giang nguyễn duy cần thần thoại sisyphus tư tưởng hồ chí minh hồ chí minh chu dịch huyền giải socrates lược sử will durant 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép nam hoa kinh lịch sử triết học những nhà tư tưởng lớn alain de botton triết học giáo dục lược sử triết học 60 phút marcus aurelius sự an ủi của triết học nietzsche suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng trò chuyện với vĩ nhân kant khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius một chỉ dẫn cho người bị bối rối tôi tư duy vậy thì tôi vẽ