Cuốn sách Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng - Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt

Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt | Xem thêm các sản phẩm Sách tư duy - Kỹ năng sống của 2.1/2 Bạn Tốt
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kĩ Năng Sống || Cuốn sách Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng - Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Cuốn sách Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng - Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt

Cuốn sách Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng - Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt

Quyển sách cung cấp 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác.

Muốn có mối quan hệ xã hội tốt, hãy bắt đầu từ những lời nói làm đẹp lòng mọi người. Trong giao tiếp, hãy luôn nhớ các nguyên tác: Im lặng - Quan sát - Lắng nghe.

Đừng nói quá thẳng thắn, khiến người nghe thấy khó chịu!

Nói chuyện không dễ nghe sẽ khiến mọi người phản cảm và xa cách bạn, đồng thời dẫn đến việc bạn trở thành người có ấn tượng xấu.

Lời nói hay như những giai điệu đẹp, ai cũng muốn nghe.

Mời các bạn đón đọc.

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN: IM LẶNG

1. Lắng nghe nhiều hơn phát ngôn

2. Cách giới thiệu

3. Khi được giới thiệu và khi không được giới thiệu

4. Bắt đầu cuộc nói chuyện một cách vui vẻ (Sự khởi đầu câu chuyện một cách vui vẻ)

5. Đừng chỉ trích lỗi lầm của người khác

6. Hãy tạo cơ hội cho người khác nói nhiều về bản thân họ

7. Các phép lịch sự khi nói chuyện

8. Cách thể hiện ý kiến đối lập

9. Cấm kỵ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

10. “Sự thật” chưa chắc đã “mất lòng”

11. Đối phó với sự khắt khe và chỉ trích

12. Phân tích khả năng nói chuyện của bản thân

Nghe nhiều nói ít

“Họa từ miệng ra”, câu nói này không phải là không có căn cứ, lý do là nếu bạn nói quá nhiều, nguy cơ phạm lỗi ắt sẽ tăng lên. Vì vậy, trước khi tìm hiểu nghệ thuật nói chuyện, điều quan trọng nhất là phải biết cách nói ít, đây là một bài học vô cùng quan trọng.

Một phóng viên người Mĩ từng phỏng vấn Einstein: “Công thức của thành công là gì?”, Einstein suy nghĩ giây lát rồi nói: “Nếu A thành công thì công thức của thành công là: A=X+Y+Z, trong đó X là công việc, Y là trò chơi”.

Phóng viên hỏi tiếp một cách đắy nghi vấn: “Vậy thì Z là cái gì, thưa ngài?”.

Einstein trả lời: “Z chính là: hãy khóa miệng lại, nói ít và làm nhiều”.

Tự cổ chí kim, các vĩ nhân của chúng ta đều nhắc nhở người đời sau hãy “nói ít, làm nhiều”, nói nhiều sẽ khiến nguy cơ phạm lỗi tăng lên, vì vậy, phải học tập tinh thần “người khôn mà như ngốc nghếch”. Hãy làm người có học thức, biết nói năng chừng mực, không được làm người đầu rỗng tuếch mà lại thích ba hoa, thà im lặng khiến người khác hoài nghi về năng lực bản thân, còn hơn nói nhưng lại khiến người khác nhìn thấy sự nông cạn của mình.

Vì thế, trước khi tìm hiểu nghệ thuật nói chuyện, bước đầu tiên cần nắm được là hạn chế phát ngôn.

Nói ít được coi là một đức tính tốt, nhưng con người vốn thuộc về tập thể, hàng ngày, đi học hay đi làm đều phải giao tiếp với mọi người, vì thế, chúng ta chỉ có thể chọn lựa nói ít, chứ không thể hoàn toàn im lặng. Phải luôn nhớ nguyên tắc quan trọng sau đây: dù trong hoàn cảnh nào, tốt nhất đều cần hạn chế phát ngôn, trường hợp bất đắc đĩ không thể không nói, thì phải luôn luôn chú ý, cảnh báo bản thân về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, câu chữ, giọng điệu và tư thế khi nói chuyện.

Hạn chế phát ngôn, không tranh lời người khác, hãy dừng lại để tâm và lắng nghe nội dung câu chuyện của người khác

Nên nói gì, trong trường hợp nào, cách nói ra sao… đều là các vấn đề đáng để chúng ta quan tâm tìm hiểu. Bất kể là thảo luận chuyên môn, đàm phán kinh doanh, chiêu đãi tiếp khách hay vui chơi giải trí, mỗi lời nói chúng ta phát ra đều phải lọt tai, khiến người khác cảm thấy hứng thú, như vậy mới được coi là nói chuyện thành công. Hãy lấy nguyên tắc “Không nói thì thôi, nhưng đã nói là mọi người phải nể phục” làm mục tiêu học tập và rèn luyện.

Để những lời mình nói ra được mọi người coi trọng và yêu thích, không gây cảm giác chán ghét thì bí quyết duy nhất là nói ít, chỉ có nói ít mới có thể khiến ta chú tâm lắng nghe nội dung nói chuyện của người khác, đồng thời tĩnh tâm suy ngẫm ý nghĩa trong lời nói của họ, mới có thể khiến bạn đối đáp với đối phương một cách sâu sắc hơn.

Chú tâm lắng nghe lời nói của người khác, là một điều kiện quan trọng trong nghệ thuật nói chuyện, bởi người biết lắng nghe ý kiến của người khác, chắc chắn sẽ là một người điềm đạm, sâu sắc và khiêm tốn. Có thể, kiểu người như vậy ban đầu không được chú ý trong đám đông, nhưng cuối cùng, bao giờ cũng là người được kính nể nhất. Được mọi người yêu mến vì khiêm tốn, được mọi người kính nể vì biết suy nghĩ, quan hệ xã hội của người đó tất nhiên sẽ rất thành công.

Trích dẫn

Công ty phát hành Minh Long
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Dân Trí
Tác giả 2.1/2 Bạn Tốt
Kích thước 17 x 23 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 128
Ngày xuất bản 05-2018
Giá BUY
Liên kết: Bông tán Cushion Daily Beauty Tools Air Puff Second Skin The Face Shop